Hướng dẫn khai hải quan hàng gia công

Xem thêm: Khóa học XNK Saigon Academy

Xem thêm: Kênh YouTube Saigon Academy

Gia công là hành vi thương mại, trong đó một bên, gọi là bên đặt gia công sẽ cung cấp nguyên liệu, vật tư, thiết bị, máy móc cho bên nhận gia công để thực hiện gia công. Sau khi gia công, bên nhận gia công sẽ nhận phí gia công và bàn giao thành phẩm cho bên đặt gia công.

Quy trình thủ tục hải quan hàng gia công gồm 5 bước:

Thương nhân gia công thông báo hợp đồng gia công cho công chức hải quan, hồ sơ bao gồm:

– Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng [nếu có].

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.

Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hợp đồng gia công; cấp số tiếp nhận hợp đồng gia công, ghi rõ ngày tháng năm tiếp nhận.

Bước 2 thủ tục hải quan hàng gia công: Khai báo định mức

Định mức gia công gồm:

– Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

– Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

– Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.

Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.

Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thương nhân gia công thông báo định mức, mã nguyên liệu, vật tư đính kèm thông số kỹ thuật sản phẩm; lưu định mức, sơ đồ thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất.

Bước 3 thủ tục hải quan hàng gia công: Nhập khẩu nguyên liệu

Thủ tục hải quan tương tự loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu.

Bước 4 thủ tục hải quan hàng gia công: Xuất khẩu thành phẩm

Thủ tục hải quan tương tự loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu.

Bước 5 thủ tục hải quan hàng gia công: Thanh khoản hợp đồng gia công

Thương nhân gia công nộp hồ sơ thanh khoản đầy đủ, đúng quy định, gồm:

– Đơn đề nghị thanh khoản.

– Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

– Bảng tổng hợp sản phẩm gia công.

Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ thanh khoản; kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, đồng bộ của hồ sơ thanh khoản. Trình Chi cục trưởng ra quyết định thanh khoản hợp đồng gia công.

Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm

Thủ tục hải quan hàng gia công quy định thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi hợp đồng gia công kết thúc.

– Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc, doanh nghiệp có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm.

– Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm [nếu có].

Các hình thức xử lý:

– Bán tại thị trường Việt Nam;

– Xuất khẩu trả ra nước ngoài;

– Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;

– Biếu, tặng tại Việt Nam;

– Tiêu huỷ tại Việt Nam.

Báo cáo quyết toán

Thủ tục hải quan hàng gia công yêu cầu doanh nghiệp định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.

– Doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của Doanh nghiệp.

– Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư;

– Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng;

– Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm;

– Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

tìm hiểu khóa học xuất nhập khẩu

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

Theo quy định tại Thông tư 39, doanh nghiệp Gia công có trách nhiệm khai báo Hợp đồng gia công, danh mục nguyên liệu – vật tư, thành phẩm và định mức thực tế sản phẩm lên cơ quan Hải quan. Đồng thời do thông tư không còn quy định loại hàng [mã phân loại hàng hóa là nguyên liệu hay sản phẩm] khi khai báo trên tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu. Do đó hệ thống TNTT quy định một doanh nghiệp Gia công, trên một hợp đồng gia công không được phép khai báo trùng mã nguyên phụ liệu và sản phẩm.

Sau đây là phần hướng dẫn thực hiện chi tiết khai báo trên phần mềm.

  • Nhập thông tin hợp đồng
  • Từ menu "Loại hình / Gia công" chọn mục "Đăng ký hợp đồng gia công":

    Màn hình chức năng nhập và khai báo hợp đồng gia công hiên ra như sau:

    Doanh nghiệp tiến hành nhập vào các thông tin trên hợp đồng đã ký kết với đối tác sau đó nhấn nút "Ghi" để lưu lại thông tin.

    Đối với phụ lục hợp đồng [danh sách nguyên phụ liệu, sản phẩm gia công, thiết bị, hàng mẫu] bạn nhấn vào các nút chức năng tương ứng để nhập. Nếu chưa có phụ lục, doanh nghiệp có thể khai báo trước thông tin hợp đồng lên Hải quan, sau đó tiến hành bổ sung phụ lục bằng cách mở phụ kiện [sẽ được hướng dẫn chi tiết ở phần sau]

    Nhập danh sách nguyên phụ liệu:

    Bạn nhập đầy đủ thông tin danh sách nguyên phụ liệu với lưu ý đặt mã không nên đặt ký tự đặc biệt hoặc tiếng việt có dấu như: Đ, đ, @, !, >,

Chủ Đề