Hướng dẫn làm máy hàn cell pin

Máy hàn cell pin là thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý đoản mạch của dòng điện, sử dụng nhiệt lượng toả ra tại điểm chập tiếp xúc để đốt nóng mối hàn. Nó là sản phẩm không thể thiếu đối với các anh em làm nghề xe điện, sửa chữa laptop, tự chế pin sạc 18650 và nhiều loại pin khác.

Máy đóng cell pin được chúng tôi chế lại từ biến áp của lò vi sóng, thiết kế cơ cấu để anh em dễ thao tác, vận hành. Thiết bị có khả năng hàn lá kim loại có độ dày 0,15mm đến 0,2mm [tuỳ loại] gắn chặt với các cell pin, tối ưu khả năng dẫn điện.

Tay hàn điểm được làm từ đồng đỏ, thanh đồng dày nên hiệu suất hàn rất cao. Thiết kế tối ưu để cầm nắm trong thời gian dài mà không lo bị mỏi. Bút hàn điểm sử dụng trong trường hợp cần thao tác tỉ mỉ, cơ động, chính xác. Thiết bị tương thích với hầu hết các máy hàn cell pin có mặt trên thị trường.

Trong khi hàn phải đảm bảo các mặt tiếp xúc phải thật sạch. Bụi bẩn và nước có thể làm mối hàn bị cháy, kém chất lượng.

Hai kim hàn phải cân nhau. Bạn hãy chắc chắn là 2 kim hàn đã tiếp xúc với kẽm hàn rồi hãy bấm cò. Nếu không mối hàn sẽ bị nổ, ảnh hưởng tới chất lượng hàn.

Điều chỉnh thời gian hàn phù hợp. Thường chỉ trong tích tắc là mối hàn đã dính. Kẹp quá lâu có thể làm hỏng pin, oxy hoá mũi hàn, mối hàn bị hỏng. Độ trễ của mạch timer khoảng 2 giây là vừa đủ để hàn.

Khi hàn chú ý hàn đúng cực cell pin. Thao tác hàn sai, hàn nhầm có thể làm nổ cell pin bất ngờ, rất nguy hiểm.

Không để gần các vật liệu dễ cháy nổ trong khi hàn. Nhiệt lượng toả ra có thể bắt lửa gây hoả hoạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chế cho mình một máy hàn cell pin: Hướng dẫn chế máy hàn cell pin từ biến áp lò vi sóng

Kinh nghiệm độ chế máy hàn cell pin

Nhân việc bà con đang sôi nổi bàn nhau về máy hàn cell dùng biến áp lò vi sóng, mình có chút kinh nghiệm chia sẻ như sau:

1. Nên bỏ bớt 30 hay 50 hay 100 vòng dây sơ cấp của biến áp vi sóng hay không?

Theo tôi là nếu bỏ thì bỏ 5 vòng hay 10 vòng thôi. Bởi vì bản chất của MBA vi sóng đã được thiết kế làm việc ở chế độ bão hòa từ. Do vậy bỏ nhiều thì công suất cũng không nâng lên được nhưng dòng điện không tải thì rất lớn, dẫn đến cháy SSR hoặc Triac.

Các bạn đừng so sánh với máy biến áp hàn cell của Trung Quốc. Lõi nó nhỏ nhưng công suất nó lớn bởi vì họ dùng một loại tôn silic rất đặc biệt, độ từ thẩm rất cao để làm lõi.

Mình hay dùng hai lõi biến áp và quấn 6 vòng dây 35 theo kiểu vi sai để hai biến áp cùng làm việc đồng thời và điện áp đưa ra tầm 5v đến 5,4v. Mình cảm giác là làm việc rất tốt. Ảnh dưới minh họa cái máy biến áp mình đã quấn cách đây 3 năm

2. Điện áp thứ cấp ra bao nhiêu thì phù hợp cho hàn cell?

Thông thường điện áp tầm 5V ở đầu ra biến áp là phù hợp. Bởi vì điện áp này nó sẽ rơi trên các điện trở tiếp xúc ở chỗ đầu cốt, kẹp kim… Và thực tế điện áp tại điểm hàn chỉ còn chừng xấp xỉ 1v. Nếu điện trở tiếp xúc ở điểm hàn rất nhỏ [xấp xỉ bằng 0] thì dòng hàn sẽ rất lớn. Nhưng nếu điện trở tiếp xúc mà lớn thì dòng hàn sẽ bị giảm đi và điểm hàn sẽ không ngấu.

Do vậy nếu bạn quấn thứ cấp biến áp chỉ 3 vòng hoặc 4 vòng tương đương với điện áp đầu ra từ 2,7 đến 3,6 volt, thì nó sẽ sụt áp trên các điểm tiếp xúc gần hết và bạn sẽ không hàn được. Điều này giải thích tại sao có bạn làm nó hàn được nhưng có bạn lại không hàn được.

3. Timer, dùng loại nào thì phù hợp với biến áp vi sóng?

Theo tôi loại nào cũng được, nhưng phù hợp nhất là loại điều chỉnh được đến 0.01s. Điều chỉnh nhỏ hơn cũng được nhưng không cần thiết. Bởi vì các bạn biết là một chu kì điện hình sin là 0.02s, nên độ phân giải nhỏ hơn 0,01 giây sẽ không có ý nghĩa đối với máy biến áp.

4. Nên dùng Triac hay SSR?

SSR thực ra là một rơ le không tiếp điểm. Do vậy nó chỉ đóng cắt dòng điện xoay chiều. Trong SSR nó còn có mạch xác định điểm 0. Nhưng mạch này nó không làm việc đồng bộ với thời điểm bắt đầu hàn. Do vậy dùng SSR thì các mối hàn sẽ không đồng đều nhau trong mọi thời điểm.

Dùng Triac thông thường thì khi nhấn nút hàn, Triac mở thông luôn và các mối hàn sẽ tương đối đồng đều nhau trong một thời gian làm việc.

Cá nhân tôi thì hay dùng mạch dimmer để vừa đóng mạch được như Triac và còn có thể điều chỉnh được dòng hàn cho phù hợp.

Đây là những hiểu biết rất sơ lược của tôi về máy hàn cell. Các bác nào có những suy nghĩ khác thì cứ chia sẻ để anh em cùng thêm mở mang hiểu biết. Cảm ơn các bác.

Chế máy hàn cell pin là một việc mà tất cả các anh em DIY luôn thích thú tìm hiểu để tự tay làm cho mình những khối pin theo mục đích hoặc những chiếc pin sạc dự phòng.

Nguyên liệu chế máy hàn cell pin

  • 1 biến áp lò vi sóng
  • 1 dây đồng 25li dài 1,2m làm cuộn thứ cấp
  • 1 đoạn dây đồng cỡ 2li để làm kim hàn
  • 2 cầu nối điện 5A
  • Mạch timer 2M dùng để thay đổi thời gian gia nhiệt
  • 1 nguồn 12v để cấp điện cho mạch 2M
  • Vỏ nguồn máy tính

Hướng dẫn thực hiện

Mời anh em xem video chi tiết:

Anh em có thể đặt mua thành phẩm chúng tôi đã gia công sẵn: //mohanxung.net/san-pham/may-han-cell-pin-tu-che-ak-115/

Chủ Đề