Hướng dẫn phòng cháy chữa cháy Informational

Tham gia mô hình "Tổ liên gia an toàn PCCC" là những người dân thường xuyên sinh sống làm việc tại hộ gia đình, nhà để ở kết hợp với sản xuất kinh doanh trên địa bàn, khu dân cư; có đủ sức khỏe, có kiến thức phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và sử dụng phương tiện PCCC được trang bị tại hộ gia đình. Mỗi tổ liên gia từ 5 - 15 hộ gia đình.

\>>> Có thể bạn quan tâm:

✓ Tổ liên gia PCCC - Mô hình phòng cháy chủ động

✓ Điểm chữa cháy công cộng - Mô hình chữa cháy chủ động

✓ 15 biện pháp phòng chống cháy nổ trong hộ gia đình

Phương tiện tại chỗ

Mỗi hộ gia đình tham gia "tổ liên gia an toàn PCCC" phải trang bị ít nhất một bình chữa cháy xách tay, tối thiểu một dụng cụ phá dỡ như: xà beng, kìm cộng lực, búa, rìu; Có nút ấn lắp đặt bên trong và bên ngoài các hộ gia đình, nút ấn được lắp đặt trên tường cấu kiện xây dựng của nhà, ở độ cao từ 1,5m đến 2m. Có chuông còi báo sự cố bằng âm thanh, có đèn báo sự cố, có dây dẫn nguồn cấp cho hệ thống và có hệ thống nút ấn thiết bị báo sự cố cháy không dây. Cơ chế hoạt động: hệ thống nút ấn báo sự cố cháy không dây của hộ gia đình trong "tổ liên gia" được cài đặt chung một tần số hoạt động, khi nhấn một nút bất kỳ trong "tổ liên gia", tín hiệu sẽ được truyền từ bộ phát đến bộ thu lắp đặt tại các hộ gia đình và bộ thu sẽ phát ra tín hiệu âm thanh, ánh sáng báo động.

Các thành viên trong hộ gia đình "Tổ liên gia an toàn PCCC" thực hiện nghiêm quy chế hoạt động của tổ liên gia, biết sử dụng bình chữa cháy, cài đặt và sử dụng ứng dụng báo cháy 114. Mỗi hộ gia đình cần có thêm lối thoát nạn thứ 2 qua ban công, lên tầng mái thoát nạn bằng dây hoặc sang nhà bên cạnh, xây dựng phương án thoát nạn an toàn hộ gia đình.

Chỉ huy tại chỗ

Chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí và điều kiện cần thiết phục vụ công tác PCCC và CNCH như:

- Việc bố trí nguồn kinh phí để trang bị hệ thống, phương tiện PCCC & CNCH

- Chủ hộ gia đình và các thành viên trong tổ liên gia tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC và thoát nạn đối với hộ gia đình mình. Tổ trưởng tổ liên gia định kỳ 6 tháng 1 lần kiểm tra việc thực hiện các điều kiện PCCC của các hộ gia đình trong tổ liên gia.

- Định kỳ 6 tháng hoặc một năm 1 lần tổ chức họp tổ liên gia để phổ biến kiến thức PCCC & CNCH và nắm tình hình thực tiễn công tác PCCC của các hộ gia đình, tổ chức họp đột suất, rút kinh nghiệm khi có sự cố cháy nổ xảy ra tại tổ liên gia.

Hậu cần tại chỗ

Chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí và điều kiện cần thiết phục vụ công tác PCCC và CNCH như:

- Việc bố trí nguồn kinh phí để trang bị hệ thống, phương tiện PCCC & CNCH.

- Việc bố trí nguồn kinh phí để duy trì các điều kiện hoạt động của mô hình.

- Việc bố trí nguồn kinh phí để phục vụ công tác hậu cần trước và trong suốt quá trình tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Xử lý tình huống khi có sự cố cháy, nổ, sự cố cứu nạn cứu hộ

Khi xảy ra cháy nổ tại hộ gia đình bất kỳ trong tổ liên gia, các bước xử lý cụ thể như sau:

- Người phát hiện cháy, nổ, tai nạn, sự cố: ấn chuông báo động cho các hộ gia đình biết. Sau đó, báo cháy cho lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH qua số 114 hoặc app báo cháy 114, ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã.

- Thành viên tổ liên gia sử dụng phượng tiện chữa cháy, dụng cụ phá dỡ của gia đình tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn.

- Tổ trưởng tổ liên gia chỉ huy chữa cháy cứu người bị nạn thông báo cho lực lượng dân phòng, công an cấp xã, lực lượng cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ. Báo cáo lại tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chỉ huy khi lực lượng dân phòng, công an cấp xã, lực lượng cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ có mặt.

"Không để xảy ra cháy nổ là hạnh phúc của mọi nhà"

Mua trang thiết bị cho Tổ liên gia PCCC ở đâu?

An Bình là đơn vị nhập khầu và phân phối thiết bị PCCC & BHLĐ. Với 15 năm kinh nghiệm, sở hữu đội ngũ cán bộ CSKH, kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết và luôn sẵn lòng phục vụ bạn 24/7, kết hợp nguồn hàng chất lượng có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo đạt tiêu chuẩn PCCC và an toàn, chúng tôi tin sẽ luôn làm hài lòng Quý khách hàng.

Quý khách có nhu cầu trang bị: Bình chữa cháy, Chuông, đèn, nút ấn báo cháy, rìu cứu nạn, búa tạ, xà beng, mặt nạ phòng độc,... cho Tổ liên gia PCCC, vui lòng liên hệ với An Bình để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Với chính sách khuyến khích từ Chính phủ, thời gian qua, đã có rất nhiều chủ đầu tư tham gia phát triển các công trình điện mặt trời mái nhà [ĐMTMN].

Cùng đó, liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy tại các công trình ĐMTMN, khoản 2, điều 6 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam quy định “Việc đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời nối lưới được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, an toàn điện, đất đai, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời quy định “Thực hiện công tác bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ và an toàn điện theo đúng quy định của pháp luật”.

Đại diện Ban Kinh doanh EVN cho biết, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ [C07] đã có công văn hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy [PCCC] đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống ĐMTMN. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số chủ đầu tư chưa cung cấp cho đơn vị Điện lực hồ sơ an toàn PCCC đối với hệ thống ĐMTMN.

Tại buổi làm việc, Trung tá Đoàn Tự Lập – Trưởng phòng Thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy [C07] đã chia sẻ thông tin, tập trung giới thiệu một số quy định của pháp luật liên quan đến công tác PCCC ĐMTMN, hướng dẫn một số nội dung, yêu cầu về PCCC đối với công trình lắp đặt hệ thống ĐMTMN…

Đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC là công trình thuộc Phụ lục V, Nghị định 136/2020/NĐ-PC khi lắp đặt hệ thống ĐMTMN trên mái, phụ thuộc vào công năng và quy mô của công trình. Chủ đầu tư/chủ sở hữu công trình có lắp đặt ĐMTMN là đơn vị có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

Tại buổi làm việc, gần 60 câu hỏi, cũng như các vấn đề vướng mắc liên quan thủ tục PCCC đối với các công trình điện mặt trời mái nhà từ các đơn vị trong EVN, các chủ đầu tư ĐMTMN đã được gửi tới Cục Cảnh sát PCCC&CNCH. Trung tá Đoàn Tự Lập đã giải đáp chi tiết thắc mắc về các nhóm vấn đề về PCCC của đơn vị Điện lực cũng như các chủ đầu tư công trình ĐMTMN.

PHỤ LỤC V:

DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI THUỘC DIỆN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY [Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ]

1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích 3.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 300 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên.

6. Chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

8. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

11. Sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà, trung tâm thể dục, thể thao, trường đua, trường bắn, cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; nhà chờ bến xe ô tô, nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người, trạm dừng nghỉ có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới, cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

13. Gara để xe ô tô trong nhà có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

14. Hầm đường bộ có chiều dài từ 500 m trở lên; hầm đường sắt có chiều dài từ 1.000 m trở lên.

15. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.

16. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trạm cấp xăng dầu nội bộ có từ 01 cột bơm trở lên; cơ sở kinh doanh khí đốt, hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên.

17. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C, D, E có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

18. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.

19. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

20. Công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.

21. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20 m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ./.

Chủ Đề