Hướng dẫn sử dụng phí ủy thác NHCSXH của Hội phụ nữ

Trao đổi với chúng tôi chị, Nguyễn Thị Bé - Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Bố Trạch cho biết: Để nguồn vốn ưu đãi đến gần hơn với hội viên, ngay từ đầu năm, Hội LHPN huyện Bố Trạch đã xây dựng kế hoạch hoạt động, kiểm tra, quy định sử dụng phí ủy thác, phân công cán bộ phụ trách địa bàn, đồng thời cung cấp một số văn bản, biểu mẫu, hướng dẫn mới gửi các xã, thị trấn và các tổ tiết kiệm và vay vốn. Đặc biệt quan tâm chú trọng các đơn vị mới sát nhập. Chỉ đạo các cơ sở Hội quản lý tốt nguồn vốn, các tổ vay vốn thực hiện nghiêm túc các quy định đã ký kết với Ngân hàng CSXH huyện trong việc bình xét cho vay, thu nợ thu lãi; tăng cường công tác vận động thành viên vay vốn tham gia tiết kiệm và nâng mức tiết kiệm đảm bảo kế hoạch.

Sau các Hội nghị giao ban định kỳ giữa NHCSXH với các Hội đoàn thể cấp huyện; đồng thời thông qua kiểm tra hoạt động ủy thác, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã kịp thời chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn Hội LHPN các xã, thị trấn chấn chỉnh các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng ủy thác. Ngoài ra, Hội phối hợp với NHCSXH huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn vay, tuyên truyền phổ biến các chủ trương về tín dụng chính sách xã hội đến hội viên, phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo làm chủ hộ và các đối tượng chính sách khác. Tính đến nay, toàn huyện có 190 tổ vay vốn do Hội Phụ nữ quản lý cơ bản ổn định, tổ trưởng vay vốn nhiệt tình, tâm huyết, quản lý nguồn vốn tốt.

Công tác bình xét cho vay, thu nợ, thu lãi đối với các tổ vay đảm bảo yêu cầu đúng quy định đúng mục đích, đối tượng. Đến ngày 31/8/2021, nguồn vốn do Hội LHPN huyện quản lý trên 224 tỷ đồng với 6.078 hộ vay; tăng trên 12 tỷ đồng so với đầu năm.

Mô hình chăn nuôi dê của hội viên Hội LHPN xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch

Được hỗ trợ vốn vay ưu đãi, kết hợp tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, phương pháp quản lý nguồn vốn... do NHCSXH và Hội LHPN huyện tổ chức, tạo điều kiện, nhiều chị đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đầu tư chuyển đổi hình thức sản xuất, kinh doanh; trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm; xây dựng các mô hình trang trại tổng hợp; trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn... cho thu nhập cao. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân trên địa bàn, giúp các gia đình hộ nghèo và cận nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Làm việc với Hội LHPN xã Phúc Trạch, chị Nguyễn Thị Kim Liên - Chủ tịch phụ nữ xã cho biết: xã có 3.275 hộ trong đó có 199 hộ nghèo, 366 hộ cận nghèo. Đến nay, Hội LHPN xã Phúc Trạch quản lý nguồn vốn vay trên 27 tỷ đồng với 1.170 hộ vay. Từ nguồn vốn vay phát triển kinh tế, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo, bình quân hằng năm toàn xã có 30 đến 45 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 6,08% [mỗi năm giảm 5%].

Đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Hoài, hội viên phụ nữ thôn Sỏi, xã Tây Trạch, năm 2017 là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chồng ung thư nhiều năm kinh tế gia đình kiệt quệ, được Hội LHPN xã bình xét cho vay với số vốn 50 triệu đồng. Từ nguồn vốn vay chị đầu tư chăn nuôi bò, mở xưởng làm nhôm kính, sau một năm [2018] chị đã thoát nghèo và hiện nay đã vươn lên hộ khá giàu.

Không chỉ hướng dẫn hội viên, phụ nữ đầu tư nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả, Hội Phụ nữ các cấp huyện Bố Trạch còn vận động các thành viên vay vốn tích cực, tham gia Huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ vay vốn để phát huy nguồn vốn tại chỗ và duy trì tính bền vững của mỗi chương trình tín dụng. Đến nay, số tiền huy động được trên 2,6 tỷ đồng. Số thành viên tham gia tiết kiệm trên 6.027 hội viên, đạt tỷ lệ 99,60%. Mức đóng tiền tiết kiệm: thấp nhất 50.000đ, cao nhất: 2.000.000đ. Tiêu biểu có đơn vị: Xuân Trạch, Phúc Trạch, Mỹ Trạch, Lâm Trạch, Nam Trạch, Hưng Trạch

Song song với công tác huy động tiết kiệm, Hội LHPN huyện đã tiến hành kiểm tra hoạt động ủy thác 100% tổ và một số hộ vay vốn tại các xã, thị trấn nhằm chủ động thực hiện các nội dung ủy thác như: xử lý thu hồi nợ tồn đọng; chấn chỉnh về việc thực hiện các nội dung ủy thác như công tác kiểm tra, đối chiếu hộ vay, giao ban hàng tháng, theo dõi chặt chẽ số hộ vay, đôn đốc xử lý thu hồi nợ quá hạn, tham mưu đề xuất hướng xử lý, lập danh sách nợ quá hạn từng hộ gửi Thường trực huyện Hội và Ngân hàng CSXH huyện

Có thể khẳng định, hoạt động ủy thác của Hội LHPN huyện Bố Trạch đã có tác động tích cực đến chất lượng hoạt động Hội và phong trào phụ nữ, nâng cao tỷ lệ thu hút hội viên và chất lượng sinh hoạt chi, tổ. Thông qua sinh hoạt chi tổ và hoạt động của tổ tiết kiệm, vay vốn đã góp phần nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ, giúp chị em tự tin hơn trong tham gia các hoạt động xã hội, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm càng thêm gắn bó. Hoạt động ủy thác cho vay của Hội LHPN huyện Bố Trạch thời gian qua đã phát huy được hiệu quả tích cực, tạo đòn bẩy cho hội viên phụ nữ, tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no.

Hội LHPN huyện Bố Trạch

Video liên quan

Chủ Đề