Hút thuốc bao lâu thì bị ung thư

Vquit trả lời bạn:

Sau khi cai thuốc lá, nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm, tốc độ giảm nguy cơ tỷ lệ nghịch với khoảng thời gian hút thuốc lá trước đó. Nguy cơ ung thư phổi trên người chỉ hút thuốc lá vài năm rồi cai thuốc lá bằng với nguy cơ của người không hút thuốc lá sau một vài năm cai thuốc lá. Trái lại một người hút thuốc lá 20 năm rồi mới cai thì nguy cơ chỉ có thể giảm 80% sau 15 đến 20 năm cai thuốc lá.

Sau khi cai thuốc lá, nguy cơ tim mạch [nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não] giảm còn nhanh hơn nữa. Ngay khi vừa cai thuốc lá, tác động co mạch của Nicotine giảm ngay, CO bị đào thải nhanh trong vòng 24 giờ và như thế các nguy cơ tim mạch liên quan đến CO cũng giảm. Nguy cơ tái nhồi máu cơ tim trên người cai thuốc lá giảm 50% sau 1 năm và trở về mức của người không hút thuốc lá sau 5 năm.


 

Các bài viết khác:

Câu hỏi: Nếu tôi lại hút thuốc lá sau khi đã bỏ thuốc thì sao?

Nhiều người băn khoăn không biết hút thuốc trong thời gian bao lâu thì gây bệnh. Liệu việc dừng hút thuốc có ý nghĩa phòng bệnh hay không?

Thực tế, không có câu trả lời chính xác hút thuốc trong thời gian bao lâu khiến “khổ chủ” mắc ung thư phổi. Các bác sĩ cho rằng nó còn phụ thuộc vào gen và các yếu tố môi trường khác..

Nghiên cứu cho thấy, những người sở hữu gen dễ phát triển ung thư phổi. Họ có khả năng đối diện với căn bệnh chỉ sau 6 tháng hút thuốc. Trong khi đó, có một vài trường hợp cũng có thói quen “làm bạn” với điếu thuốc suốt 60 năm dòng lại không hề mắc bệnh.

Thực sự, người ta chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ung thư phổi. Ngoài thuốc lá, còn nhiều yếu tố khác khiến khả năng mắc bệnh của một người tăng cao.

Các nhà khoa học ước tính một người bình thường hút khoảng 30 điếu một ngày trong vòng 14 tháng; 20 điếu mỗi ngày trong 22 tháng hoặc 10 điếu mỗi ngày suốt 41 tháng đủ khả năng gây nên khối u ở phổi. Khoảng 90% trường hợp hút thuốc lá với lượng lớn, trong thời gian dài mắc bệnh. Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến 85% ca tử vong chỉ sau 5 năm đối diện.

Trong khi đó, một số người khẳng định họ hút tới 40 điếu thuốc mỗi ngày suốt 60 – 70 năm và không hề mắc ung thư phổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ “kháng” được chất độc trong thuốc. Thực tế, họ dễ gặp các vấn đề về tim mạch.

Không chỉ dễ “giáp mặt” với nguy cơ ung thư phổi, thuốc lá là nguyên nhân gây ra hàng tá các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Do vậy, từ bỏ thói quen xấu này là lựa chọn khôn ngoan để bảo vệ sức khỏe.

Song bạn cũng không nên ngộ nhận việc không “dính dáng” đến thuốc lá là an toàn tuyệt đối, chống được ung thư. Căn bệnh liên quan đến nhiều yếu tố khác như tác động của ánh mặt trời, chất béo, bột talc, rượu, amiang, khí radon…

Không hút thuốc giúp bạn và những người xung quanh giảm đáng kể nguy cơ chứ không thể loại bỏ hoàn toàn được nỗi ám ảnh về căn bệnh nguy hiểm.

Hút thuốc đồng nghĩa hút vào người 7.000 chất độc, 69 chất gây ung thư. Hút thuốc tăng nguy cơ ít nhất 14 loại ung thư như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, ung thư bàng quang,… Vậy mất khoảng bao lâu để hình thành ung thư?

90% số người mắc ung thư phổi có hút thuốc lá.

Ít nhất 14 bệnh ung thư gây ra bởi thuốc lá

Khi bạn hút thuốc, hóa chất trong khói thuốc lá đi vào máu và ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Hút thuốc đồng nghĩa hút vào người 7.000 chất độc, 69 chất gây ung thư. Các hóa chất này gây ung thư bằng cách làm tổn hại DNA, bao gồm các gen có vai trò bảo vệ chúng ta chống lại ung thư.

Rất nhiều hóa chất trong thuốc lá có thể gây hư hại DNA như benzene, polonium-210, benzo [a] pyrene và nitrosamine. Hơn nữa, các hóa chất khác cũng làm tăng tính độc hại tới DNA, tăng nguy cơ hư hỏng nghiêm trọng. Đặc biệt, hóa chất như asen và niken cản trở quá trình sửa chữa DNA bị hư hỏng.

Đây là lý do tại sao hút thuốc lá gây ra nhiều bệnh, trong đó có ít nhất 14 loại ung thư, bệnh tim, và các bệnh phổi khác.

Ít nhất 14 bệnh ung thư liên quan đến thuốc lá.

Cứ 15 điếu thuốc có thể gây ra 1 sự biến đổi DNA

Trong mỗi cơ thể chúng ta đều có protein sạch đặc biệt gọi là 'enzym giải độc' giúp chuyển các hóa chất độc hại thành vô hại. Tuy nhiên, ở những người hút thuốc khả năng này kém đi, do các hóa chất trong khói thuốc, như cadmium, có thể áp đảo các enzyme này.

Thêm vào đó, các hóa chất khác như formaldehyde và acrolein tiêu diệt các lông mao - những sợi lông nhỏ giúp làm sạch các độc tố trong đường hô hấp. Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, làm tăng các tế bào khuyến khích sự phát triển của khối u và đàn áp những tế bào có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Theo các nhà khoa học, phải mất nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ để các chất độc hại trong thuốc lá gây ra ung thư. Bởi cơ thể chúng ta luôn có khả năng đối phó với các tổn thương, tuy nhiên với số lượng lớn các chất độc hại trong khói thuốc lá, cơ thể chúng ta gặp khá nhiều khó khăn để thích ứng và dần dần có thể dẫn tới ung thư.

Mỗi điếu thuốc có thể gây tổn hại DNA trong nhiều tế bào phổi, nhưng hư hỏng này tích tụ lại có thể dẫn tới ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 15 điếu thuốc có thể gây ra 1 sự thay đổi trong DNA và có thể dẫn tới ung thư. Đó chính là lý do vì sao nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

“Không phòng chống từ bây giờ thì sẽ quá muộn”

Những người hút thuốc lá trong thời gian dài nên tầm soát ung thư phổi để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Đó là chia sẻ của PGS.TS.Thầy thuốc nhân dân Đoàn Hữu Nghị, Nguyên Phó giám đốc bệnh viện K, E, hiện nay là Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Theo bác sĩ Nghị, mặc dù chúng ta không thể phòng ngừa ung thư tuyệt đối, nhưng bỏ thuốc lá là cách phòng bệnh tốt nhất mà chúng ta có thể làm nếu không muốn ung thư “gọi tên”. Theo nhiều nghiên cứu, sau khi bỏ thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư sẽ giảm dần.

Đặc biệt, bác sĩ Nghị khuyến cáo, những người hút thuốc lá, nhất là trong thời gian dài nên tầm soát ung thư để phát hiện sớm mầm mống của ung thư, tăng cơ hội điều trị bệnh. Các bệnh đặc biệt cần tầm soát đó là: ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, thực quản…

Là đơn vị dẫn đầu trong các gói khám sức khỏe, hiện nay Bệnh viện Thu Cúc đang cung cấp các gói tầm soát ung thư, được xây dựng dành riêng cho nam, nữ, với nhiều độ tuổi và nguy cơ khác nhau.

Để đặt lịch tầm soát ung thư, xin vui lòng liên hệ theo Tổng đài 1900 55 88 96/ hotline: 0904.970.909 hoặc theo địa chỉ dưới đây:

Khoa Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0904.970.909/ 1900 55 88 96

Email:

Website: ungbuouvietnam.com

Minh  Tuấn

BVK - Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới. Năm 2020, Việt Nam có thêm 26.262 người mắc ung thư phổi và có hơn 23.000 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư phổi, đây thực sự là con số đáng báo động.

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân mắc ung thư phổi đều hút thuốc lá. Trong khói thuốc lá có khoảng 4000 hoạt chất gây độc hại cho cơ thể, đặc biệt chất 3-4 benzopyzen là chất gây ung thư rất rõ trong thực nghiệm. Vì vậy có những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi nhưng họ không hút thuốc, mà có thể họ đã tiếp xúc với một số lượng đáng kể khói thuốc lá [hút thuốc lá thụ động, hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài].

Như trường hợp bệnh nhân này, anh Bùi Văn Hùng, 33 tuổi quê tại Ninh Bình, anh chỉ đến khám tại Bệnh viện K khi thấy triệu chứng tức ngực, khó thở, người mệt mỏi và được các bác sỹ cho biết có u ác ở phổi. Khai thác nhanh bệnh sử, anh cho biết “Tôi hút thuốc lá từ năm 18 tuổi, hiện giờ là được 15 năm, ngày hút nhiều nhất là 1,5 đến 2 bao thuốc. Biết thuốc lá có hại, tôi cũng không hút nữa mà chuyển sang hút thuốc lá điện tử thì 6 tháng sau phát hiện ung thư phổi. Đến khi bị bệnh thì tôi mới bỏ hẳn thuốc lá, giờ rất ân hận vì nếu biết như thế này tôi sẽ quyết tâm từ bỏ thuốc sớm hơn không để lại hậu quả như bây giờ, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, khiến gia đình thêm lo lắng và gánh nặng này sẽ kéo dài”.

Cùng phòng bệnh với anh Hùng, bác Long Xuân Hiền 60 tuổi quê tại Lạng Sơn phát hiện bệnh 2 khối u ở phổi từ năm 2000, hiện bệnh di căn xương, “Với công việc trước đây thường xuyên làm đêm, tôi hút từ năm 18 tuổi, cứ từ 7h tối đến 5h sáng hôm sau mà tôi hút ít nhất là 2 bao 1 đêm. Khi các con lớn dần, có cháu nhỏ, khuyên mãi nên tôi cũng bỏ được thói quen hút thuốc. Thời gian đầu bỏ thuốc, tôi cũng có lúc nản lòng vì đó là thói quen lâu năm rồi. Đến năm 2000, thấy làm việc nặng là khó thở, tức ngực khi vận động, đi khám thì phát hiện ung thư phổi và đến bây giờ khối u di căn, cuộc chiến của tôi có lẽ còn dài. Giờ ân hận lắm, tôi thấy có lỗi với con cháu và gia đình mình. Giá như tôi không hút thuốc lá thì có lẽ sẽ không để lại hậu quả như thế này”.

Sự an hận, tiếc nuối cho sức khỏe và thời gian của mình cũng như là người thân trong gia đình luôn hiện hữu trên gương mặt đượm buồn của rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi đang điều trị tại Bệnh viện K. Bởi việc tránh xa thuốc lá hay từ bỏ thói quen này là vấn đề mỗi người hoàn toàn có thể chủ động làm được. Nhưng đa phần người bệnh điều trị ung thư phổi tại bệnh viện K lại chỉ từ bỏ thói quen này khi đã có dấu hiệu mắc bệnh. Để bây giờ, trong câu chuyện hàng ngày các bệnh nhân chỉ thường nhắc đến “Giá như ngày xưa bỏ thuốc sớm hơn ....”

Câu chuyện của 02 bệnh nhân này đã được ghi hình và sẽ phát trên kênh fanpage và Youtube của Bệnh viện K. Kính mong Quý người bệnh cùng gia đình và người dân quan tâm cùng theo dõi, chia sẻ để lan tỏa thông điệp “Nói không với thuốc lá”.

Video liên quan

Chủ Đề