Thuốc hạ sốt Sotstop để được bao lâu

Không nên cho trẻ dùng Sotstop theo liều lượng ở sổ y bạ cũ

Báo điện tử Kiến thức dẫn lờiBS Nguyễn Đắc Thắng [Học viện Quân y], nhiều bà mẹ khi cho con uống thuốc căn cứ vào sổ y bạ cũ vì thế dùng thuốc không đủ liều bởi trọng lượng của bé đã thay đổi.

Thấy con sốt cao tới 39,9 độ, lại ốm đã 2 ngày, chị Vũ Thu Hằng [ở Hà Nội] vội cho con uống thuốc hạ sốt rồi đưa con tới bệnh viện. Loại hạ sốt chị cho con uống là Sotstop, uống 4ml. Tới viện, bác sĩ chẩn đoán con chị bị viêm phế quản cấp; cho cặp lại nhiệt độ thì vẫn gần 39 độ [dù quãng đường chị đưa con tới viện mất khoảng nửa giờ đồng hồ, cộng thêm thời gian chờ đợi khám].

Khi bác sĩ chỉ định cho uống thuốc hạ sốt, chờ khi còn 38 độ mới cho về, chị trình bày là vừa cho con uống ở nhà với 4ml Sotstop. Bác sĩ cho biết, cần cho uống bổ sung 2ml Sotstop nếu có mang theo thuốc, hoặc uống ngay thêm 1 gói Efferalgan 80mg thì mới đủ liều.

Cho trẻ hạ sốt bằng Efferalgan hoặc các thuốc hạ sốt khác là điều nhiều bà mẹ đã biết. Tuy nhiên, khi uống phải đủ liều [căn cứ vào trọng lượng cơ thể]. Cháu bé con nhà chị Hằng đã 14kg, vậy mà lại uống hạ sốt ở liều với trẻ có cân nặng thấp hơn là không đúng, khiến thời gian hạ sốt lâu.

Rất nhiều bà mẹ khi cho con uống thuốc lại căn cứ vào sổ y bạ cũ cách đó đã... nửa năm, thậm chí một năm, vì thế dùng thuốc không đủ liều bởi trọng lượng của bé đã thay đổi.

Cho trẻ dùng thuốc Sotstop với liều lượng như thế nào?

Liều lượng

+ Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm dính đốt sống, gút cấp, vẩy nến khớp, bong gân, viêm gân, viêm mô quanh gân, viêm túi hoạt dịch 10-30 mL x 3-4 lần/ngày, tối đa 160 mL/ngày.

+ Viêm khớp dạng thấp thiếu niên 1.5-2 mL/kg/ngày chia 3-4 lần.

+ Đau đầu, đau răng, đau cơ, đau thần kinh, đau bụng kinh 10-20 mL x 3-4 lần/ngày.

+ Giảm đau & hạ sốt trẻ em dùng 3-4 lần/ngày; trẻ 11-14t.: 10-13 mL/lần, trẻ 7-10t.: 8-10 mL/lần, trẻ 3-6t.: 5-8 mL/lần, trẻ 1-2t.: 3-5 mL/lần.Trẻ < 30="" kg="" tối="" đa="" 25="">

Cách dùng

Nên dùng cùng với thức ăn.

Chống chỉ định

Nhạy cảm với thành phần thuốc. Loét dạ dày tiến triển. Rối loạn xuất huyết, đang dùng thuốc chống đông máu. Suy gan, thận. Bệnh tim mạch. Hen suyễn, dị ứng aspirin/NSAID khác. Bệnh tạo keo. Thai 3 tháng cuối.

Thận Trọng

Loét dạ dày tá tràng; bệnh gan, thận, tim mạch, tạo keo, rối loạn đông máu, dị ứng NSAID; người già. Tránh dùng khi có/nghi ngờ có thai. Phụ nữ cho con bú.

Phản ứng có hại

Rối loạn tiêu hóa, vị giác. Hiếm: sốc, loét tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, viêm ruột kết, phân có máu, viêm dạ dày hay viêm tụy, h/c Stevens-Johnson, hoại tử da do nhiễm độc.

Tương tác thuốc

Coumarin, aspirin, methotrexat, furosemid, lithi.

Thùy Linh

Nên đọc


Theo GĐVN

Theo PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, khi trẻ bị sốt nhưng không làm cho bé mệt, bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, không làm chán ăn, thì không nên sử dụng thuốc hạ sốt. Việc tự cho trẻ uống thuốc hạ sốt lúc này rất nguy hiểm.

Bác sĩ Dũng cho rằng, bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ em, cũng phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị mới thật sự an toàn.

Trong những trường hợp chưa kịp đưa trẻ đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể đến nhà thuốc mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống nhưng tuỳ trường hợp, đặc biệt là không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt nào là điều nhiều bà mẹ quan tâm

Loại thuốc hạ sốt sử dụng cần phù hợp theo nhóm tuổi của trẻ và “khả năng uống thuốc của trẻ”. Khi cho trẻ uống, cha mẹ cần xem kỹ liều lượng thuốc hạ sốt. Cơ bản cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho trẻ.

Có hai loại thuốc hạ sốt đang được bán trên thị trường là paracetamol và ibuprofen. Theo PGS Dũng, hai thuốc này hạ sốt tương đương nhau.

Các nước châu Á đang có dịch sốt xuất huyết hoành hành. Nếu các cháu sốt không biết do sốt xuất huyết hay sốt thường thì không nên dùng ibuprofen. Vì uống ibuprofen khi bị sốt xuất huyết có thể làm bệnh nặng lên.

Paracetamol [còn gọi là acetaminophen] đây là loại thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em được hầu hết các bác sĩ cho dùng. Trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10mg – 15 mg/kg/lần khi sốt trên 38,5 độ C.

Ibuprofen có tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol, tuy nhiên việc dùng ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ vì thuốc hạ sốt dạng này có rất nhiều tác dụng phụ. Liều dùng 20-30mg/kg/ngày hoặc 7-10mg/kg mỗi 6-8 giờ đường uống, không dùng cho trẻ dưới 6 tháng.

Các nhà khoa học làm nghiên cứu so sánh hai thuốc xem thuốc nào hạ sốt nhanh hơn, kết quả cho thấy thuốc ibuprofen hạ sốt nhanh hơn, kéo dài hơn pracetamol nên một số bác sĩ đã kê hai thuốc này đan xen nhau. Nhưng thực tế tác hại sẽ nhiều vì xen kẽ hai thuốc khác nhau.

Đặc biệt lưu ý, khi đo nhiệt độ, chỉ một tiêu chuẩn đo ở nách, không đo ở mồm, trán, hậu môn. PGS Dũng cho rằng nhiều phụ huynh đo ở trán, đo ở tai… tất cả đều không đúng vì quy định chung trên thế giới, chỉ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao 38,50 độ và phải đo ở nách.

PGS Dũng nhấn mạnh khi cho con uống thuốc hạ sốt, phụ huynh cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc, để phòng ngừa tình trạng quá liều lâu dần có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề