Hypnagogic hallucinations là gì

Chứng ngủ rũ là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến việc kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo. Những người mắc tình trạng này thường trải qua cơn buồn ngủ quá mức vào ban ngày và gián đoạn [không kiểm soát được các cơn buồn ngủ vào ban ngày]. Thông thường những cơn buồn ngủ này có thể đột ngột xảy ra trong bất kỳ loại hoạt động nào hay bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Trong một chu kỳ giấc ngủ điển hình, ban đầu chúng ta bước vào giai đoạn đầu của giấc ngủ, sau đó là giai đoạn ngủ sâu hơn và cuối cùng [sau khoảng 90 phút] chuyển động mắt nhanh [REM - Rapid Eye Movement]. Tuy nhiên đối với những người mắc chứng ngủ rũ, giấc ngủ REM xảy ra gần như ngay lập tức trong chu kỳ giấc ngủ, cũng như định kỳ trong giờ thức dậy. Và chính trong giấc ngủ REM, chúng ta có thể trải nghiệm giấc mơ cũng như bị tê liệt cơ bắp, điều này giúp giải thích một số triệu chứng của chứng ngủ rũ.

Hiện tại chứng ngủ rũ bắt đầu ở độ tuổi từ 15 đến 25, nhưng nó có thể trở nên rõ ràng ở mọi lứa tuổi. Trong nhiều trường hợp, chứng ngủ rũ thường không được chẩn đoán và do đó, việc được điều trị là không thể thực hiện.

Nguyên nhân gây ra chứng ngủ rũ [Narcolepsy]?

Cho đến nay nguyên nhân của chứng ngủ rũ vẫn chưa được biết đến; tuy nhiên, các nhà khoa học đã đạt được tiến bộ trong việc xác định các gen liên quan mạnh mẽ đến rối loạn này. Những gen này kiểm soát việc sản xuất các hóa chất trong não có thể báo hiệu chu kỳ ngủ và thức. Vì vậy một số chuyên gia nghĩ rằng chứng ngủ rũ có thể là do sự thiếu hụt trong việc sản xuất một chất hóa học gọi là hypocretin ở não. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra những bất thường ở các phần khác nhau của não liên quan đến việc điều chỉnh giấc ngủ REM. Những bất thường này rõ ràng góp phần vào sự phát triển triệu chứng. Nhưng theo các chuyên gia, có khả năng chứng ngủ rũ liên quan đến nhiều yếu tố tương tác gây ra rối loạn chức năng thần kinh và rối loạn giấc ngủ REM [REM sleep disturbances].

Các triệu chứng của chứng ngủ rũ là gì?

Các triệu chứng của chứng ngủ rũ bao gồm:

Nói chung, EDS can thiệp vào các hoạt động bình thường hàng ngày, cho dù người bị chứng ngủ rũ có ngủ đủ giấc vào ban đêm hay không. Ngoài ra, những người bị EDS có báo cáo về tình trạng u ám tinh thần, thiếu năng lượng và sự tập trung, mất trí nhớ, tâm trạng chán nản hoặc kiệt sức cực độ.

Triệu chứng này bao gồm mất trương lực cơ đột ngột dẫn đến cảm giác yếu và mất kiểm soát cơ bắp [tự nguyện]. Không những thế nó có thể gây ra các triệu chứng từ nói chậm đến suy sụp toàn bộ cơ thể, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào các cơ liên quan và thường được kích hoạt bởi những cảm xúc mãnh liệt như bất ngờ, tiếng cười hoặc tức giận.

Thông thường, những trải nghiệm ảo tưởng này rất sống động và thường xuyên đáng sợ. Nội dung chủ yếu là trực quan, nhưng bất kỳ giác quan nào khác cũng có thể được tham gia. Chúng được gọi là ảo giác khi ngủ [hypnagogic hallucinations], đôi khi đi kèm với sự bắt đầu của giấc ngủ và ảo giác khi chúng xảy ra vào lúc thức dậy.

Triệu chứng này liên quan đến việc không thể di chuyển hoặc nói chuyện tạm thời trong khi ngủ hoặc thức dậy. Các giai đoạn này thường ngắn gọn, và kéo dài vài giây đến vài phút. Sau khi giai đoạn này kết thúc, mọi người nhanh chóng phục hồi toàn bộ khả năng di chuyển và nói chuyện.

Chứng ngủ rũ [Narcolepsy] được chẩn đoán như thế nào?

Hiện tại một cuộc kiểm tra thể chất và lịch sử y khoa toàn diện là rất cần thiết để chẩn đoán đúng chứng ngủ rũ. Tuy nhiên, hiện không có triệu chứng chính nào là duy nhất đối với chứng ngủ rũ. Ngoài ra một số xét nghiệm chuyên ngành, có thể được thực hiện trong phòng khám rối loạn giấc ngủ hoặc phòng thí nghiệm về giấc ngủ, thường được yêu cầu trước khi chẩn đoán để có thể thiết lập được tình trạng này. Cho đến nay, hai xét nghiệm được coi là chủ yếu trong việc xác nhận chẩn đoán chứng ngủ rũ là polysomnogram [PSG - Đa ký giấc ngủ] và xét nghiệm MSLT [Multiple sleep latency test].

Đa ký giấc ngủ [Polysomnogram - PSG] là một thử nghiệm qua đêm, thực hiện nhiều phép đo liên tục trong khi bệnh nhân đang ngủ để ghi lại những bất thường trong chu kỳ giấc ngủ. Một đa ký giấc ngủ có thể giúp tiết lộ liệu giấc ngủ REM [Rapid Eye Movement - ngủ mơ] sẽ xảy ra vào những thời điểm bất thường trong chu kỳ giấc ngủ và có thể loại trừ khả năng các triệu chứng của một cá nhân xuất phát từ một tình trạng khác.

Xét nghiệm MSLT [Multiple sleep latency test] được thực hiện vào ban ngày để đo xu hướng ngủ của một người và xác định xem các yếu tố biệt lập của giấc ngủ REM [Rapid Eye Movement - ngủ mơ] có xâm nhập vào những thời điểm không thích hợp trong giờ thức dậy hay không. Đây là một phần của xét nghiệm, khi đó một cá nhân được yêu cầu thực hiện bốn hoặc năm giấc ngủ ngắn thường được lên kế hoạch cách nhau hai giờ.

Chứng ngủ rũ [Narcolepsy] được điều trị như thế nào?

Mặc dù hiện nay chứng ngủ rũ vẫn chưa có cách chữa trị, nhưng các triệu chứng của rối loạn này [Buồn ngủ quá mức vào ban ngày và các triệu chứng của giấc ngủ REM bất thường, như chứng mất trương lực] có thể được kiểm soát ở hầu hết những trường hợp được điều trị bằng thuốc. Trong đó buồn ngủ được điều trị bằng các chất kích thích giống như amphetamine, còn các triệu chứng của giấc ngủ REM [Rapid Eye Movement - ngủ mơ] bất thường được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm.

Gần đây đã có một loại thuốc mới được phê duyệt cho những người mắc chứng ngủ rũ với cataplexy [chứng mất trương lực]. Thuốc này, được gọi là sodium oxybate [thuốc Xyrem, giúp những người mắc chứng ngủ rũ có giấc ngủ ngon hơn, làm cho họ ít buồn ngủ hơn vào ban ngày. Ngoài ra, thuốc mới solriamfetol [Sunosi] đã được phê duyệt để giúp những người mắc chứng ngủ rũ tỉnh táo trong thời gian dài hơn. Bên cạnh đó bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ có thể được giúp đỡ đáng kể nhưng vẫn không được chữa khỏi bằng điều trị y tế.

Không những thế điều chỉnh lối sống như tránh dùng caffeine, rượu, nicotine và các bữa ăn nặng, điều chỉnh lịch trình giấc ngủ, lên lịch ngủ trưa [dài 10 - 15 phút], thiết lập lịch tập thể dục cũng như những bữa ăn bình thường cũng có thể giúp giảm triệu chứng.

Ảo giác là những trải nghiệm giác quan giống như thật nhưng là do tâm trí bạn tạo ra. Chúng có thể ảnh hưởng đến cả tri giác hoặc 5 giác quan. Những triệu chứng này có thể do các bệnh tâm thần, tác dụng phụ của thuốc hoặc các bệnh lý thể chất như động kinh hay rối loạn do lạm dụng rượu và các chất kích thích gây ra. Bạn có thể cần đến gặp chuyên gia tâm lý, bác sĩ thần kinh hoặc bác sĩ đa khoa tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra ảo giác.

1. Các loại ảo giác

Ảo giác không chỉ ảnh hưởng lên 5 giác quan mà còn kích thích tất cả các tín hiệu tri giác từ các cơ quan vận động hoặc thính giác [như ảo giác vận động] hoặc các cơ quan nội tạng [dị cảm].

Ảo giác thị giác

Ảo giác thị giác liên quan đến việc nhìn thấy những thứ không có hiện diện, chẳng hạn như đồ vật, hình khối, con người hoặc ánh sáng.

Ví dụ: Bạn có thể thấy một người không có trong phòng hoặc thấy đèn nhấp nháy mà không ai khác có thể nhìn thấy.

Ảo giác khứu giác

Bạn có thể ngửi thấy mùi khó chịu khi thức dậy vào nửa đêm hoặc cảm thấy cơ thể có mùi khó chịu. Bạn cũng có thể ngửi thấy những mùi hương mà bạn cảm thấy thích, chẳng hạn như mùi nước hoa.

Ảo giác vị giác

Bệnh nhân cảm thấy những vị lạ hoặc khó chịu [thường có vị kim loại]. Đây là một triệu chứng tương đối phổ biến đối với những người bị động kinh.

Ảo giác thính giác

Ảo giác thính giác là một trong những loại ảo giác phổ biến nhất. Bạn có thể nghe thấy ai đó đang nói với bạn hoặc yêu cầu bạn làm những việc nhất định. Giọng nói có thể giận dữ, trung tính hoặc ấm áp.

Các ví dụ khác về ảo giác thính giác như nghe thấy âm thanh, giống như ai đó đang đi trên gác mái, tiếng động nhấp hoặc gõ lặp đi lặp lại.

Ảo giác xúc giác

Ảo giác xúc giác liên quan đến cảm giác khi chạm vào hoặc những chuyển động trong cơ thể của bạn. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy những con bọ đang bò trên da hoặc các cơ quan nội tạng của bạn đang di chuyển xung quanh. Bạn cũng có thể cảm thấy bàn tay của ai đó chạm vào cơ thể mình.

Bệnh ảo giác có thể ảnh hưởng đến cả 5 giác quan

2. Nguyên nhân gây ra ảo giác

Do nguyên nhân tâm thần

Ảo giá là một trong những triệu chứng quan trọng của các bệnh loạn thần, đặc biệt ảo giác thính giác là triệu chứng đặc trưng của tâm thần phân liệt. Ngoài ra một số bệnh nhân bị loạn thần khác cũng có triệu chứng ảo giác này.

Sử dụng chất gây nghiện hoặc lạm dụng rượu

Sử dụng chất gây nghiện là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khác gây ra bệnh ảo giác. Một số người nhìn thấy hoặc nghe thấy những thứ không có thật sau khi uống quá nhiều rượu hoặc dùng các chất gây nghiện như cocaine.

Thiếu ngủ hoặc mất ngủ

Bạn có thể dễ gặp hiện tượng ảo giác nếu không ngủ trong nhiều ngày hoặc ngủ không đủ giấc trong thời gian dài. Ảo giác cũng có thể xảy ra ngay trước khi chìm vào giấc ngủ [được gọi là ảo giác khi ngủ – hypnagogic hallucinations] hoặc ngay trước khi thức dậy khỏi giấc ngủ [được gọi là ảo giác nửa thức nửa ngủ – hypnopompic hallucinations].

Do thuốc

Một số loại thuốc điều trị các bệnh về thể chất và tâm thần cũng có thể gây ra ảo giác, chẳng hạn như thuốc chữa bệnh Parkinson, trầm cảm, rối loạn tâm thần và động kinh.

Các nguyên nhân khác

Các điều kiện khác cũng có thể gây ra hiện tượng này, bao gồm:

  • Sốt cao, đặc biệt ở trẻ em và người già.
  • Đau nửa đầu.
  • Cô lập khỏi xã hội, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
  • Điếc, mù hoặc các vấn đề về thị lực.
  • Động kinh [trong một số trường hợp, cơn động kinh có thể khiến bạn nhìn thấy các hình dạng nhấp nháy hoặc các điểm sáng].
  • Bệnh giai đoạn cuối, chẳng hạn như HIV giai đoạn 3 [AIDS], ung thư não hoặc suy thận và suy gan.

3. Chẩn đoán ảo giác

Bạn nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu nghi ngờ rằng nhận thức của bạn là không có thật. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn và thực hiện khám tổng quát, chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, các xét nghiệm hình ảnh học sọ não.

Nếu bạn biết ai đó đang bị ảo giác, đừng để họ một mình. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, sự sợ hãi và hoang tưởng do ảo giác gây ra có thể dẫn đến những hành động hoặc hành vi nguy hiểm cho bản thân người bệnh và những người xung quanh. Luôn ở bên cạnh bệnh nhân và cùng họ đến bác sĩ để hỗ trợ về mặt tinh thần cho họ. Bạn cũng có thể giúp trả lời câu hỏi về các triệu chứng và tần suất xuất hiện triệu chứng của bệnh nhân.

4. Điều trị ảo giác

Bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân sau khi tìm ra nguyên nhân gây ra ảo giác.

Điều trị bằng thuốc

Việc điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng ảo giác. Ví dụ: nếu bệnh nhân gặp ảo giác trong quá trình cai rượu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp làm dịu hệ thần kinh của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu ảo giác do bệnh Parkinson gây ra ở một người bị sa sút trí tuệ, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác.

Trị liệu tâm lý

Nếu nguyên nhân gây ra ảo giác là do vấn đề liên quan sức khỏe tâm thần, bạn nên tìm một chuyên gia tâm lý để giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra với mình. Chuyên gia tâm lý cũng có thể giúp bạn xây dựng những cách thức để đối phó với các tình huống, đặc biệt là khi bạn cảm thấy sợ hãi hoặc hoang tưởng.

5. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị chứng ảo giác

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Để tìm được nguyên nhân gây ra ảo giác, cách tốt nhất là bệnh nhân nên trao đổi với các bác sĩ đa khoa, bác sĩ thần kinh hoặc chuyên gia tâm lý.

Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề