Kế toán giá thành trong doanh nghiệp sản xuất năm 2024

Trong thị trường kinh tế cạnh tranh, các doanh nghiệp không ngừng cố gắng đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Và giá sản phẩm là một yếu tố cạnh tranh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Mục tiêu chung mà những doanh nghiệp này hướng đến là làm sao để có thể tiết kiệm được tối đa các chi phí sản xuất, hạ giá thành mà vẫn đảm bảo được hiệu quả, chất lượng sản phẩm. Để tối ưu được điều này công việc kế toán giá thành sản xuất trong doanh nghiệp cần được thực hiện tốt nhất.

1. Tìm hiểu khái niệm kế toán giá thành sản xuất sản phẩm

Kế toán giá thành sản xuất sản phẩm là khâu quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Kế toán giá thành sản xuất xác định đầy đủ, chính xác các loại chi phí, từ đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán.

– Khái niệm chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thực chất chi phí và sự dịch chuyển vốn, sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành sản phẩm.

– Giá thành sản xuất sản phẩm là toàn bộ chi phí [phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang, cả chi phí trích trước] chi ra tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định trong kỳ. Đây là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Công việc của kế toán giá thành.

– Tùy theo đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu của công tác quản lý, cần xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng sản phẩm tính giá thành.

– Ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất; kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí, các dự toán chi phí. Tổ chức hạch toán các loại tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác sẽ tạo điều kiện xác định đúng đắn những chi phí mà đơn vị đã chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trên cơ sơ đó tính được chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị góp phần thúc đẩy việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng thu hút khách hàng.

– Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản xuất trong kì một cách đầy đủ và chính xác. Thực hiện phân tích tình hình chi phí, giá thành để lập báo cáo kế toán.

\>>> Tham khảo: Phần mềm kế toán quản trị BRAVO

3. Kế toán sản xuất giá thành trong doanh nghiệp hiệu quả

Để công việc kế toán sản xuất giá thành trong doanh nghiệp thực hiện một các hiệu quả, Kế toán viên cần chú ý một số vấn đề sau:

– Tập hợp chi tiết, đầy đủ các chi phí liên quan của từng bộ phận để tính chính xác giá thành từng nhóm sản phẩm trong kì sản xuất.

– Hạch toán, phân bổ, kết chuyển các chi phí sản xuất một các hợp lý và chính xác.

– Tùy theo sản phẩm, quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Kế toán giá thành phải lựa chọn, áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp.

\>>> Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp.

– Lựa chọn, ứng dụng phân hệ phần mềm thống kế sản xuất – tính giá thành BRAVO. Phần mềm kết nối việc quản lý từ đơn đặt hàng, hoạch định nhu cầu vật tư, theo dõi và cập nhật tiến độ sản xuất theo từng lệnh. Cộng với những cảnh báo về nhu cầu vật tư và việc tính chính xác giá thành sản phẩm [hoặc đơn hàng] cho phép nhà quản trị chủ động điều hành và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động SXKD. Đây là một module quan trọng trong hệ thống giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp [ERP] BRAVO 7 – một trợ thủ đắc lực cho các Nhà lãnh đạo trong việc quản trị Doanh nghiệp.

\>>> Chi tiết: Tính năng Phân hệ phần mềm thống kê sản xuất – Tính giá thành BRAVO.

Kế toán giá thành là một vị trí không thể thiếu trong bộ phận kế toán của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Vậy kế toán giá thành đảm nhận những công việc gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới nhé

Kế toán giá thành là gì?

Kế toán giá thành là gì?

Kế toán giá thành là vị trí kế toán tập hợp các loại chi phí để tính giá thành sản phẩm, từ đó doanh nghiệp xác định được giá bán phù hợp cho sản phẩm.

Qua đây có thể thấy được mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm. Đối với chi phí, kế toán giá thành cần xác định và phân loại rõ chi phí nào sẽ tính vào giá thành sản phẩm, chi phí nào không tính vào giá thành sản phẩm. Ngoài ra, kế toán giá thành còn phải phân bổ chi phí vào các kỳ và số lượng sản phẩm phù hợp.

Thường vị trí này thường có ở các công ty sản xuất do đặc điểm của công ty sản xuất sẽ phải tính giá thành của sản phẩm sản xuất ra trên cơ sở các chi phí ban đầu được đưa vào quá trình sản xuất.

Nếu như ở các công ty thương mại, vẫn là hàng hóa đó được mua về và bán lại dưới cùng một hình thức thì ở các công ty sản xuất, sẽ có một sự thay đổi về hình thái của các nguyên vật liệu ban đầu của quá trình sản xuất và tạo nên một sản phẩm khác hoàn toàn sau quá trình sản xuất. Do đó, kế toán giá thành thường phải làm việc với một lượng lớn dữ liệu, đòi hỏi rất lớn sự chính xác và tỉ mỉ để tính ra được giá thành sản phẩm.

Công việc của kế toán giá thành

Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm

Việc quan trọng nhất đối với kế toán giá thành đó là việc tính giá thành sản phẩm. Đây là công việc không hề đơn giản do quá trình biến đổi hình thái của nguyên vật liệu, sức lao động và hao mòn máy móc thiết bị để tạo nên một sản phẩm mới.

Kế toán giá thành sẽ phân loại chi phí để đưa vào các chi phí nhằm tính giá thành sản phẩm. Các chi phí như chi phí bán hàng hay chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ không đưa vào giá thành sản phẩm. Các chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí khấu hao máy móc, chi phí quản lý chung được đưa vào chi phí để tính giá thành sản phẩm.

Sau khi phân loại chi phí, kế toán giá thành sẽ phân bổ các chi phí này theo các kỳ nhất định để việc tính giá thành phù hợp.

Kiểm soát giá thành và tính định mức sản phẩm

Kế toán giá thành cần kết hợp với các bộ phận khác để tính được định mức các loại chi phí cho từng sản phẩm. Việc tính định mức không nhất thiết cố định mà có thể có sự thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Khi có được định mức, kế toán giá thành sẽ dựa vào đó để kiểm soát giá thành. Nếu trong một giai đoạn nhất định, giá thành cao hơn định mức thì kế toán giá thành cần xem xét lại quá trình tập hợp chi phí, phân tích nguyên nhân làm tăng giá thành để có để xuất các biện pháp nhằm kiểm soát chi phí nằm trong một giới hạn nhất định.

Hạch toán các nghiệp vụ kế toán trong phạm vi phần hành giá thành

Các tài khoản kế toán mà kế toán giá thành thường sử dụng thường là tài khoản chi phí và tập hợp giá thành như TK 621,622,627,154,632…

Để hạch toán đúng thì phải hiểu bản chất của các tài khoản liên quan. Cũng như việc phân định rõ các chi phí được tính hay không được tính vào giá thành sản phẩm thì việc hạch toán kế toán đòi hỏi kế toán giá thành phải phân loại rõ các chi phí để đưa vào từng tài khoản.

Sau khi tập hợp chi phí là phần tính giá thành, phần này liên quan đến sản phẩm dở dang. Kế toán giá thành cần có phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp với doanh nghiệp để tính giá thành sản phẩm chính xác nhất. Các chi phí được tập hợp vào tài khoản 154 và kết chuyển sang tài khoản 632 khi đã hoàn thành việc đánh giá sản phẩm dở dang.

Làm các báo cáo quản trị theo yêu cầu

Các báo cáo của kế toán giá thành bao gồm:

– Báo cáo về định mức tiêu hao nguyên vật liệu: so sánh giữa định mức và tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế

– Báo cáo các chi phí sản xuất khác như chi phí nhân công – tiền lương bộ phận sản xuất và bộ phận quản lý chung, chi phí khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ.

– Bảng tính giá thành: bảng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, giá thành theo từng đơn hàng, từng sản phẩm.

Vị trí kế toán giá thành là một vị trí yêu cầu nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành. Đồng thời, kế toán giá thành cũng phải hiểu được quy trình và các công đoạn sản xuất trong doanh nghiệp. Một kế toán làm việc trong doanh nghiệp thương mại chuyển qua làm việc ở vị trí kế toán giá thành sẽ mất thời gian để làm quen. Tuy nhiên, để hiểu sâu về chi phí và kế toán thì việc đảm nhận vị trí kế toán giá thành sẽ mang đến cơ hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp.

Kế toán giá thành lương bao nhiêu?

Theo ghi nhận của Hoteljob.vn, mức lương trung bình trả cho kế toán giá thành hiện dao động trong khoảng 5-8 triệu đồng/tháng cho sinh viên mới ra trường – 8-10 triệu đồng/tháng cho người đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên – riêng những kế toán giá thành có kinh nghiệm lâu năm, làm việc đạt hiệu suất xuất sắc, ...

Công việc của kế toán giá thành là gì?

Kế toán giá thành là vị trí thuộc bộ phận kế toán của doanh nghiệp, đảm nhận những công việc liên quan đến các khoản chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm. Đây chính là cơ sở để xác định giá hàng hóa phù hợp, đảm bảo chính xác nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Báo cáo giá thành là gì?

Theo dõi số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của từng đối tượng tập hợp chi phí/công trình/đơn hàng/hợp đồng theo từng tài khoản. Phản ánh tổng quát tình hình doanh thu chi phí, lãi lỗ theo nhiều tiêu chí: hợp đồng /dự án, công trình/vụ việc, công trình, mã thống kê,.…

Kế hoạch giá thành là gì?

Kế toán giá thành là nhân sự đảm nhận việc xác định một cách đầy đủ và chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm, để từ đó làm cơ sở cho việc xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kế toán giá thành luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán chi phí.

Chủ Đề