Kể về một trò chơi dân gian mà em biết

Tài liệu Viết đoạn văn kể về trò chơi mà em thích dưới đây đã được LuatTreEm sưu tầm và tổng hợp, hy vọng sẽ giúp ích cho học sinh rèn luyện thêm vốn từ, củng cố kĩ năng viết văn ngày càng hay hơn. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Bạn đang xem: Viết đoạn văn kể về trò chơi mà em thích [hay nhất]

Đề bài: Bằng một đoạn văn ngắn em hãy kể về trò chơi mà em rất thích chơi.

Gợi ý làm bài:

Ở quê em, các bạn nhỏ, đặc biệt là các bạn gái rất thích chơi đánh chuyền. Đây là một trò chơi rất đơn giản. Chỉ cần hai đến ba người, một bó que nhỏ thường là mười chiếc và một quả nặng như quả bưởi con hoặc quả cà, quả chanh là có thể bắt đầu cuộc chơi. Người chơi cầm quả nặng trên tay phải tung lên cao và nhặt từng que trước khi túm lấy quả nặng đang lơ lửng trên không trung. Người chơi cứ lặp lại như vậy cho đến khi làm rớt quả nặng xuống đất. Khi đó, người chơi một mất lượt và phải nhường quyền chơi tiếp cho người thứ hai. Chơi chuyền có mười bàn. Bàn một lấy một que trong một lần tung, bàn hai lấy hai que. Bàn mười chỉ có một lần tung và lấy luôn mười que một lúc. Khi người chơi đã vượt qua bàn mười thì sẽ đến bàn chuyền. Chuyền phải sử dụng hai tay, chuyền một vòng, hai vòng, ba vòng… Thường là phải chuyền đủ mười vòng. Trong khi tung và chuyền, các bạn thường hát những câu thơ nghe rất hay: “Một mốt, một hai, con trai, con hến… Đôi tôi, đôi chị…; hay đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…”. Ai chơi liên tục từ bàn một đến hết bàn chuyền là người thắng cuộc trong ván đó. Và được quyền tiếp tục ván sau cho đến khi mất lượt, phải nhường quyền chơi cho người tiếp theo. Người chiến thắng trong toàn cuộc chơi là người thắng nhiều ván nhất.

2. Đoạn văn mẫu số 2

Một trong những trò chơi mà em rất thích là trò trốn tìm. Trò chơi bịt mắt bắt dê thường được chơi ở những nơi rộng rãi như sân cỏ, công viên. Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”. Còn nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp. Đây là một trò chơi vô cùng thú vị.

3. Đoạn văn mẫu số 3

Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân. Trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự. Trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3 – 4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi. Riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó. Hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau. Sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ. Trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

4. Đoạn văn mẫu số 4

Tuổi thơ của em là những năm tháng được nô đùa cùng bạn bè trên cánh đồng rộng lớn của quê hương. Một trong những trò chơi mà em cảm thấy thích nhất đó là thả diều. Những chiếc diều có đủ màu sắc, hình dáng. Chiếc diều của em có hình một chú chim đại bàng. Chúng em thường chọn những ngày nhiều gió, rồi ra con đê đầu làng để thi thả diều với nhau. Khi nhìn lên bầu trời, những chiếc diều đua nhau bay lượn. Tiếng sáo diều trầm bổng, hòa quyện tạo thành một bản nhạc vi vút. Chiếc diều của ai bay cao nhất sẽ giành chiến thắng. Em đã từng thắng cuộc một lần. Trò chơi thả diều đối với em vô cùng thú vị.

5. Đoạn văn mẫu số 5

Em được ông ngoại dạy cho rất nhiều trò chơi dân gian. Em thích nhất là trò chơi Rồng rắn lên mây. Trong trò chơi ấy, em được sắm vai thầy thuốc. Trò chơi được quy định như sau: một bạn sắm vai thầy thuốc, khoảng năm đến tám bạn sắm vai rồng. Tám bạn này nối dài bằng cách ôm bụng của nhau tạo thành con rồng. Bạn sắm vai thầy thuốc có nhiệm vụ bắt được bạn đứng cuối cùng. Bạn sắm vai đầu rồng có nhiệm vụ giang rộng đôi tay để bảo vệ các bạn phía sau. Tất cả cùng hát vang bài Rồng rắn lên mây. Em sắm vai thầy thuốc chạy phía trước các bạn sắm vai rồng. Chúng em cùng nhau hát bài hát “Rồng rắn lên mây”. Khi hát đến câu tha hồ mà đuổi, em sắm vai thầy thuốc đã đuổi bắt bạn đứng cuối cùng của nhóm sắm vai rồng. Bạn ấy chạy đến đâu thì bạn đứng đầu hàng chạy đối diện để ngăn không cho thầy thuốc bắt cái đuôi của mình. Khi thầy bắt hết được cái đuôi là lúc trò chơi kết thúc. Các bạn cùng cười đùa vui vẻ. Em thấy trò chơi dân gian vừa rèn luyện sự nhanh nhẹn vừa giúp cho chúng em hòa đồng đoàn kết vui vẻ.

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục

[1]

Đề bài: Kể lại một trò chơi dân gian mà em biếtBài làm


Thời xa xưa, khi đời sống tinh thần của nhân dân chưa được như hiện nay,khơng hề có tivi, laptop, máy chơi game,… thì trẻ em dân gian đã nghĩ ra rấtnhiều trò chơi dân gian để cùng nhau chơi đùa trong những biểu chiều mát mẻ.Trong đó có trị chơi trốn tìm, một trò chơi đầy sự sáng tạo và mang đậm màusắc trẻ thơ


Trị chơi trốn tìm có từ rất sớm trong đời sống sinh hoạt của người dân ViệtNam. Trò trốn tìm hay cịn có một tên gọi khác là trị ú tim ở khu vực miềnTrung và trò năm mươi năm mươi ở khu vực miền nam. Trong không giannông nghiệp, nông thôn xưa, những đứa trẻ trong cùng một xã, một làng hoặcmột địa phương thường có xu hướng tập trung lại để cùng nhau chơi vào nhữngbuổi chiều hoặc buổi tối. Địa điểm tụ tập thường là ở đầu đình, gốc đa, nhữngnơi diễn ra sinh hoạt văn hóa của một tập thể.


Trị chơi trốn tìm thường được chơi thành từng nhóm đơng từ sáu đến hơn chụcngười, trong đó có một người khi oẳn tù xì thua sẽ bị mọi người bịt mắt lạibằng một tấm vải, một chiếc khăn, miễn sao người bị bịt mắt sẽ khơng nhìnthấy mọi người. Và trong một khoảng thời gian nhất định, đa số là thời giantrong vòng năm mươi giây người bị bịt mắt mới có thể cởi bỏ khăn vải, cũngtrong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy thì những người cịn lại sẽ chạy đi tìm chỗtrốn an tồn nhất. Sau ba mươi giây, người đi tìm sẽ đi xung quanh khu vực màhọ chơi để tìm kiếm những những người khác. Những người bị tìm thấy sẽ bịloại bỏ khỏi cuộc chơi, nếu như toàn bộ người chơi bị tìm ra thì người đi tìm sẽsống sót và người đầu tiên bị tìm thấy sẽ tiếp tục thay người đi tìm chơi tiếp.Nếu người đi tìm khơng phát hiện ra mọi người trốn ở đâu, người đó có thể hơ“tha gà” và người đó sẽ là người đi tìm ở lượt chơi tiếp theo cho đến lúc tìmthấy người thay thế.



Theo luật của trị chơi trốn tìm thì người đầu tiên bị tìm thấy sẽ có khả năng trởthành người đi tìm tiếp theo, nếu sau đó khơng có người nào giải cứu, khi ấyngười đầu tiên bị tìm thấy sẽ tiếp tục thay thế cho người đi tìm. Chỉ đến ngườithứ hai, thứ ba và những người sau đó bất ngờ chạy ra tời nơi người tìm màkhơng bị họ phát hiện thì người đầu tiên bị tìm ra mới thốt cảnh đi tìm. Ngườiđi tìm sẽ tiếp tục trị chơi mới và tìm người lại từ đầu.

[2]

những trò chơi điện tử,.. Thật đáng tiếc nếu trẻ em những thế hệ sau khôngđược trải qua cảm giác vui sướng, hồi hộp khi chơi trốn tìm- một trị chơi dângian lí thú

Video liên quan

Chủ Đề