Kênh otc trong ngành dược là gì năm 2024

Không chỉ đối với các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, kênh phân phối cũng vô cùng quan trọng có ảnh hưởng tới thành công của những doanh nghiệp Dược phẩm. Nếu các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phân phối sản phẩm sử dụng kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp và kênh phân phối đa cấp thì trong ngành Dược các doanh nghiệp phân phối sản phẩm theo 02 kênh:

- Kênh ETC với tên đầy đủ là Ethical drugs: Đây là hình thức bán thuốc theo đơn bác sĩ, ngoài ra kênh phân phối này còn được sử dụng để đấu thầu mở cửa hàng bán lẻ thuốc tại sở và bệnh viện

- Kênh OTC viết đầy đủ là Over The Counter là một kênh bán lẻ ngày nay được triển khai phổ biến – bán thuốc không cần đơn đê của bác sĩ.

Với 02 kênh phân phối trên, các đơn vị kinh doanh Dược hiện đang tập chung nhiều hơn vào kênh phân phối OTC để phục vụ kịp thời nhu cầu sức khỏe của người dân. Cũng nhờ có 2 kênh phân phối này mà các trình dược viên tiếp thị thuốc cũng chia ra làm trình dược viên otc và trình dược viên etc. Tuy nhiên kênh ETC cũng không thể loại bỏ khi quy mô, phạm vi hoạt động của bệnh viện đang ngày càng được mở rộng. Các doanh nghiệp quan tâm tới lợi ích của doanh nghiệp mà chuyển đổi từ kênh ETC sang kênh OTC nhưng đó cũng để phục vụ người dân với nhiều lợi ích và việc chuyển đổi được nhiều doanh nghiệp quan tâm là có nguyên do.

Việc làm y tế - dược tại Hồ Chí Minh

2. Xu hướng chuyển đổi từ hệ thống kênh ETC sang kênh OTC xuất phát từ đâu?

Sản xuất theo hình thức phân phối OTC

Thị trường Dược phẩm Việt nam có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 13 trên thế giới. Đánh giá đó được dựa trên số dân Việt Nam với khoảng 95 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất khu vực, mức thu nhập ngày càng cao nhưng đi cùng với đó là dân số Việt Nam già đi và họ chú trọng hơn vào các vấn đề về sức khỏe. Từ đó ngành Dược nước ta có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Tuy nhiên thời gian gần đây, kể từ năm 2018 ngành Dược tăng trưởng chậm lại với nguyên nhân là do tỷ lệ cạnh tranh trong ngành cao với các sản phẩm nhập khẩu.

Doanh nghiệp Dược trong nước hiện đang bị phụ thuộc phần lớn nguyên liệu nhập khẩu với mức giá phải chịu khi nhập khá cao làm giảm lợi nhuận thu về của các doanh nghiệp. Trước tình trạng này, để không còn lệ thuộc vào sản phẩm ngoại tại sao các doanh nghiệp Dược lại không tự kinh doanh sản phẩm của mình? Và họ đã nhận ra để chọn cho mình con đường mới tập chung đầu tư và sản xuất với công nghệ mới hướng tới mục tiêu kinh doanh sản phẩm trong nước, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng nhà máy đạt tiêu chuẩn nhằm tăng tỷ lệ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm [IPC], đặc biệt để cạnh tranh phải tập trung phát triển, lựa chọn kênh phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành.

Việc làm y tế - dược tại Hà Nội

Kênh OTC được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay

Kênh phân phối là tập hợp các đơn vị kinh doanh là tổ chức/ cá nhân phụ thuộc vào nhau tham gia vào công việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trong các lĩnh vực khác nhau, các kênh phân phối được lựa chọn cũng khác nhau, kênh phân phối được lựa chọn phải đáp ứng nhiều tiêu chí. Đó không chỉ là dựa vào nguồn lực bên trong doanh nghiệp mà nó còn phải phụ thuộc vào xu hướng phát triển của thị trường cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh thị trường ngành Dược cạnh tranh quyết liệt như ngày nay, các doanh nghiệp Dược đang tạo ra một làn sóng kinh doanh mới khi đồng loạt đầu tư chuyển đổi từ kênh ETC sang kênh OTC .

Việc chuyển đổi này không chỉ bởi những nguyên do “rộng” kể trên mà nó bắt đầu từ sau năm 2013 khi có quy định chọn thuộc trúng thầu trong bệnh viện có tiêu chí mới là ưu tiên thuốc “giá thấp”. Vì thế để đảm bảo vị thế đồng thời để có khả năng cạnh tranh trên thị trường, kênh OTC được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp khi chuyển đổi cho thấy tỷ trọng doanh thu của OTC cao hơn ETC tạo động lực thúc đẩy những doanh nghiệp còn lại chuyển đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Thị trường cho kênh OTC cũng chính là một trong những lý do khiến có các doanh nghiệp lựa chọn OTC trong chiến lược phân phối sản phẩm. Tính đến nay, số nhà thuốc bán gấp tới 50 lần số bệnh viện. Tỷ lệ chênh lệch này có cho thấy thị trường OTC là chiếc bánh ngọt khổng lồ mà doanh nghiệp nào cũng muốn chiếm giữa.

Xem thêm: Registered nurse là gì? Thuật ngữ này dùng cho ngành nào

3. Kênh OTC với lợi ích hấp dẫn

Kênh OTC giúp doanh nghiệp phân phối tới các nhà thuốc bán lẻ trên thị trường

Để giải thích thêm cho xu hướng chuyển đổi từ kênh ETC sang kênh phân phối OTC, doanh nghiệp còn xét tới những lợi ích mà OTC mang lại cho doanh nghiệp chuyển đổi:

- Với lợi thế thị trường, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phân phối theo hình thức OTC có thể thu hồi vốn rất nhanh.

- Kênh OTC, bán hàng không theo đơn của bác sĩ bởi vậy hoạt động kinh doanh không bị phụ thuộc vào hệ thống bệnh viện thay vào đó họ chủ động được việc phát triển thị trường, giúp họ tăng được mức độ ảnh hưởng với các nhà thuốc, đồng thời giảm sức ảnh hưởng của những đại lý cấp 1.

- Không còn bị phụ thuộc vào các địa điểm bán buôn về doanh thu, mà kênh OTC giúp doanh nghiệp phân phối tới các nhà thuốc bán lẻ trên thị trường.

Kênh OTC thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp chính là được làm chủ chính mình

Như vậy, lợi ích lớn nhất mà kênh OTC thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp chính là được làm chủ chính mình, chủ động trong việc quản lý và khai thác tối đa thị trường phân phối. Việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng được rút ngân bằng việc trực tiếp tiếp cận với nhà thuốc mà không cần qua trung gian hay các đại lý cấp 1.

Hơn thế, người tiêu dùng Việt Nam ưa tiện lợi bởi vậy những địa điểm gần nhà luôn là sự lựa chọn hàng đầu của họ. Sự nhanh chóng, thuận tiện luôn được người tiêu dùng hướng tới, việc đến nhà thuốc mua thuốc để điều trị những căn bệnh nhẹ, phổ biến như ho, cảm cúm, sốt,… thay vì phải chờ đợi và làm thủ tục rườm rà tại các bệnh viện. Với lý do này các loại thuộc OTC lại càng được người tiêu dùng ưa chuộng dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của OTC vượt lên ETC.

Việc làm trình dược viên otc

4. Khó khăn – thách thức – giải pháp khi ngành Dược chuyển đổi sang kênh OTC

4.1. Khó khăn

Chi phí cho bán hàng và quản lý sẽ tăng cao là khó khăn đầu tiên mà doanh nghiệp phải đối mặt

Nhiều người cho rằng ngành Dược không nhiều cạnh tranh so với các lĩnh vực kinh doanh khác nhưng thực tế những “ông lớn” Dược phẩm đang phải đối mặt với tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Việc chuyển đổi từ kênh ETC sang kênh OTC giải quyết một số vấn đề bất cập trong ngành đồng thời phát sinh cho doanh nghiệp một số khó khăn mà nếu quyết định chuyển đổi họ phải chấp nhận.

Khó khăn trước hết chính là chi phí cho bán hàng và quản lý sẽ tăng cao. Sản phẩm của họ không thể được tiêu dùng trong các nhà thuốc nếu chủ cửa hàng không biết được tác dụng của thuốc đồng thời là sự nguy hại của nó. Do đó để bán hàng trực tiếp tới từng quầy thuộc, các doanh nghiệp cần có một đội ngũ tư vấn bán hàng là các Trình dược viên tiếp thị cho sản phẩm. Họ là những người vừa phải có kiến thức chuyên môn ngành Dược vừa phải có kỹ năng bán hàng để truyền đạt thông tin tới khách hàng, thuyết phục họ tin tưởng tiêu thụ thuốc của mình. Điều này là khó khăn cần doanh nghiệp giải quyết đầu tiên, xây dựng nguồn nhân lực luôn có ảnh hưởng tới các chiến dịch kinh doanh hàng đầu.

Có thể một phần giá trị chiết khấu trước đây cho các nhà trung gian phân phối đã tiết kiệm để bù đắp được cho chi phí bán hàng nhưng doanh nghiệp phải chấp nhận chi ra khoản tiền cho công tác quản lý tốt nhân viên thị trường. Trình Dược viên chính là chức vụ chuyên ngành Dược, còn trong kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ công việc tiếp thị sản phẩm do nhân viên kinh doanh đảm nhận, họ chính là gương mặt đại diện của doanh nghiệp, mang về doanh thu cho doanh nghiệp.

Việc làm trình dược viên

4.2. Thách thức

Thách thức lớn nhất của doanh nghiệp cần phải tìm cách giải quyết trong khâu quản lý

Nhận thức được sự cần thiết của các trình dược viên trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp, họ bắt đầu thuê giám sát viên và đặt ra nhiều tiêu chuẩn, thiết lập nhiều quy chế, quy định trong công tác quản lý. Tuy nhiên, thị trường Dược hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng hỗn loạn và đầy cạnh tranh khi mà doanh nghiệp phát hiện nhiều Trình dược viên gian lận trong quá trình làm việc, gộp đơn, chia đơn không tư vấn khuyến mãi cho nhà thuốc nhằm phục vụ lợi ích riêng của bản thân khiến cho việc chuyển đổi từ ETC sang kênh OTC như con dao hai lưỡi mà doanh nghiệp đang cầm đầu “lưỡi” có thể sẵn sàng làm doanh nghiệp đứt tay bất cứ lúc nào.

Đó chính là thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp cần phải tìm cách giải quyết trong khâu quản lý. Và nếu không kịp thời khắc phục để tình trạng gian lận xảy ra kéo dài không chỉ doanh thu không tăng mà doanh nghiệp rất có thể sẽ bị mất khách khi mà các mức chiết khấu, chương trình khuyến mại không được áp dụng với khách hàng trên thị trường.

Xem thêm: Giám định y khoa là gì? Có thật sự đơn giản như mọi người nghĩ

4.3. Giải pháp đương đầu với khó khăn, thách thức

Nhận ra những khó khăn thách thức trên xuất phát từ công tác quản lý của họ chưa phù hợp với xu thế phát triển hiện nay khi có ngày càng nhiều những mánh khóe gian lận tinh vi. Chính vì vậy, nếu đã mạnh tay thay đổi hệ thống quản lý kênh phân phối OTC thì các doanh nghiệp rất cần chú ý vào công tác quản lý trình dược viên. Và ngày nay khi công nghệ phát triển, công tác quản lý có thể được giám sát qua phần mềm đảm bảo tỷ lệ chính xác, phục vụ công tác quản lý của doanh nghiệp

Việc làm quản lý trình dược viên

5. Trình dược viên kênh ETC và kênh OTC

Trình dược viên là những người kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm dược như thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thiết bị y tế,…

Trình dược viên là những người kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm dược như thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thiết bị y tế,… Các sản phẩm của doanh nghiệp dược được phân phối tiêu thụ trong các nhà thuốc đều nhờ tới đội ngũ trình dược viên. Họ chính là nhân viên kinh doanh trong doanh nghiệp chuyên kinh doanh dược phẩm, chịu trách nhiệm hướng dẫn cho nhân viên các quầy thuốc, bác sĩ biết công dụng của sản phẩm thuốc, tính năng của thiết bị y tế để khi sử dụng sản phẩm phát huy được tối đa hiệu quả. Do đó họ là những người phải tìm hiểu rõ nhất những đặc tính của sản phẩm để tư vấn cho khách hàng.

Theo các kênh phân phối khác nhau, công việc của các trình dược viên cũng không giống nhau. Cụ thể:

- Trình dược viên OTC ngược lại với trình dược viên ETC, họ giới thiệu thuộc không cần theo đơn và cũng không cần tuân theo sự chỉ dẫn và bị theo dõi từ bác sĩ. Trình dược viên OTC chỉ làm việc chủ yếu trong các nhà thuốc và quầy thuốc với công việc tập chung chủ yếu vào việc giới thiệu chương trình khuyến mãi và ưu đãi của công ty dược dành cho khách hàng khi họ mua sản phẩm.

- Trình dược viên ETC là những người chuyên giới thiệu thuốc theo đơn kê từ bác sĩ, nhất thiết phải tư vấn thuốc theo đúng chỉ dẫn và có sự theo dõi từ bác sĩ. Công việc của họ phải có sự phối hợp với bác sĩ vậy nên địa điểm làm việc chủ yếu tại bệnh viện, trong phòng khám và các trung tâm y tế. Yêu cầu trình độ chuyên môn về dược của trình dược viên ETC ở mức cao. Vì vậy nếu bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí này, bạn có thể tham khảo cv trình dược viên etc.

Việc làm trình dược viên etc

.jpg]Ngành dược được dự đoán có triển vọng phát triển là cơ hội nghề nghiệp cho giới trẻ trong tương lai

Ngành dược được dự đoán trong tương lai có triển vọng phát triển rất lớn khi dân số ngày càng già, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, người tiêu dùng chi tiêu cho các vấn đề về sức khỏe ngày càng tăng mở ra một thị trường tiềm năng với các doanh nghiệp dược phẩm. Đồng thời cùng với xu hướng chuyển đổi hướng kinh doanh từ ETC sáng kênh OTC, cơ hội việc làm dành cho các trình dược viên OTC lại càng rộng mở với mức thu nhập khá cao. Bạn là một sinh viên ngành dược nhưng lại không thích làm việc trong một môi trường, bạn thích kinh doanh, thích khám phá và tiếp xúc với nhiều người – công việc trình dược viên rất phù hợp với bạn.

Để tham gia vào công việc trước hết bạn cần hoàn thành chương trình đào tạo Dược để có tấm bằng chuyên ngành Dược trình độ trung cấp trở lên. Tiếp đó cũng như các công việc trong lĩnh vực kinh doanh khác bạn sẽ phải trải qua những vòng phỏng vấn gắt gao của nhà tuyển dụng và nhiều khóa đào tạo chuyên sâu về loại thuốc bạn sẽ giới thiệu tới các nhà thuốc. Để phục vụ giai đoạn tư vấn bạn cần có các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, duy trì và phát triển quan hệ xã hội; kỹ năng tìm kiếm, chăm sóc khách hàng; kỹ năng thuyết trình, giới thiệu sản phẩm; kỹ năng tổ chức phân bổ thời gian; kỹ năng tổ chức sự kiện và không thể thiếu là kỹ năng đàm phán thương lượng với khách hàng. Nhưng điều quan trọng nhất đó là niềm đam mê và tình yêu với nghề cùng với đó là có đạo đức nghề nghiệp để đối mặt trước những khó khăn, vượt qua cạm bẫy trong nghề.

Một trình dược viên phải biết rõ được thuốc, những kiến thức y học, thành phần thuốc. Do đó mà bạn không được lơ là việc trau dồi kiến thức thường xuyên: dược động học, thuốc tân dược, thuốc đông y,... để tư vấn cũng như làm việc với các bác sĩ bệnh viện chuyên nghiệp.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc nhưng bạn chưa biết tìm việc ở đâu? Timviec365.vn là địa chỉ tin cậy dành cho những thông tin tuyển dụng uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Chúng tôi tự hào khi website là đối tác với hơn 400.000 doanh nghiệp lớn, nhỏ trên khắp các tỉnh thành cả nước, có đa dạng các vị trí việc làm cho ứng viên lựa chọn.

Tìm việc

Hy vọng qua nội dung bài viết tìm hiểu “kênh OTC là gì?” trên đây, Timviec365.vn đã cung cấp tới độc giả được nhiều thông tin thiết thực nhất liên quan tới OTC trong ngành dược. Cùng với đó là cơ hội việc làm trình dược viên OTC trước xu thế chuyển đổi kênh ETC sang kênh OTC như một làn sóng mới thúc đẩy ngành Dược phát triển. Mong rằng Timviec365.vn luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất của mọi người trên con đường sự nghiệp.

Trình dược viên OTC nghĩa là gì?

OTC là viết tắt của Over The Counter, trong ngành dược được dùng để chỉ các loại thuốc không kê đơn. Vậy trình dược viên OTC là những người chuyên đi giới thiệu các loại thuốc không kê đơn, được phép sử dụng mà không cần sự cho phép của bác sĩ chuyên môn. Đối tượng chính của họ là các nhà thuốc, quầy thuốc.

Nhân viên kinh doanh kênh OTC là gì?

Trình Dược Viên OTC [Over the counter] Đây là nhóm nhân viên giới thiệu sản phẩm cho các kênh Nhà thuốc, chuỗi nhà thuốc. Khách hàng của TDV OTC là các Dược sĩ, thậm chí là chủ nhà thuốc, chủ quầy thuốc [những người không phải là Dược Sĩ].

He etc là gì?

ETC là gì? ETC là viết tắt của cụm từ Ethical drugs, hay còn gọi là prescription drugs là các thuốc chỉ được bán khi có đơn của bác sĩ và kênh phân phối đại diện của ETC là kênh bệnh viện.

ETC trong y tế là gì?

Trong khi đó, trình dược viên ETC [Ethical drugs – prescription drugs] là nhóm trình dược viên người lại so với OTC. Họ sẽ giới thiệu những loại thuốc, dược phẩm được bác sĩ kê đơn, chỉ định dùng. Trình dược viên ETC thường sẽ làm việc ở những bệnh viện, trung tâm y tế hoặc phòng khám là chính.

Chủ Đề