Khái niệm quan hệ quốc tế là gì

Khái niệm về quan hệ quốc tế

Hiện nay đã có nhiều định nghĩa về quan hệ quốc tế [international relation], nhưng tựu trung thì có các định nghĩa sau:

– Quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền. Mọi quốc gia đều có quyền quyết định tối cao và tự do. Các quốc gia không ở dưới một uy quyền nào và đối nghịch với nhau, sử dụng quyền lực để thực hiện các mục tiêu và thỏa mãn các quyền lực của quốc gia mình. Quan hệ quốc tế có thể bao gồm nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

  • Khái niệm về rửa tiền
  • Khái niệm về sở hữu trí tuệ
  • Vai trò của thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp thương mại
  • Quan điểm triết học về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN việt nam
  • Tình hình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014

– Quan hệ quốc tế là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, chính trị, tư tưởng, luật pháp, ngoại giao, quân sự…giữa những quốc gia & hệ thống quốc gia với nhau, giữa các giai cấp chính, các lực lượng tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị chủ yếu hoạt động trên trường quốc tế [QHQT sau CTTG II. Nxb CTQG, 1962, tr.26; Inodensev, Liên Xô].

– Quan hệ quốc tế là hiện tượng xã hội, song là loại quan hệ xã hội có đặc điểm riêng nảy sinh trong quá trình hoạt động của con người liên quan đến môi trường quốc tế. Quan hệ quốc tế này vượt khỏi biên giới quốc gia, có những thay đổi và trở nên vô cùng phức tạp, bởi trong môi trường quốc tế có các cơ chế hoạt động và luật chơi hoàn toàn khác với cơ chế trong nội bộ quốc gia [Vũ Dương Huân, Bản chất và đặc thù của quan hệ quốc tế, Nghiên cứu quốc tế, số 3, 9/2010]

– Quan hệ quốc tế là tất cả các loại hình trao đổi hoạt động, là đối tượng quan hệ giữa các quốc gia và giữa các trao đổi của cá nhân [Krapchenko, Liên Xô].

Mở rộng: Học thuyết Marx – Lenin cho rằng, quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ quốc tế, là do quan hệ vật chất [đó là hình thức kinh tế – xã hội, hiện tượng xã hội] quyết định ra. Quan hệ quốc tế được tiếp tục trong phạm vi quốc tế, các mối quan hệ xã hội được tiếp tục trong phạm vị dân tộc, và chính sách đối ngoại của quốc gia là từ chính sách đối nội mà ra. Hiển nhiên, chính sách đối ngoại độc lập có tác động trở lại đến chính sách đối ngoại quốc gia [mục tiêu, chính sách] nhưng theo một mức độ nào đó mà thôi. Động lực chính khiến cho quan hệ quốc tế xuất hiện đó là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp khác nhau, các quốc gia và các chế độ xã hội khác nhau để giải quyết mâu thuẫn đối kháng giữa họ với nhau. Tương quan lực lượng các giai cấp, các quốc gia, các tổ chức chính trị – xã hội khác nhau sẽ quyết định đến quan hệ quốc tế. GS người Nga Sygankov thì cho rằng, quan hệ quốc tế là loại quan hệ xã hội đặc biệt vượt ra ngoài quan hệ xã hội bên trong quốc gia. Để làm rõ vấn đề này, ông đề ra 2 tiêu chí: các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chiến lược đối nội – đối ngoại; vai trò của người tham gia của nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, đảng phái… Quan hệ quốc tế thực ra rất đa dạng, nhiều chiều và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Chúng bao gồm các hoạt động thực tiễn của con người từ chính trị đến kinh tế, quân sự, thể thao…, do đó quan hệ quốc tế là loại quan hệ đặc biệt.

Mục lục

  • 1 Tham khảo
    • 1.1 Học thuyết
    • 1.2 Sách
  • 2 Chú thích
  • 3 Liên kết ngoài

Tham khảoSửa đổi

Học thuyếtSửa đổi

  • Norman Angell The Great Illusion [London: Heinemann, 1910]
  • Hedley Bull Anarchical Society [New York: Columbia University Press, 1977]
  • Robert Cooper The Post-Modern State
  • Goodin, Robert E., and Hans-Dieter Klingemann, eds. A New Handbook of Political Science [1998] ch 16-19 pp 401–78 excerpt and text search
  • Robert Keohane After Hegemony
  • Hans Köchler, Democracy and the International Rule of Law. Vienna/New York: Springer, 1995
  • Andrew Linklater Men and citizens in the theory of international relations
  • Reinhold Niebuhr Moral Man and Immoral Society 1932
  • Joseph Nye Soft Power: The Means to Success in World Politics, Public Affairs Ltd 2004
  • Paul Raskin The Great Transition Today: A Report from the Future
  • J. Ann Tickner Gender in International Relations [New York: Columbia University Press, 1992]
  • Kenneth Waltz Man, the State, and War
  • Kenneth Waltz Theory of International Politics [1979], examines the foundation of By Bar
  • Michael Walzer Just and Unjust Wars 1977
  • Alexander Wendt Social Theory of International Politics 1999
  • J. Martin Rochester Fundamental Principles of International Relations [Westview Press, 2010]
  • An Introduction to International Relations Theory

SáchSửa đổi

  • Baylis, John, Steve Smith, and Patricia Owens. The Globalization of World Politics: An Introduction to International Relations [2011]
  • Mingst, Karen A., and Ivan M. Arreguín-Toft. Essentials of International Relations [5th ed. 2010]
  • Nau, Henry R. Perspectives on International Relations: Power, Institutions, Ideas [2008]
  • Roskin, Michael G., and Nicholas O. Berry. IR: The New World of International Relations [8th ed. 2009]
  • Singh, Ningthoujam Koiremba [2013]. Non-Traditional Security in International Relations: Illicit Drug Trafficking and Narco-Terrorism in East and South East Asia. Ruby Press & Co. ISBN 978-93-82395-00-3. www.rubypressco.com

Sự khác biệt giữa quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế là gì

Sự khác biệt giữa quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế là gì - Sự Khác BiệT GiữA

Video liên quan

Chủ Đề