Khen thưởng học sinh theo Thông tư 30

Quản trị 20/03/2017 Lượt xem: 29042

Đọc bài viết

– Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên; – Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận; Như vậy, tinh thần đổi mới của Thông tư 30 vẫn được tiếp tục kế thừa trong các quy định về khen thưởng trong Thông tư 22 [khen thưởng các học sinh tiến bộ vượt bậc về từng nội dung đánh giá]. Song đã quy định rõ ràng hơn về tiêu chí để khen thưởng học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện.

Các quy định như vậy sẽ cụ thể hơn, giúp cho giáo viên và nhà trường thuận lợi trong việc khen thưởng học sinh, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu không gây áp lực cho học sinh, cha mẹ học sinh và khắc phục được bệnh thành tích trong giáo dục.

Nguồn: moet.gov.vn

Ngày hỏi:01/10/2016

Khen thưởng học sinh tiểu học được quy định như thế nào? Bạn đọc Bùi Chiến Thắng, địa chỉ mail buic****@gmail.com hỏi: Con em đang học lớp 3 trường Vĩnh Phúc, tỉnh Gia Lai. Em muốn hỏi, nếu học cấp bậc tiểu học thì việc khen thưởng cho các con được quy định ra sao? Em cảm ơn!

  • Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới khen thưởng học sinh tiểu học được quy định tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, được hợp nhất từ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT [Có hiệu lực từ ngày 15/10/2014] và văn bản sửa đổi, bổ sung là Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT [Có hiệu lực từ ngày 06/11/2016], theo đó:

    1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh:

    a] Khen thưởng cuối năm học:

    - Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên;

    - Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận;

    b] Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.

    2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

    [Điều 16 Quy định đánh giá học sinh tiểu học Ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT]

    Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về khen thưởng học sinh tiểu học, được quy định tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


Năm thứ hai thực hiện Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học không qua chấm điểm, tuy nhiên các trường vẫn chưa hết bối rối, lo lắng trong việc đánh giá, khen thưởng học sinh.

Tại một số trường 100% học sinh được khen thưởng.

Bà Nguyễn Xuân Lan, Hiệu trưởng trường tiểu học Marie Curie Hà Nội cho rằng, từ khi thực hiện Thông tư 30 giáo viên lẫn Ban Giám hiệu đều rất bối rối khi đánh giá, khen thưởng học sinh.

Cả quá trình học tập giáo viên không chấm điểm học sinh nhưng đến cuối năm học lại kiểm tra, lấy điểm đánh giá làm căn cứ để tuyên dương, khen thưởng là chưa đảm bảo tính khách quan.

Thiếu hướng dẫn khen thưởng

 Bà Lan cho biết, năm học này trường Tiểu học Marie Curie có 100% học sinh được khen thưởng. Nếu thực sự xuất sắc thì mỗi lớp giáo viên chỉ chọn ra được khoảng vài em nhưng trên tinh thần mỗi học sinh đều phải có một điểm mạnh nào đó nên tất cả học sinh đều nhận giấy khen của trường. 

Cụ thể, học sinh giỏi được khen chung là: Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện; học sinh tiên tiến được khen là Hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Riêng học sinh có học lực trung bình thì giáo viên phải chọn mặt tốt của mỗi học sinh để đề xuất khen thưởng. Ví dụ như: Em có năng khiếu nghệ thuật, Em học tốt thể thao, Em rèn luyện tốt phẩm chất năng lực…

Bà Nguyễn Thị Bích Huệ, Sở GD&ĐT Hải Dương kiến nghị, Thông tư 30 cần có hướng dẫn rõ hơn về khen thưởng, đánh giá học sinh để cơ sở đỡ lúng túng.

Theo bà Huệ, dù đã đến năm thứ hai thực hiện Thông tư 30 nhưng cuối năm học nhiều hiệu trưởng vẫn loay hoay trong đánh giá học sinh.

Bà Lê Đoan Trang, Hiệu phó trường tiểu học Thực nghiệm [Hà Nội] chia sẻ, không chấm điểm nên cả năm học giáo viên đánh giá học sinh ngoan, rèn luyện các thói quen tốt. Tuy nhiên, đến cuối năm làm bài thi thực chất, có học sinh chỉ đạt điểm 1. Khi đó, chính giáo viên cũng rất hoang mang không biết nên cho học sinh này lên lớp hay ở lại trong khi phụ huynh thì “sốc”.

Giấy khen học sinh tiểu học thời thông tư 30.


Thông tư 30 “nhân văn”?

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội ông Phạm Xuân Tiến cho rằng, Thông tư 30 có phần hướng dẫn về khen thưởng học sinh tuy nhiên hướng dẫn “rất mở” nhằm để các trường chủ động trong việc đánh giá phẩm chất, năng lực học tập, rèn luyện cụ thể của từng học sinh.

Thay vì đánh giá học sinh loại giỏi, khá, trung bình, yếu thì nay đánh giá cụ thể mỗi học sinh tốt về năng lực nào để phụ huynh, học sinh phấn đấu, rèn luyện. 

Ông Tiến cho rằng: “Các hiệu trưởng chỉ quen với cách làm cũ, ngại đổi mới. Việc thay đổi thói quen rất khó, thay đổi nhận thức lại càng khó hơn”, Theo ông Tiến, việc đánh giá, khen thưởng thông tư quy định mở như hiện nay là phù hợp, không cần phải điều chỉnh.

Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học [Bộ GD&ĐT] ông Lê Ngọc Định khẳng định, Thông tư 30 rất nhân văn, giải tỏa vấn đề áp lực điểm số cho học sinh.

Theo ông Định, giá trị nhân văn của Thông tư 30 chính là lời nhận xét của giáo viên sẽ đánh giá được sự tiến bộ của từng học sinh, không cho phép sự so sánh giữa học sinh này và học sinh khác.

Ông Định cũng chỉ ra, mỗi học sinh đều có một mặt mạnh nào đó thì việc các trường lựa chọn điểm ưu của từng em khen thưởng, động viên là điều cần thiết, mang ý nghĩa giáo dục cao.

PGS.TS Nguyễn Trí đánh giá Thông tư 30 rất tiến bộ, phù hợp với việc đổi mới học tập, ngành giáo dục nên kiên trì tuy nhiên cần có giải pháp khắc phục nhược điểm nếu không các trường sẽ mất phương hướng đánh giá học sinh. 

Theo PGS, ở nhiều nước trên thế giới họ cũng chấm điểm, nhận xét học sinh nhưng tránh có sự so sánh giữa học sinh với nhau, giáo viên chỉ thông báo kết quả học tập với phụ huynh, tránh thông báo trước lớp.

Ngoài ra, mỗi năm vài lần, giáo viên phải sắp xếp để gặp gỡ phụ huynh của từng học sinh để trao đổi về năng lực học tập, rèn luyện ở trường.

“Không chấm điểm nên cả năm học giáo viên đánh giá học sinh ngoan, rèn luyện các thói quen tốt. Tuy nhiên, đến cuối năm làm bài thi thực chất, có học sinh chỉ đạt điểm 1. Khi đó, chính giáo viên cũng rất hoang mang không biết nên cho học sinh này lên lớp hay ở lại trong khi phụ huynh thì sốc”. 

Bà Lê Đoan Trang, Hiệu phó trường tiểu học Thực nghiệm [Hà Nội]

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Video liên quan

Chủ Đề