Khoảng cách giữa 2 tâm đường tròn

Lý thuyết: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

  • Xem
  • Lịch sử chỉnh sửa
  • Bản đồ
  • Files

Bản để in

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Mục lục

1. Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn [edit]

2. Tiếp tuyến của đường tròn. [edit]

3. Một số dạng toán [edit]

Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn [edit]

a. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Khoảng cách từ điểm \[O\] đến đường thẳng \[a\] là độ dài đường vuông góc \[OH\] kẻ từ \[O\] đến \[a. \]


b. Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Xét đường tròn \[[O;\ R] \] và đường thẳng \[a\] trên mặt phẳng. Kẻ \[OH \bot a\] tại \[H. \]

Đặt \[OH=d. \] Khi đó, \[d\] là khoảng cách từ tâm \[O\] đến đường thẳng \[a. \]

  • \[a\] cắt \[[O]\]

\[\Leftrightarrow a\]\[[O] \] có 2 điểm chung.
\[\Leftrightarrow a\] là cát tuyến của \[[O]. \]


Hệ thức: \[dR\]

Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn.

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Số điểm chung

Hệ thức giữa \[d\]\[R\]

Đường thẳng và đường tròn cắt nhau

\[2\]

\[dR\]

Tiếp tuyến của đường tròn. [edit]

Định nghĩa:

Một đường thẳng được gọi là tiếp tuyến của một đường tròn nếu nó chỉ có một điểm chung với đường tròn đó. Điểm chung đó gọi là tiếp điểm.

Định lí:

Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.


Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.

a] Nếu một đường thẳng và một đường tròn chỉ có một điểm chung thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.
b] Nếu khoảng cách từ tâm của một đường tròn đến đường thẳng bằng bán kính của đường tròn thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.


Dấu hiệu nhận biết b] còn được phát biểu thành định lí sau:

Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.

Một số dạng toán [edit]

Dạng 1: Xác định vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

Phương pháp giải:

So sánh khoảng cách \[d\] với bán kính \[R:\]

  • Nếu \[dR\] thì đường thẳng và đường tròn không giao nhau.

Ví dụ 1:

Biết \[R\] là bán kính của đường tròn, \[d\] là khoảng cách từ tâm đến đường thẳng.

Điền vào các chỗ trống […] trong bảng sau:

\[ R \]

\[ d \]

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

\[9cm\]

\[…\]

Tiếp xúc nhau

\[6cm\]

\[3cm\]

\[…\]

\[5cm\]

\[7cm\]

\[…\]

Giải

  • Vì đường thẳng \[d\] và đường tròn \[ [O] \] tiếp xúc nhau nên \[d=R=9cm. \]
  • \[d5cm] \] nên đường thẳng \[d\] và đường tròn \[ [O] \] không giao nhau.

Khi đó, ta có bảng sau:

\[ R \]

\[ d \]

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

\[9cm\]

\[9cm\]

Tiếp xúc nhau

\[6cm\]

\[3cm\]

Cắt nhau

\[5cm\]

\[7cm\]

Không giao nhau


Dạng 2: Tính độ dài của một đoạn tiếp tuyến

Phương pháp giải:

Vận dụng tính chất của tiếp tuyến: Nếu đường thẳng \[a\] là tiếp tuyến của đường tròn \[ [O] \] tại \[A\] thì \[a \bot OA\] tại \[A. \]

Ví dụ 2:

Từ điểm \[A\] cách \[O\] một khoảng \[d\ [d >R] \] vẽ tiếp tuyến \[AB\] với đường tròn \[ [O;\ R]\] [\[B\] là tiếp điểm ]. Tính độ dài đoạn \[AB. \]


Giải

\[AB\] là tiếp tuyến của \[ [O] \] tại \[B\] nên \[AB \bot OB\] tại \[B. \]

Áp dụng định lí Py ta go vào \[\Delta AOB\] có:

\[AB=\sqrt{OA^2-R^2}=\sqrt{d^2-R^2}.\]

Vậy \[AB=\sqrt{d^2-R^2}.\] \[\square\]


Dạng 3: Tìm vị trí của tâm một đường tròn có bán kính cho trước và tiếp xúc với một đường thẳng cho trước.

Phương pháp giải:

  • Tìm khoảng cách từ tâm đường tròn tới đường thẳng đó.
  • Áp dụng tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước:

Các điểm cách đường thẳng \[b\] một khoảng bằng \[h\] nằm trên hai đường thẳng song song với \[b\] và cách \[b\] một khoảng bằng \[h. \]


Ví dụ 3:

Cho trước đường thẳng \[a. \] Tâm \[O\] của tất cả các đường tròn có đường kính \[2cm\] và tiếp xúc với đường thẳng \[a\] nằm trên đường nào?

Giải

Đường kính của \[ [O] \] bằng \[2cm\] nên bán kính của \[ [O] \] bằng \[1cm. \]

Mà đường tròn \[ [O] \] tiếp xúc với đường thẳng \[a\] nên \[d=R=1cm. \]

Vậy \[O\] nằm trên hai đường thẳng \[b\]\[b’\] song song với \[a\] và cách \[a\] một khoảng \[1cm.\]\[\square\]


Một số kiến thức liên quan

Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song

Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ 1 điểm tùy ý trên đường thẳng này tới đường thẳng kia.


Ta có: \[a//b;\ A\] bất kì nằm trên \[a. \]

\[AH \bot b;\ H \in b.\]

Khi đó, khoảng cách giữa hai đường thẳng song song \[a\]\[b\] là độ dài đoạn \[AH. \]

Đường thẳng song song cách đều

Định lí 1:

Những đường thẳng song song chắn trên một đường thẳng cho trước những đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau thì chúng song song cách đều.

Định lí 2:

Những đường thẳng song song cách đều chắn trên một đường thẳng bất kì những đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau.

◄ Luyện tập: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

Chuyển tới... Chuyển tới... Diễn đàn Lý thuyết: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông Luyện tập: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông Lý thuyết: Tỉ số lượng giác của góc nhọn Luyện tập: Tỉ số lượng giác của góc nhọn Thực hành: Nhận biết các tỷ số lượng giác góc nhọn Lý thuyết: Hệ thức giữa các cạnh và các góc của một tam giác vuông Luyện tập: Hệ thức giữa các cạnh và các góc của một tam giác vuông Lý thuyết: Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn. Thực hành ngoài trời Luyện tập: Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn. Thực hành ngoài trời Lý thuyết: Hệ thức lượng trong tam giác vuông Bài kiểm tra: Hệ thức lượng trong tam giác vuông Toán thực tế Chương 1 Link vào học Lý thuyết: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn Luyện tập: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn Lý thuyết: Đường kính và dây của đường tròn Luyện tập: Đường kính và dây của đường tròn Link vào học Lý thuyết: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Luyện tập: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Luyện tập: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Lý thuyết: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Luyện tập: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Lý thuyết: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau Luyện tập: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau Lý thuyết: Vị trí tương đối của hai đường tròn Luyện tập: Vị trí tương đối của hai đường tròn Luyện tập: Đường tròn Bài kiểm tra: Đường tròn Tài liệu ôn tập Link vào học Lý thuyết: Góc ở tâm. Số đo cung Luyện tập: Góc ở tâm. Số đo cung Lý thuyết: Liên hệ giữa cung và dây Luyện tập: Liên hệ giữa cung và dây Lý thuyết: Góc nội tiếp Thực hành: Góc nội tiếp Luyện tập: Góc nội tiếp Lý thuyết: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung Thực hành: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung Luyện tập: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung Lý thuyết: Góc có đỉnh ở bên trong, bên ngoài đường tròn Thực hành: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn Luyện tập: Góc có đỉnh ở bên trong, bên ngoài đường tròn Lý thuyết: Tứ giác nội tiếp Thực hành: Nhận xét tính chất của tứ giác nội tiếp Luyện tập: Tứ giác nội tiếp Lý thuyết: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp Luyện tập: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp Lý thuyết: Độ dài đường tròn, cung tròn Minh họa độ dài đường tròn Luyện tập: Độ dài đường tròn, cung tròn Lý thuyết: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn Minh họa cách tính diện tích Hình tròn Luyện tập: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn Lý thuyết: Góc với đường tròn Bài kiểm tra: Góc với đường tròn Bài kiểm tra 45 phút Lý thuyết: Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ Luyện tập: Hình trụ Lý thuyết: Hình nón - Hình nón cụt Luyện tập: Hình nón - Hình nón cụt Lý thuyết: Hình cầu Luyện tập: Hình cầu Toán thực tế chương 4 Lý thuyết: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu Bài kiểm tra: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu

Luyện tập: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn ►

Video liên quan

Chủ Đề