Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm là

Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là: được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi, liên quan đến kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường. Cũng như đưa ra các nội dung, tính chất liên quan đến tính chất hóa học của kim loại. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là

A. Na, Ba, K

B. Be, Na, Ca

C. Na, Fe, K

D. Na, Cr, K

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường [trừ Be không phản ứng với H2O ở bất kì nhiệt độ nào] và dung dịch thu được là các bazơ tương ứng.

2A + 2H2O → 2AOH + H2 [A là kim loại kiềm]

B + 2H2O → B[OH]2 + H2 [B là kim loại kiềm thổ, trừ Be]

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ba + 2H2O → Ba[OH]2 + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Đáp án A

Tính chất hóa học của kim loại

1. Tác dụng với phi kim

Nhiều kim loại phản ứng được với oxi tạo thành oxit.

3Fe + 2O2

Fe3O4

Trừ Ag, Au, Pt không phản ứng được với oxi

Nhiều kim loại phản ứng được với lưu huỳnh tạo thành muối sunfua [=S]

2Al + 2S Al2S3

2. Tác dụng với axit

  • Dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng [chỉ có kim loại đứng trước H mới phản ứng]

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

  • Tác dụng với HNO3, H2SO4 trong điều kiện đặc, nóng.

Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau

M + HNO3 → M[NO3]n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O] + H2O

Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí

M + H2SO4 → M2[SO4]n + {S, SO2, H2S} + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

Trừ K, Na, Ca, Ba không đẩy được kim loại vì tác dụng ngay với nước

Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng.

2Al + 3FeSO4 → Al2[SO4]3 + 3Fe

4. Tác dụng với nước

Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường [trừ Be không phản ứng với H2O ở bất kì nhiệt độ nào] và dung dịch thu được là các bazơ tương ứng.

R + nH2O → H2 + R[OH]n

Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan

Câu 1.Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Na, Fe, K.

B. Na, Cr, K.

C. Be, Na, Ca.

D. Na, Ba, K.

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 2.Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:

A. Na, Al

B. K, Na

C. Al, Cu

D. Mg, K

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 3.Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. Na, Cr, K

B. Be, Na, Ca

C. Na, Ba, K

D. Na, Fe, K

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 4. Dãy gồm các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. Fe, Mg, Al.

B. Fe, Cu, Ag.

C. Zn, Al, Ag.

D. Na, K, Ca.

Xem đáp án

Đáp án D

..............................

Trên đây VnDoc đã biên soạn hướng dẫn các bạn trả lời câu hỏi Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là.Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12,....

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12.Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là?”kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Hóa học 12 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.

Trắc nghiệm:Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là?

A. Na.

B. Al.

C. Be.

D. Fe.

Trả lời:

Đáp án đúng A. Na

Giải thích:

- Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường, tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là Na.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Kiến thức mở rộng về Kim loại

1. Vị trí, cấu tạo của kim loại

a. Vị trí

- Nhóm IA [trừ H], nhóm IIA: các kim loại này là những nguyên tố s

- Nhóm IIIA [trừ B], một phần của các nhóm IVA, VA, VIA: các kim loại này là những nguyên tố p

- Các nhóm B [từ IB đến VIIIB]: các kim loại chuyển tiếp, chúng là những nguyên tố d

- Họ lantan và actini [xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng]: các kim loại thuộc hai họ này là những nguyên tố f

b. Cấu tạo

- Cấu tạo nguyên tử kim loại

+ Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng

+ Bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại nhìn chung lớn hơn bán kính nguyên tử các nguyên tố phi kim

- Cấu tạo mạng tinh thể kim loại

- Có ba kiểu mạng tinh thể kim loại đặc trưng là lập phương tâm khối, lập phương tâm diện và lục phương

- Liên kết kim loại: Là liên kết hóa học hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron tự do di chuyển trong toàn bộ mạng lưới tinh thể kim loại.

2. Tính chất hóa học của kim loại

- Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử.

M →Mn++ ne

a. Tác dụng với phi kim: [Cl2, O2, S, ...]

2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3

2Al + 3O2→ 2Al2O3

Fe + S → FeS

b. Tác dụng với dung dịch Axit

- Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Nhiều kim loại có thể khử được ion H+trong dung dịch axit thành H2

Ví dụ: Thí nghiệm Fe + 2HCl → FeCl2+ H2

- Với dung dịch HNO3, H2SO4đặc:

Ví dụ:

3Cu+8HNO3→3Cu[NO3]2loang+2NO↑+4H2O3Cu+8HNO3→3Cu[NO3]2loang+2NO↑+4H2O

Ví dụ:

Cu+2H2SO4[dac]→CuSO4+SO2↑+2H2OCu+2H2SO4[dac]→CuSO4+SO2↑+2H2O​​

c. Tác dụng với nước

- Các kim loại có tính khử mạnh: kim loại nhóm IA và IIA [trừ Be, Mg] khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường.

- Các kim loại có tính khử trung bình chỉ khử nước ở nhiệt độ cao [Fe, Zn,…].

- Các kim loại còn lại không khử được H2O.

d. Tác dụng với dung dịch muối

- Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.

Ví dụ:

Fe + CuSO4→FeSO4+Cu↓Fe+CuSO4→FeSO4+Cu↓​

3. Dãy điện hóa của kim loại

a. Cặp oxi hóa - khử của kim loại

- Nguyên tử kim loại dễ nhường electron để trở thành ion kim loại, ngược lại ion kim loại có thể nhận electron để trở thành nguyên tử kim loại.

- Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa - khử của kim loại.

b. So sánh tính chất của các cặp oxi hóa - khử

Thí dụ: So sánh tính chất của hai cặp oxi hóa - khửCu2+/CuvàAg+/Ag.

- Thực nghiệm cho thấyCutác dụng được với dung dịch muốiAgNO3theo phương trình ion rút gọn:

- Trong khi đó, ionCu2+không oxi hóa đượcAg. Như vậy, ionCu2+có tính oxi hóa yếu hơn ionAg+và kim loạiCucó tính khử mạnh hơn kim loạiAg.

c. Dãy điện hóa của kim loại

- Người ta đã so sánh tính chất của nhiều cặp oxi hóa - khử và sắp xếp thành dãy điện hóa của kim loại:

d. Ý nghĩa của dãy điện hóa của kim loại

- Dãy điện hóa của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa - khử theo quy tắc α: Phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa - khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

Video liên quan

Chủ Đề