Kinh doanh dịch vụ an uống gồm những gì

dịch vụ ăn uống hộ cá thể, kinh doanh hộ cá thể, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh hộ cá thể, thuế môn bài,

KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG HÌNH THỨC HỘ KINH DOANH CÁ THỂ.

Kiến thức của bạn:

     Kinh doanh dịch vụ ăn uống hình thức hộ kinh doanh cá thể

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP

  • Nghị định số 139/2016/NĐ-CP
  • Luật tài nguyên nước
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC

 Nội dung tư vấn:

     Khoản 7 Điều 4 Luật đất đai 2014 quy định:

7. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

1/ Đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống hình thức hộ cá thể

     Hộ kinh doanh khi đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống thì chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

      Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh sẽ phải tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bao gồm :

  •  Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung bao gồm :
    • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử [nếu có];
    • Ngành, nghề kinh doanh;
    • Số vốn kinh doanh;
    • Số lao động;
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh

       Hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh hoặc đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký.

      Sau khi có đăng ký kinh doanh, cần phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm vì nhà hàng kinh doanh ăn uống là ngành kinh doanh có điều kiện:

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận :

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống [bản sao có xác nhận của cơ sở].
    • Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:
    • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở;
    • Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống;
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống [bản sao có xác nhận của cơ sở].
  • Danh sách kết quả khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.

      Hồ sơ nộp tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;

2/ Thuế

  • Phương pháp tính thuế.Hộ kinh doanh có thể chọn một trong hai phương pháp tính thuế sau:

          Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:

  • Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh, cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không phải quyết toán thuế
  • Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo quý.

   Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh:

  • Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm: cá nhân cư trú có phát sinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân.
  •  Khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh. Cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh nếu có tổng doanh thu kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.
  •  Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ ăn uống theo Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
    • Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT [3%
    • Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN [1,5%]
  • Thuế môn bài

     Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

3/ Nước thải :

Trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Khoản 5 Điều 37 của Luật tài nguyên nước là xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;

  Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email:

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!.                                                                                                       

     Liên kết tham khảo:

  • Ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của con người. Do đó mà hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh về dịch vụ ăn uống. Nhưng cũng có một số doanh nghiệp lúc đầu khi đăng ký kinh doanh không có đăng ký ngành nghề dịch vụ ăn uống cho nên sau qua trình hoạt động muốn bổ sung thêm. Vậy cho nên lúc này nếu doanh nghiệp muốn hoạt động dịch vụ ăn uống thì cần phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống. Bởi theo quy định hiện nay doanh nghiệp chỉ được hoạt động kinh doanh với các ngành nghề đã đăng ký và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau đây, Công ty Nam Việt Luật xin trình bày về trình tự thủ tục, hồ sơ bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống và chi tiết về nhóm ngành nghề dịch vụ ăn uống để quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn.

    I/ Nhóm ngành nghề dịch vụ ăn uống cần bổ sung

    Khi muốn bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống doanh nghiệp cần phải biết rõ mã ngành, mô tả chi tiết cụ thể của nhóm ngành dịch vụ ăn uống để khi đăng ký thông tin cho chính xác. Cụ thể, doanh nghiệp có thể bổ sung nhóm mã ngành nghề sau:

    1. 5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

    Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tới khách hàng, trong đó khách hàng được phục vụ hoặc khách hàng tự chọn các món ăn được bày sẵn, có thể ăn tại chỗ hoặc mua món ăn đem về. Nhóm này cũng gồm hoạt động chuẩn bị, chế biến và phục vụ đồ ăn uống tại xe bán đồ ăn lưu động hoặc xe kéo, đẩy bán rong.

    Cụ thể:

    – Nhà hàng, quán ăn;

    – Quán ăn tự phục vụ;

    – Quán ăn nhanh;

    – Cửa hàng bán đồ ăn mang về;

    – Xe thùng bán kem;

    – Xe bán hàng ăn lưu động;

    – Hàng ăn uống trên phố, trong chợ.

    Nhóm này cũng gồm: Hoạt động nhà hàng, quán bar trên tàu, thuyền, phương tiện vận tải nếu hoạt động này không do đơn vị vận tải thực hiện mà được làm bởi đơn vị khác.

    Loại trừ: Hoạt động nhượng quyền kinh doanh đồ ăn được phân vào nhóm 56290 [Dịch vụ ăn uống khác].

    Ngành nghề chi tiết Mã ngành chi tiết
    Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống [trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh]. Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống. Khách hàng được phục vụ hoặc khách hàng tự chọn các món ăn được bày sẵn, có thể ăn tại chỗ hoặc mua món ăn đem về.

    56101

    Cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi của hàng ăn nhanh. Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tại các cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh [fast-food chain]. 

    56102

    Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác. Nhóm này gồm: Hoạt động chuẩn bị, chế biến và phục vụ đồ ăn uống tại xe bán đồ ăn lưu động hoặc xe kéo, đẩy bán rong như: Xe thùng bán kem và xe bán hàng ăn lưu động.

    56109

    2. 562: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác

    Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng nhân các sự kiện như phục vụ tiệc hội nghị, tiệc gia đình, đám cưới… hoặc hợp đồng dịch vụ ăn uống cho một khoảng thời gian và hoạt động nhượng quyền dịch vụ ăn uống, ví dụ phục vụ ăn uống cho các sự kiện thể thao hoặc tương tự.

    Ngành nghề chi tiết Mã ngành chi tiết
    Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng. Nhóm này gồm: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, tại địa điểm mà khách hàng yêu cầu như tiệc hội nghị cơ quan, doanh nghiệp, đám cưới, các công việc gia đình khác….

    Loại trừ:

    – Sản xuất đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn để bán lại được phân vào nhóm 10790 [Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu];

    – Bán lẻ đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn được phân vào ngành 47 [Bán lẻ [trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác]. 

    5621 – 56210

    Dịch vụ ăn uống khác. Nhóm này gồm: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể.

    Nhóm này cũng gồm:

    – Hoạt động nhượng quyền kinh doanh ăn uống, ví dụ cung cấp dịch vụ ăn uống cho các cuộc thi đấu thể thao hoặc những sự kiện tương tự trong một khoảng thời gian cụ thể. Đồ ăn uống thường được chế biến tại địa điểm của đơn vị cung cấp dịch vụ, sau đó vận chuyển đến nơi cung cấp cho khách hàng;

    – Cung cấp suất ăn theo hợp đồng, ví dụ cung cấp suất ăn cho các hãng hàng không, xí nghiệp vận tải hành khách đường sắt…;

    – Hoạt động nhượng quyền cung cấp đồ ăn uống tại các cuộc thi đấu thể thao và các sự kiện tương tự;

    – Hoạt động của các căng tin và hàng ăn tự phục vụ [ví dụ căng tin cơ quan, nhà máy, bệnh viện, trường học] trên cơ sở nhượng quyền.

    – Hoạt động cung cấp suất ăn công nghiệp cho các nhà máy, xí nghiệp.

    Loại trừ:

    – Sản xuất đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn để bán lại được phân vào nhóm 10790 [Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu];

    – Bán lẻ đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn được phân vào ngành 47 [Bán lẻ [trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác]. 

    5629 – 56290

     3. 563 – 5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống

    Nhóm này gồm: Hoạt động chế biến và phục vụ đồ uống cho khách hàng tiêu dùng tại chỗ của các quán bar, quán karaoke, quán rượu; quán giải khát có khiêu vũ [trong đó cung cấp dịch vụ đồ uống là chủ yếu]; hàng bia, quán bia; quán cafe, nước hoa quả, giải khát; dịch vụ đồ uống khác như: nước mía, nước sinh tố, quán chè, xe bán rong đồ uống…

    Loại trừ:

    – Bán lại đồ uống đã đóng chai, đóng lon, đóng thùng được phân vào các nhóm 4711 [Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp], 47230 [Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh], 47813 [Bán lẻ đồ uống lưu động hoặc tại chợ], 47990 [Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu];

    – Hoạt động của các vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ không phục vụ đồ uống được phân vào nhóm 93290 [Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu].

    Ngành nghề chi tiết Mã ngành chi tiết
    Quán rượu, bia, quầy bar. Nhóm này gồm: Hoạt động của các quán rượu phục vụ khách hàng uống tại chỗ: rượu mạnh, rượu vang, rượu cocktail, bia các loại…

    Loại trừ: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn và uống rượu, bia nhưng trong đó đồ ăn là chủ yếu được phân vào nhóm 56101 [Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống [trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh]]. 

    56301

    Quán cà phê, giải khát. Nhóm này gồm:

    – Hoạt động của các quán chế biến và phục vụ khách hàng tại chỗ các loại đồ uống như: cà phê, nước sinh tố, nước mía, nước quả, quán chè đỗ đen, đỗ xanh…

    56302

    Dịch vụ phục vụ đồ uống khác. Nhóm này gồm: Hoạt động của xe bán rong đồ uống

    56309

    Cần biết mã ngành chi tiết khi bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống

    II/ Trình tự, thủ tục bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống

    Để bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống, bạn có thể tiến hanh theo quy trình sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống

    Hồ sơ cần chuẩn bị gồm các thành phần sau:

    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp [ Phụ lục II-1 của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT]

    + Biên bản họp Hội đồng thành viên [ công ty TNHH 2 thành viên] hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông [ công ty cổ phần] về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    + Quyết định về việc thay đổi bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống.

    + Văn bản ủy quyền cho người thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

    Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống

    – Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống như trên đến Cơ quan đăng ký kinh doanh và sau 3 ngày làm việc sẽ nhận được kết quả.

    – Doanh nghiệp sẽ được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể xác nhận thông tin đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp và dĩ nhiên sẽ có thêm các ngành nghề kinh doanh mới đăng ký.

    Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

    – Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày.

    – Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    >>> Lưu ý:

    – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý lao động, cơ quan thống kê, cơ quan bảo hiểm xã hội;

    – Định kỳ Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố – nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    – Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà công ty phải công khai theo quy định của pháp luật.

    III/ Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh của Nam Việt Luật

    – Công ty Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nên có khả năng tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan một cách chi tiết cho bạn. Không chỉ tư vấn miễn phí mọi thắc mắc liên quan, Nam Việt Luật còn hướng dẫn khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để thuận lợi thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.

    – Đặc biệt, khi nhận được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay khách hàng soạn thảo hoàn thiện hồ sơ thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh, nộp hồ sơ và lấy kết quả để trả cho khách hàng một cách nhành chóng, để giúp công ty của bạn thuận lợi kinh doanh ngành nghề muốn bổ sung hay muốn thay đổi. 

    – Ngoài ra, Nam Việt Luật còn thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung ngành nghề cho khách hàng, thủ tục cần lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng

    Nếu còn vướng mắc lên quan đến thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề dịch vụ ăn uống hay thay đổi đăng ký kinh doanh quý khách hàng  có thể liên hệ qua tổng đài hoặc gửi email cho công ty để chúng tôi tư vấn miễn phí cho các bạn.

  • Video liên quan

    Chủ Đề