Kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý nhà nước năm 2024

Câu 1.Quan niệm về văn bản quản lý nhà nước, văn bản quản lý hành

chính, văn bản điện tử:

Trả lời:

  1. Văn bản quản lý nhà nước:

Văn bản quản lý nhà nước [VBQLNN] là những quyết định và thông tin

quản lý thành văn [được văn bản hoá] do các cơ quan quản lý nhà nước ban

hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước

đảm bảo thi hành bằng những hình thức khác nhau nhằm điều chỉnh các mối

quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ

chức và công dân.

  1. Văn bản quản lý hành chính nhà nước

Là một bộ phận của văn bản QLNN, bao gồm những văn bản của các

cơ quan nhà nước [mà chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước] dùng để

đưa ra các quyết định và chuyển tải các thông tin quản lý trong hoạt động chấp

hành và điều hành. Các văn bản đặc thù thuộc thẩm quyền lập pháp [văn bản

luật, văn bản dưới luật mang tính chất luật] hoặc thuộc thẩm quyền tư pháp [bản

án, cáo trạng,...] không phải là văn bản QLHCNN

3.Văn bản điện tử

"Văn bản điện tử là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập

hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định

dạng theo quy định." [khoản 4 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP]

Văn bản điện tử hiện nay là một trong những phương tiện ghi chép được sử

dụng rộng rãi. Văn bản điện tử vẫn đảm bảo yêu cầu như văn bản giấy truyền

thống như nội dung, sự ổn định, thống nhất giữa các thông tin, cố định và truyền

đạt thông tin cho nhiều đối tượng tiếp cận. Điểm khác của văn bản điện tử là

hình thức ghi tin, lưu trữ thông tin văn bản cũng như cách truyền đạt thông tin so

với văn bản giấy truyền thống.

Câu 2. Đặc điểm văn bản quản lý nhà nước

– Về chủ thể ban hành: văn bản quản lý nhà nước do các cơ quan Nhà

nước, người có thẩm quyền soạn thảo và ban hành. Mục đích ban hành văn

bản quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền là giúp quá

trình quản lý Nhà nước diễn ra khách quan, khoa học và rõ ràng. Thông qua

văn bản quản lý Nhà nước, các hoạt động sai phạm trong công tác quản lý

Nhà nước và công tác kiểm tra sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời. Đồng

thời, nó được xem là tấm gương tiêu chuẩn để cơ quan chức năng nhìn vào,

điều chỉnh hoạt động của bản thân sao cho hợp lý. Về nguyên tắc, không

phải chủ thể nào cũng được ban hành mọi loại văn bản quản lý mà chỉ được

ban hành những loại văn bản nhất định trong phạm vi thẩm quyền để thực

hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Chỉ có những văn bản do người đúng

thẩm quyền ban hành mới có ý nghĩa pháp lý.

Chủ Đề