Làm gì khi hàng bị trả về do lỗi

Hàng bán bị trả lại khi đã tới được nước nhập khẩu; thì thiệt hại thật là to lớn. Từ uy tín cho tới tài chính đều bị ảnh hưởng. Nay CAVI Express xin đưa ra tình huống và giải pháp phòng tránh chuyện này. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mình đôi lúc vẫn bị dính vào trường hợp: trong container hàng có lẫn các vật lạ không rõ ràng. Ở đây không phải lỗi của hàng hóa, mà lỗi đến từ khâu đóng hàng:

  • Container không được vệ sinh kỹ, không đủ sạch trước khi đóng hàng
  • Trong quá trình đóng hàng, có vật khác ngoài hàng hóa của mình rơi vào trong

Nếu bạn xuất hàng đi thì cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này. Nhất là với các nước có chính sách khó khăn; Lý do là vì các lô hàng của Việt Nam xuất đi đều khó khăn hơn so với các nước trong khu vực; vì các lý do liên quan đến gian lận thương mại hay rào cản kỹ thuật…hàng bị kiểm tra rất kỹ bởi hải quan. Có một doanh nghiệp xuất khẩu xuất hàng, trong một lần sơ suất khi đóng hàng, đến cảng đích thì bị phát hiện có đất lẫn vào. Lúc này dù khách hàng đã thử nhiều phương án để giải quyết nhưng dùng biện pháp gì thì hàng vẫn bị trả về; làm phát sinh chi phí rất lớn. Ngoài nguy cơ lớn nhất là hàng bị trả về; bên dưới là những thiệt hại có thể phát sinh trong các tình huống tương tự

Nguy cơ khác ngoài việc bị trả lại hàng

  • Đối tác giam tiền thanh toán vì lý do cần thời gian kiểm hàng và giải quyết các phát sinh này. Vòng quay tài chính bị chậm, lãi suất phát sinh theo ngày.
  • Bị đối tác ép giá. Nếu không đồng ý sẽ không nhận hàng.

Giải pháp phòng tránh để không bị trả hàng lại do đóng container

  • Trước khi đóng hàng, phải vệ sinh container thật tốt, sạch và chụp hình lưu lại làm bằng chứng.
  • Những lô hàng lớn, phải có bên thứ 3 giám định, kiểm tra. Tuy chi phí có phát sinh thêm, nhưng so với việc buộc phải giảm giá; chiết khấu hay bị neo tiền lại từ phía đối tác thì chi phí này chẳng thấm vào đâu
  • Lựa chọn dịch vụ vận chuyển container [//caviexpress.net/van-chuyen-container-di-campuchia/] của đơn vị uy tín trên thị trường

Bài viết cùng chuyên mục

Nhà xe Khải Nam đi Campuchia không những vận chuyển hành khách sang Campuchia mà còn vận chuyển hàng hóa. Để biết thêm thông tin về nhà xe Khải Nam, khách hàng có thể tìm hiểu chi tiết dưới đâyGiới thiệu về nhà xe khải nam đi CampuchiaĐược thành lập ...

CBM là ký hiệu mà mọi người thường thấy trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu. Gặp rất nhiều ở vận chuyển đường bộ, hàng không, đường thủy. Công ty vận tải giao nhận hàng hóa sử dụng CBM để tính giá cước vận chuyển hàng. Vậy ...

Đất nước CampuchiaCampuchia có diện tích 181,035 km2 thuộc khu vực nhiệt đới và có biên giới giáp với Thái Lan [phía bắc và phía tây]. Biên giới Đông bắc giáp Lào và Biên giới Đông Nam giáp với Việt Nam. Với vùng biên giới trải dài giáp với các ...

Vận tải [giao thông vận tải] là sự vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Do đó, chúng ta có thể thấy các phương thức vận tải như: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường ống. Ở Việt Nam, Campuchia trong 20 năm trở ...

Vận chuyển hàng hóa [tiếng Anh: freight] hay giao nhận hàng hóa [tiếng Anh: freight forwarding] là một động từ chỉ sự di chuyển hàng hóa từ nơi gởi hàng đến nơi nhận hàng. Công việc này đã tạo ra thị trường cho các công ty cung cấp dịch vụ ...

CAVI Express là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp chuyển phát nhanh đi Campuchia tại Việt Nam. Từ những bưu phẩm, bưu kiện, lá thư, giấy tờ, hóa đơn, hợp đồng; quần áo... nhỏ gọn đến những mặt hàng siêu trường siêu trọng mà quý khách hàng cần ...

Nhận hàng mua phát hiện hàng bị lỗi, kém chất lượng, không đúng quy cách nên phải xuất trả lại người bán toàn bộ hay một phần hàng hóa thì xử lý như nào? Có phải lập hóa đơn không? là vẫn đề mà người bán quan tâm. Đặc biệt vấn đề này còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc kê khai thuế của bên bán. Trong phạm vi bài viết này, iHOADON sẽ hướng dẫn các các kế toán và doanh nghiệp cách xuất hóa đơn trả lại hàng đã mua cho người bán.

Xuất hóa đơn trả lại hàng cho người bán

1. Quy định liên quan đến lập hóa đơn hàng bán trả lại

Căn cứ theo khoản 2.8 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ tài Chính quy định hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp:

- “Tổ chức, cá nhân khi mua hàng hóa và người bán đã xuất hóa đơn, người mua cũng đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa có lỗi không đúng quy cách, chất lượng và trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, thì khi xuất hàng trả lại cho người bán, đơn vị phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT [nếu có]”

- “Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi các loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng [số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn], lý do trả hàng và bên bán lập biên bản thu hồi hóa đơn đã lập. Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán”.

Căn cứ theo quy định nêu trên, sẽ có 2 trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Nếu bên mua hàng là đối tượng không có hóa đơn [người mua là cá nhân]

- Đối với trường hợp trả lại toàn bộ hàng hóa:

+ Khi trả lại hành hóa, hai bên phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng [số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn], lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.

- Đối với trường hợp trả lại một phần hàng hóa:

+ Sau khi lập biên bản thu hồi hóa đơn ban đầu và nhận số hàng bị trả lại, bên bán thực hiện xuất hóa đơn mới cho số hàng mà thực tế người mua chấp nhận mua.

Trường hợp 2: Nếu bên mua hàng là đối tượng có thể xuất hóa đơn [người mua là tổ chức, doanh nghiệp]:

- Khi trả lại hàng, hai bên cần phải lập biên bản trả lại hàng [ghi rõ số lượng, giá trị hàng trả lại] và người mua phải viết hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ số lượng, đơn giá, thành tiền và lý do hàng trả lại

Ví dụ: Ngày 25/03/2021 công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam có mua 05 chiếc máy in Canon trị giá 2.000.000 VNĐ/ chiếc của công ty ABC, đến ngày 05/04/2021 thì công ty EFY phát hiện ra bị lỗi, công ty EFY tiến hành trả hàng cho công ty ABC.

Công ty EFY tiến hành xuất hóa đơn như sau:

.jpg]

Hóa đơn trả lại hàng

2. Cách xử lý hóa đơn bị thu hồi [người bán thu hồi hóa đơn do hàng bị trả lại]

.jpg]

Xử lý hóa đơn bị thu hồi

Theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 20 của thông tư 39/2014/TT-BTC, xử lý hóa đơn đã lập do người mua trả lại hàng hóa như sau:

- Trường hợp hóa đơn đã nhưng chưa giao cho người mua, phát hiện hóa đơn lập sai [do hàng hóa xuất bán bị trả lại], người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

- Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó có sai sót [do hàng hóa xuất bán bị trả lại] thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh [tăng, giám] số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm [-].

3. Hướng dẫn kê khai thuế đối với hàng hóa bị trả lại

Căn cứ theo hóa đơn trả lại hàng cho người bán hoặc hóa đơn điều chỉnh, bên bán thực hiện kê khai điều chỉnh doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, bên mua điều chỉnh doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng hoặc hóa đơn phát sinh điều chỉnh

Bên bán [bên bị trả hàng hóa]: trừ vào các chỉ tiêu hàng hóa dịch vụ bán ra theo mức thuế suất ở các chỉ tiêu [29] đến [33] tương ứng với giá trị của hóa đơn trả lại

Bên mua [bên trả lại hàng hóa]: trừ vào các chỉ tiêu mua vào ở các chỉ tiêu [23] đến [25] tương ứng với giá trị của hóa đơn trả lại

Ví dụ: Ngày 25/03/2021, Công ty ABC bán 01 cái máy in cho Công ty EFY Việt Nam và xuất hóa đơn số 0000515, ký hiêu CG/18P, đơn giá 8.000.000 vnđ/cái, thuế suất GTGT 10% là 800.000 vnđ. Và hai bên đã kê khai thuế vào quý 01/2021

Nhưng đến ngày 10/04/2021 Công ty EFY Việt Nam xuất hóa đơn trả lại hàng cho Công ty ABC vì hàng lỗi không đạt chất lượng. Hóa đơn hàng bán trả lại là hóa đơn số 0000123, ký hiệu TD/17P với đơn giá 8.000.000 vnđ/ cái, thuế suất GTGT 10% là 800.000 vnđ.

Cách xử lý:

** Kê khai hóa đơn trả lại hàng vào kỳ hiện tại là quý 02/2021

- Nếu trong kỳ phát sinh 1 hóa đơn:

+ Bên bán [Công ty ABC]: kê khai âm vào chỉ tiêu [32] là - 8.000.000 vnđ, chỉ tiêu [33] là - 800.000 vnđ

+ Bên mua [Công ty EFY Việt Nam]: kê khai âm vào chỉ tiêu [23] là – 8.000.000 vnđ, chỉ tiêu [24], [25] là -800.000 vnđ

- Trường hợp nếu trong kỳ phát sinh nhiều hóa đơn, thì lấy tổng số liệu kê khai trừ đi giá trị hàng hóa, dịch vụ và thuế GTGT tương ứng với hóa đơn trả lại hàng

+ Bên bán [Công ty ABC]: phát sinh thêm 02 tờ hóa đơn đầu ra với tổng giá trị là 30.000.000vnđ, thuế VAT là 3.000.000 vnđ thì:

  • Tại chỉ tiêu [32]: 30.000.000 – 8.000.000 = 22.000.000 vnđ
  • Tại chỉ tiêu [33]: 3.000.000 – 800.000 = 2.200.000

+ Bên mua [Công ty EFY Việt Nam]: phát sinh thêm 03 tờ hóa đơn đầu vào với tổng giá trị là 40.000.000vnd, thuế VAT là 4.000.000 vnđ thì:

  • Tại chỉ tiêu [23]: 40.000.000 – 8.000.000 = 32.000.000
  • Tại chỉ tiêu [24]: 4.000.000 – 800.000 = 3.200.000
  • Tại chỉ tiêu [25]: 4.000.000 – 800.000 = 3.200.000

Như vậy, qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã nắm được cách xử lý, cách lập hóa đơn trả lại hàng cho người bán khi hàng hóa bị lỗi, kém chất lượng, không đúng quy cách. Từ đó tránh được những sai phạm không đáng có trong việc kê khai hóa đơn.

Chủ Đề