Hướng dẫn sử dụng smartphone cho người già

Người phụ nữ này là giáo viên trung học đã nghỉ hưu ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Bà cho biết, dù có trình độ hơn những người cùng tuổi nhưng bà không thể tìm ra cách dùng nhiều ứng dụng.

Các con thỉnh thoảng dạy bà cách dùng các chức năng của điện thoại, nhưng đôi khi bà lão thấy lo lắng khi con thiếu kiên nhẫn. Không muốn làm phiền con, bà nhờ cháu gái giúp. "Con bé rất thành thạo. Tôi ghen tị với những người trẻ có thể bước ra khỏi nhà mà không cần ví", bà lão nói.

Tại Nam Kinh, thủ phủ của Giang Tô, có hơn 700 trung tâm đào tạo và học tập cộng đồng đã mở khóa dạy cách sử dụng điện thoại thông minh.

Người cao niên học cách sử dụng điện thoại để trả tiền đi xe buýt và tàu điện ngầm, thanh toán tiền điện nước. Họ sử dụng mã sức khỏe QR để vào công viên. Hiện nay, để kiểm soát đại dịch, nhiều điểm tham quan yêu cầu khách phải quét mã QR để truy cập.

Người già Trung Quốc đi học ở trung tâm để biết cách dùng điện thoại. Ảnh:The Star/Asia News Network.

Ye Qingtao, hiệu trưởng Đại học Mở Gulou ở Nam Kinh, cho biết trường đã cung cấp một khóa học về sử dụng ứng dụng từ năm 2018. Ban đầu, khóa học chỉ dạy cách sử dụng Wechat, nhưng với tốc độ phát triển của công nghệ những năm gần đây, họ mở rộng nội dung hướng dẫn như: cách đặt lịch hẹn với bác sĩ trên ứng dụng, cách thanh toán bằng mã QR, cách mua sắm trên ứng dụng.

Theo ông Ye, trường cũng dạy người cao niên cách dùng điện thoại để không bị nghiện - một tình trạng phổ biến người già hay mắc phải. "Người già rảnh rỗi hơn người trẻ nên dễ nghiện. Để giải quyết tình trạng này, chúng tôi dạy họ cách kiểm tra thời gian sử dụng điện thoại", ông Ye nói.

Người già tham gia các khóa học cũng được hướng dẫn tránh xa nạn gian lận trực tuyến, chỉ cách kết bạn.

Tỉnh Giang Tô có hơn 18 triệu người từ 60 tuổi trở lên vào năm 2019, trở thành địa phương có dân số già hóa nhanh nhất Trung Quốc.

Theo Cục Thống kê Quốc gia, Trung Quốc có hơn 253 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm 18.1% tổng dân số vào cuối năm 2019.

Thời buổi 4.0 với thế hệ lớn tuổi trong gia đình, nhu cầu liên lạc và sử dụng điện thoại smartphone khá nhiều. Để tạo điều kiện thuận lợi, dễ thao tác hơn với các điện thoại thông minh hiện nay, Dienthoaigiakho.vn sẽ mách bạn những mẹo cài đặt trên điện thoại Android để người lớn tuổi dễ sử dụng hơn nhé!

Cài đặt chế độ giao diện đơn giản trên điện thoại Android

Trên một số dòng điện thoại Android hiện nay đã cho phép người dùng cài đặt chế độ giao diện đơn giản với các biểu tượng ứng dụng chính dễ hiểu và được phóng to dễ nhìn.

Tối ưu các ứng dụng trên màn hình chính

Bạn có thể xóa bỏ những ứng dụng không cần thiết, sắp xếp bố trí lại các ứng dụng trên màn hình để người sử dụng dễ thấy. Bạn có thể xem người sử dụng hay dùng những ứng dụng nào rồi sắp xếp theo ý họ cũng là một cách hay nhé.

Tắt các chế độ không cần thiết trong mục Bàn phím

Với những người lớn tuổi thường sẽ chưa quen với việc sử dụng bàn phím cảm ứng trên điện thoại Android. Bạn hãy vào cài đặt > chọn Bàn phím và phương thức nhập để điều chỉnh, tắt các chế độ không cần thiết như: tự động sửa chữ, gợi ý chữ….

Điều chỉnh độ sáng màn hình và tăng kích cỡ chữ

Một vấn đề nữa cũng rất hay gặp ở một số người lớn tuổi sử dụng điện thoại Android, đó là màn hình quá tối và không đọc rõ chữ. Vì vậy bạn hãy vào Cài đặt > chọn Màn hình và độ sáng để điều chỉnh lại kích cỡ chữ và độ sáng màn hình mà người sử dụng mong muốn.

[VOV2] - Hầu hết hiểu biết về công nghệ của người già đều hạn chế, dẫn đến gặp khó khăn và tự ti trong việc sử dụng các thiết bị thông minh.

Để giúp người già tiếp cận những thiết bị thông minh, chúng ta nên lưu tâm tới những việc sau:

Điều chỉnh thiết bị theo nhu cầu của họ

Màn hình cảm ứng với chữ nhỏ xíu có thể gây khó khăn cho ông bà hay bố mẹ của bạn, đặc biệt nếu họ có vấn đề về thị lực. Do đó, bạn nên hỏi họ xem họ có nhìn rõ không, sau đó tăng kích thước phông chữ trên thiết bị mà họ đang dùng. Ngoài ra, bạn có thể cài đặt trong máy các ứng dụng đọc văn bản, nó sẽ tự động đọc to các từ trên màn hình.

Viết hướng dẫn ra giấy

Đừng khiến họ quá tải thông tin với quá nhiều thứ cần phải học. Việc đầu tiên là viết trình tự các bước hướng dẫn, cho họ tập dần cho đến khi quen, rồi mới chuyển sang các bước mới. Rất nhiều người sẽ bị quên hoặc làm sai thao tác, do đó, việc ghi lại hướng dẫn rất cần thiết, giúp họ không bỏ qua những bước quan trọng.

Điện thoại ngày càng trở nên phối biến với người cao tuổi

Kiên nhẫn

Người cao tuổi không còn khả năng ghi nhớ tốt, do đó, họ rất dễ bỏ lỡ, bỏ quên những thông tin quan trọng. Bạn cần phải kiên nhẫn khi hướng dẫn họ. Dạy họ hiểu thao tác trên thiết bị có thể là quá trình lặp đi lặp lại. Để họ tránh ngại ngùng, xấu hổ vì hỏi đi, hỏi lại quá nhiều, bạn nên động viên họ "Không sao đâu", thậm chí nhắc họ về những ngày nhỏ họ đã kiên trì dạy bạn như thế nào.

Cho bố mẹ thử chơi game

Các trò chơi không chỉ hữu ích cho trẻ mà còn tốt cho người già. Sudoku hay các ứng dụng giải ô chữ là một bài tập tốt cho não bộ của bố mẹ bạn. Sự tiến bộ của họ có thể khiến bạn cảm thấy bất ngờ. Đương nhiên, họ có thể bị cuốn theo trò chơi, do đó bạn nên nhắc nhở cha mẹ dùng smartphone có giới hạn.

Giải quyết các mối lo ngại về bảo mật và an toàn Internet

Là người có hiểu biết và dễ dàng thao tác trên các thiết bị công nghệ, bạn nên giúp đỡ cha mẹ giữ an toàn thông tin cá nhân. Bạn cũng nhắc họ không nên gửi thông tin riêng hoặc dễ dàng chấp nhận yêu cầu của những người lạ trên mạng xã hội, nếu không, họ có thể là nạn nhân của những trò lừa đảo. Bạn cũng nên chủ động cài đặt các ứng dụng phù hợp cho cha mẹ và đăng ký các gói cước phù hợp, tránh trường hợp cha mẹ bị mất tiền oan./.

[Theo Vnexpress.net]

Chủ Đề