Bác sĩ đào văn tú bv k trung ương năm 2024

VTV.vn - Nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, Bệnh viện K đã cử các bác sĩ, chuyên gia về làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt [Vĩnh Phúc] vào tất cả các ngày cuối tuần.

Chuyên gia Bệnh viện K phẫu thuật tuyến giáp bằng kính hiển vi cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt.

Người dân có nhu cầu khám về ung bướu, tầm soát ung thư sớm hay điều trị ung thư với các bác sĩ Bệnh viện K sẽ không phải vất vả xuống Hà Nội mà có thể thăm khám điều trị ngay tại cơ sở Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt.

Rất nhiều các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành ung bướu sẽ về thăm khám, tham gia điều trị hoá chất, xạ trị và phẫu thuật cho các bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt như BSCKII. Nguyễn Tiến Hùng - Trưởng Khoa Ngoại Tai Mũi Họng; BSCKII. Hà Hải Nam - Phó Trưởng Khoa Ngoại bụng 1; TS.BS Đào Văn Tú - Trưởng Khoa Điều trị theo yêu cầu…

Trước đó, năm 2020, Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt ký kết hợp tác chuyên môn toàn diện với Bệnh viện K, với các chính sách hỗ trợ chi phí trong điều trị, đặc biệt là xạ trị ung thư, Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt trở thành một đơn vị bệnh viện vệ tinh tích cực của tuyến Trung ương tại Vĩnh Phúc, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến tỉnh nói chung, và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Cũng trong dịp này, nhằm nâng cao nhận thức về việc khám, tầm soát ung thư sớm, đặc biệt là ung thư gan, ung thư tuyến giáp, Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt kết hợp với Tập đoàn Roche [Thuỵ Sỹ], triển khai chương trình xét nghiệm viêm gan B trên máy miễn dịch tự động, siêu âm gan, siêu âm tuyến giáp miễn phí cho 1.500 người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong 3 tháng: 10, 11, 12.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Anh tham gia nhiều lĩnh vực khác nhau từ việc khám, điều trị bệnh nhân ung thư đến nghiên cứu khoa học.

“Bệnh nhân bớt khổ, bớt đau thì có thể kéo dài thời gian sống.

TS.BS ĐÀO VĂN TÚ

Giúp bệnh nhân bớt đau

Từ ngày tốt nghiệp, bác sĩ Tú luôn xác định con đường trở thành bác sĩ lâm sàng, nhà nghiên cứu về ung thư góp phần trong công tác dự phòng, chẩn đoán và điều trị ung thư. Nhớ lại những bước đi đầu tiên, anh kể mình gặp rất nhiều khó khăn bởi tuổi trẻ chưa có nhiều kiến thức về bệnh học cũng như hiểu biết về phương pháp điều trị, về bệnh nhân.

"Mình gặp rất nhiều khó khăn khi mới bắt đầu tham gia lĩnh vực lâm sàng về ung thư, cả trong trang bị kiến thức và hiểu biết xã hội để hiểu thấu được bệnh nhân ung thư. Ngay trong việc đưa ra, lựa chọn chiến lược phù hợp để điều trị cho họ cũng không dễ dàng" - bác sĩ Đào Văn Tú nhớ lại.

Chưa kể, nghiên cứu cho thấy có đến 70% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, cơ hội chữa khỏi rất ít. Bệnh nhân ung thư không chỉ gặp khó khăn về mặt tâm lý mà còn trải qua quá trình điều trị kéo dài, có người có quá trình điều trị kéo dài suốt cuộc đời.

Trong suốt 10 năm trời cùng bệnh nhân ung thư chiến đấu với bệnh tật, có nhiều trường hợp đặc biệt khiến anh trăn trở như bệnh nhân phát hiện sớm bệnh nhưng di căn rất nhanh, phần lớn họ là người trẻ tuổi còn gia đình, còn tương lai phía trước.

"Khó khăn của bệnh nhân mặt nào đấy cũng chính là khó khăn của nhân viên y tế. Phải chẩn đoán sớm, đưa ra phương pháp điều trị tối ưu để bệnh nhân giai đoạn sớm khỏi được bệnh. Phải đưa ra phương pháp hiệu quả cho bệnh nhân giai đoạn muộn điều trị hiệu quả, cải thiện các triệu chứng... Đó là tâm niệm của người bác sĩ" - anh Tú trăn trở.

Anh Tú cho biết điều đòi hỏi một bác sĩ làm trong chuyên ngành ung thư phải như "đa mẫu thức", tức là phải hiểu biết rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, hiểu biết sâu sắc về bệnh học, giải phẫu bệnh, cơ chế sinh lý học của bệnh cũng như hiểu biết về mức độ sinh học phân tử.

Tuy nhiên, trải qua thời gian dài nghiên cứu và điều trị cho bệnh nhân ung thư, điều mà bác sĩ Tú nặng lòng là hiện chưa tìm ra phương pháp hiệu quả đẩy lùi hoàn toàn căn bệnh này. Anh cho biết phương pháp điều trị chỉ mới dừng lại ở bệnh nhân giai đoạn sớm, còn bệnh nhân giai đoạn muộn phương pháp điều trị rất hạn chế, tỉ lệ đáp ứng thấp và thời gian sống dài hay ngắn tùy vào căn bệnh.

Tìm ra protein dự báo tình trạng di căn não

Mười năm qua, không chỉ khám, điều trị ung thư, bác sĩ Đào Văn Tú còn tham gia nghiên cứu về thử nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng với những nghiên cứu đã thành công ở ca bệnh sớm.

Anh cho biết việc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giúp Việt Nam áp dụng các phương pháp trên thế giới đang tiến hành, làm được điều này sẽ giúp bệnh nhân ung thư Việt Nam tiếp cận được phương pháp điều trị hiệu quả, đặc biệt không tốn kém chi phí vì được các nhà tài trợ chi trả.

Năm 2015, bác sĩ Tú bắt tay vào nghiên cứu phát hiện ra ANGPTL4 là một protein khi xuất hiện trong máu sẽ dự báo tình trạng di căn não, nghiên cứu sử dụng ANGPTL4 như một chất đề dẫn thuốc điều trị ung thư qua hàng rào máu não.

Anh Tú chia sẻ: "Protein này nằm trên mảng tế bào, sau khi được tế bào sản xuất ra thì di chuyển vào trong hệ thống tuần hoàn trong máu, thúc đẩy các tế bào thoát mạch nhiều hơn, thúc đẩy các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú, hình thành các khối u di căn não".

Anh Tú lựa chọn 38 bệnh nhân ung thư vú xuất hiện tổn thương di căn não hoặc không xuất hiện, từ đó đánh giá nồng độ protein ANGPTL4 trong máu của bệnh nhân.

Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có nồng độ protein này cao thì có tỉ lệ xuất hiện di căn não nhiều hơn so với bệnh nhân không có biểu hiện protein ANGPTL4 trong máu. Hiện nay nghiên cứu đã kết thúc ở giai đoạn tiền lâm sàng.

Anh cho biết giai đoạn tiếp theo là làm sao để sử dụng protein vào trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng để đánh giá protein ANGPTL4 trong nhóm bệnh lớn hơn nhằm chứng minh hiệu quả của nó.

Đến nay, TS Đào Văn Tú là đồng chủ nhiệm một đề tài cấp bộ, chủ nhiệm 3 đề tài thử nghiệm lâm sàng, 5 đề tài cấp cơ sở, có 8 công trình khoa học được công bố, trong đó có 2 công trình đăng trên tạp chí thế giới.

Nhìn lại chặng hành trình gắn bó với bệnh nhân, chàng bác sĩ trẻ tâm niệm: "Tuổi trẻ cần cố gắng trong mọi việc, trong đó người làm khoa học, điều trị bệnh nhân cần cố gắng trong việc nghiên cứu cũng như điều trị. Không chỉ vậy, phải phối hợp với đồng nghiệp, cùng nhau nghiên cứu thì con đường đi sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn và có cơ hội giúp bệnh nhân nhiều hơn".

Nhớ lời Bác dạy "lương y như từ mẫu"

TS Đào Văn Tú bộc bạch, trong ngành y Bác Hồ dạy "lương y phải như từ mẫu". Theo anh Tú, việc đầu tiên học theo Bác là rèn luyện không ngừng, đạt được kết quả về chuyên môn, xuyên suốt là tình cảm của bác sĩ dành cho bệnh nhân.

"Bác sĩ đối với bệnh nhân như anh em, như cô chú, như người thân nhất trong gia đình. Điều Bác dạy vô cùng có ý nghĩa với đội ngũ y bác sĩ về tinh thần thái độ, tác phong, y đức" - anh tâm niệm.

Chủ Đề