Làm gì khi thấy có lỗi với người khsac

Bài viết này đã được cùng viết bởi . Catherine Boswell là nhà tâm lý học và người đồng sáng lập của Psynergy Psychological Associates, một cơ sở trị liệu tư nhân tại Houston, Texas. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, tiến sĩ Boswell chuyên điều trị cho các cá nhân, nhóm bệnh nhân, cặp vợ chồng và gia đình bị sang chấn tâm lý, gặp vấn đề trong quan hệ tình cảm và trải qua những đau thương mất mát trong cuộc sống. Cô có bằng tiến sĩ về tâm lý học tư vấn của Đại học Houston. Tiến sĩ Bowell giảng dạy cho các sinh viên trình độ thạc sĩ tại Đại học Houston. Cô cũng là tác giả, diễn giả và huấn luyện viên.

Bài viết này đã được xem 25.289 lần.

Tội lỗi là một cảm giác phiền muộn có thể ngăn cản bạn tiến về phía trước. Để hiểu được cách bạn có thể ngừng cảm thấy tiêu cực và giải quyết những hành động trong quá khứ của mình là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, bài báo dưới đây sẽ chỉ dẫn cho bạn trong suốt quá trình và giúp bạn hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

  1. Hầu hết chúng ta cảm thấy tội lỗi là bởi chúng ta đã nói hoặc làm gì đó gây hại cho người khác. Loại tội lỗi này giúp bạn hiểu được khi nào bạn cần chịu trách nhiệm cho việc mình làm và điều này hoàn toàn có lợi cho bạn và hết sức bình thường.
    • Ví dụ như nếu bạn quên sinh nhật của bạn mình, có thể bạn sẽ cảm thấy tội lỗi bởi bạn bè là những người sẽ luôn nhớ và tổ chức sinh nhật cho nhau. Đây là một tội lỗi vô hại bởi nó cảnh báo bạn về điều bạn đã không làm được và điều đó có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai bạn.
  2. Đôi lúc chúng ta cảm thấy tội lỗi khi chúng ta không cần phải như vậy. Loại tội lỗi này được xem là thừa thãi hay không có lợi bởi nó không phục vụ một mục đích gì. Nó chỉ khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ.
    • Ví dụ như nếu bạn cảm thấy tội lỗi bởi vì bạn phải đi làm trong ngày sinh nhật của bạn thân và không thể tới dự bữa tiệc sinh nhật của cô ấy, đây là ví dụ về một tội lỗi không có ích. Nếu bạn phải làm việc và không thể dành thời gian để tới dự một bữa tiệc sinh nhật, điều này nằm ngoài quyền kiểm soát của bạn. Bạn của bạn sẽ hiểu rằng bạn bắt buộc phải bỏ lỡ bữa tiệc của cô ấy để giữ công việc của mình.
  3. Nếu bạn cảm thấy tội lỗi vì một chuyện gì đó, việc xác định xem đó là chuyện gì và tại sao bạn lại cảm thấy như vậy là hết sức quan trọng. Nó sẽ giúp bạn xác định xem liệu tội lỗi đó là có ích hay vô ích. Dù là gì đi nữa, bạn sẽ cần phải chấp nhận những cảm xúc này để có thể vượt qua chúng.
  4. Ghi lại tội lỗi của bản thân sẽ giúp bạn hiểu và biết cách giải quyết nó. Bắt đầu viết những lý do khiến bạn cảm thấy tội lỗi. Nếu đó là điều mà bạn đã làm hoặc nói với ai đó, hãy viết chi tiết nhất có thể. Bao gồm cả những mô tả về việc tình huống đó đã khiến bạn cảm thấy như thế nào và tại sao. Bạn nghĩ rằng bạn nên cảm thấy tội lỗi vì điều gì?
    • Ví dụ như nếu bạn viết về lý do tại sao bạn lại quên sinh nhật bạn của mình. Điều gì đã khiến bạn bị phân tâm? Bạn của bạn đã phản ứng như thế nào? Điều đó khiến bạn cảm thấy ra sao?
  5. Khi bạn xác định tội lỗi của mình là có ích hay không có ích, bạn sẽ có thể xác định liệu bạn có cần xin lỗi vì hành động của mình hay không. Trong trường hợp bạn quên sinh nhật của bạn mình, bạn nên xin lỗi bởi vì bạn đã không làm được điều mà một người bạn nên làm.
    • Đảm bảo rằng lời xin lỗi của bạn chân thành và rằng bạn không biện hộ cho hành động của bản thân. Việc chịu hoàn toàn trách nhiệm cho việc bạn làm vô cùng quan trọng trong việc chỉ cho bạn của bạn thấy rằng bạn thật sự cảm thấy có lỗi. Nói gì đó đơn giản như, "Tớ thật sự xin lỗi vì_______".
  6. Sau khi suy xét kỹ lỗi lầm của bản thân, xác định nguồn gốc của nó và xin lỗi nếu cần, bạn nên dành thời gian để suy ngẫm về hành động của mình để tránh tình huống tương tự xảy ra trong tương lai. Suy ngẫm kỹ càng khi bạn làm sai một điều gì đó có thể giúp bạn rút ra kinh nghiệm và tránh mắc phải sai lầm tương tự.
    • Ví dụ như, sau khi tự kiểm bản thân về việc đã quên sinh nhật của bạn mình, có thể bạn sẽ quyết định rằng bạn sẽ cẩn thận hơn trong việc ghi nhớ những ngày quan trọng và thực hiện các biện pháp để ngăn cho tình huống tương tự xảy ra trong tương lai. Quảng cáo
  • Cảm giác tội lỗi có thể khiến bạn có những suy nghĩ tự trách, điều này không có lợi và không mang lại cho bạn bất cứ điều gì có thể áp dụng cho tương lai. Thay vào đó, thử thay đổi những mặc cảm tội lỗi thành cảm giác biết ơn.
  • Ví dụ như, nếu bạn quên sinh nhật bạn của mình, có thể bạn sẽ nghĩ rằng, "Lẽ ra mình nên nhớ rằng hôm qua là sinh nhật của cô ấy!" Suy nghĩ này không giúp bạn cải thiện được tình hình mà chỉ khiến bạn cảm thấy tệ hơn vì đã quên sinh nhật của bạn mình.
  • Thay đổi những suy nghĩ tội lỗi thành những suy nghĩ tích cực, như "Mình cảm thấy biết ơn vì điều đó nhắc mình nhớ rằng bạn bè vô cùng quan trọng và cho mình cơ hội để chứng minh điều đó với họ trong tương lai".
  • Tha thứ cho chính mình, giống như bạn sẽ tha thứ cho bạn bè của mình, là phần quan trọng trong việc học cách để giải quyết tội lỗi của bản thân. Nếu bạn đang giải quyết những lỗi lầm bắt nguồn từ những điều bạn đã xin sự tha thứ của người khác hoặc những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, bạn cần phải học cách tha thứ cho bản thân. Một cách bạn có thể bắt đầu để vượt qua những sai lầm trong quá khứ đó là tha thứ cho chính mình, cho dù bạn đã làm sai điều gì đi chăng nữa, giống như bạn sẽ tha thứ cho một người bạn của mình vậy.
  • Lần tiếp theo khi bạn cảm thấy tội lỗi vì một điều gì đó, hãy hít thở sâu và ngừng trách tội bản thân. Thay vào đó, nói điều gì đó như, "Mình đã phạm sai lầm, nhưng điều đó không khiến mình trở thành một người xấu".
  • Suy ngẫm về câu nói, "Sau tất cả... ngày mai sẽ lại là một ngày mới". Hãy hiểu rằng mỗi ngày là một khởi đầu mới đầy hứa hẹn, hy vọng và cơ hội để bắt đầu lại. Nhận thức được rằng có thể những hành động bạn đã làm là sai trái, nhưng chúng không thể chi phối tương lai của bạn. Mặc dù chúng để lại hậu quả, nhưng chúng không hoàn toàn kiểm soát cuộc đời bạn.
  • Chìa cánh tay cho người gặp khó khăn sẽ mang lại lợi ích cho chính bạn cũng như người cần giúp đỡ. Mặc dù bạn phải hiểu rằng làm việc tốt không thể thay đổi những sai lầm của bạn, nhưng chúng sẽ giúp bạn hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng giúp đỡ người khác mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tâm lý và thể chất của bạn.
  • Liên lạc với bệnh viện, quỹ từ thiện và các tổ chức tình nguyện khác tại địa phương. Thậm chí làm tình nguyện một vài giờ mỗi tuần cũng có thể giúp bạn vượt qua mặc cảm tội lỗi của mình.
  • Một vài đức tin cung cấp cho bạn cách để chuộc lỗi, điều này có thể giúp bạn giải quyết những mặc cảm tội lỗi của bản thân. Cân nhắc tới việc tham gia tình nguyện tại một tu viện hoặc tự luyện tập tâm linh. Lợi ích của việc duy linh và cầu nguyện không chỉ dừng lại ở việc làm dịu bớt cảm giác tội lỗi. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng còn giúp bạn giảm căng thẳng và rút ngắn thời gian để lành bệnh.
  • Cân nhắc tới việc đi tới một nhà thờ và cầu nguyện cùng với những người khác.
  • Tập thiền hoặc yoga.
  • Dành thời gian hòa mình trong thiên nhiên và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.

Cân nhắc tới việc tìm đến sự giúp đỡ của một chuyên gia trị liệu nếu bạn không thể tự vượt qua được tội lỗi của bản thân. Với một vài người, tội lỗi có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày. Nếu không được giúp đỡ, bạn sẽ rất khó để hiểu được lỗi lầm của mình và quyết định cách tốt nhất để giải quyết những cảm xúc đó. Một chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể giúp bạn hiểu được những cảm xúc này và vượt qua chúng.

Chủ Đề