Làm sao để có giọng khàn

Khàn giọng, mất tiếng thường xảy ra khi bạn bị viêm thanh quản. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh lại từ chính những hành động hàng ngày. Vì thế, nếu không muốn bản thân rơi vào tình trạng đau họng, nói không ra hơi thì bạn cần hạn chế những việc làm dưới đây. Cùng tham khảo bài viết nhé!

Nói quá nhiều gây khàn giọng, mất tiếng

Nói liên tục không ngừng nghỉ khiến thanh quản hoạt động quá sức, sẽ trực tiếp làm mất giọng. Thông thường, các hoạt động phát âm như nói, la hét, hát,… đòi hỏi dây thanh phải rung nhẹ nhàng. Nhưng khi sử dụng quá nhiều, chúng có thể bị viêm và cản trở quá trình rung động. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải nói trong thời gian dài, hãy thử đăng ký lớp học nói trước công chúng, luyện một số kỹ năng phát âm, điều chỉnh âm lượng và hơi để tránh bị khàn tiếng, mất tiếng.

 

Nói quá nhiều gây khàn giọng, mất tiếng

Hát cũng khiến dây thanh bị tổn thương

Hoạt động hát có thể tác động mạnh lên dây thanh âm – hát thật to hoặc hát với khoảng âm quá trầm hoặc cao cũng đều có ảnh hưởng tương tự. Những nguy cơ này càng gia tăng nếu bạn không phải là ca sĩ được huấn luyện hoặc có kinh nghiệm. Vì vậy, để bảo vệ giọng, hãy hạn chế việc hát với âm lượng to hoặc với khoảng âm khó hát. Nhớ là phải khởi động trước khi hát.

Ho gây khàn tiếng, mất tiếng

Thông thường khi bị cảm lạnh không gây khàn tiếng, mất giọng ngay mà chúng chỉ xuất hiện sau triệu chứng ho. Viêm nhiễm khiến niêm mạc hô hấp bị kích ứng, tiết dịch dẫn tới ho để tống đờm và các tác nhân gây hại ra ngoài. Nhưng khi người bệnh ho liên tục lại gây ra những kích thích lên thanh quản cuối cùng làm mất giọng. Cũng như la hét và hát, việc ho quá nhiều trong thời gian dài có thể gây đau họng và tổn thương niêm mạc hô hấp.

>> Xem thêm: Khó tin: Bị khàn tiếng hụt hơi chỉ vì uống thuốc “vô tội vạ”

Uống ít nước

 

Uống ít nước gây khàn tiếng

Nếu dây thanh không được làm ẩm và bôi trơn, chúng có thể bị khô và sưng viêm. Thực tế, những người làm nghề nói nhiều hoặc hát chuyên nghiệp [ca sĩ] luôn có cốc nước uống bên cạnh để bảo vệ dây thanh. Họ làm dịu dây thanh bằng cách nhấp nước trong khi nói chuyện hay hát. Và hiển nhiên, thanh quản sẽ gặp vấn đề nếu bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Ăn thức ăn có tính acid và sữa

Một số thức ăn và đồ uống, đặc biệt là thực phẩm có vị chua [chanh, giấm,…] và các sản phẩm sữa có thể sinh nhiều đờm trong cổ họng. Đờm có thể gây ho, khạc nhổ. Điều này làm dây thanh bị tổn thương, gây khàn tiếng, mất giọng.

Uống nước thật lạnh

Một số người nhận thấy rằng nước lạnh cũng có thể kích thích sinh ra đờm. Thực tế là nếu bạn thử uống một cốc nước đá sẽ thấy cổ họng có nhiều đờm và ho dữ dội hơn. Vì thế hãy kiêng nước lạnh nếu đang bị viêm họng, viêm thanh quản nhé!

 

Uống nước thật lạnh gây khàn giọng, mất tiếng

>>Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm đường hô hấp trên thường được chuyên gia y tế sử dụng

Đẩy lùi khàn giọng mất tiếng bằng sản phẩm từ thảo dược

Nếu bạn và người thân trong gia đình đang bị khàn giọng, mất tiếng, hãy xem lại một số hành động trên và điều chỉnh lại cho phù hợp. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, chứa các thảo dược có tác dụng như “kháng sinh thực vật”. Một sản phẩm tiêu biểu là Tiêu Khiết Thanh.

Sức mạnh của Tiêu Khiết Thanh được tạo nên từ sự kết hợp tinh chất 4 vị thảo dược quý là rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Khi được kết hợp theo tỷ lệ vàng, những thảo dược này phát huy công dụng tối đa giúp đẩy lùi khàn giọng, mất tiếng từ nguyên nhân tới triệu chứng:

- Cải thiện triệu chứng: Giảm sưng, tiêu viêm, làm dịu vòm họng từ đó họng không còn đau rát, khàn tiếng nữa.

- Đẩy lùi nguyên nhân, ngăn chặn bệnh tái phát: Tiêu diệt vi khuẩn, virus. Đẩy nhanh quá trình phục hồi niêm mạc thanh quản, tăng cường sức đề kháng để chống lại nguy cơ tái phát.

Tiêu Khiết Thanh – Hỗ trợ điều trị khàn tiếng, mất tiếng

Như vậy Tiêu Khiết Thanh dạng viên nén là một sản phẩm đáng để sử dụng phải không? Đặc biệt hơn, mới đây, Tiêu Khiết Thanh còn có thêm dạng bào chế mới là cốm hòa tan, rất phù hợp cho đối tượng trẻ nhỏ. Ngoài phát huy công dụng của các dược liệu quý kể trên, dạng cốm này còn bổ sung thêm 2 dược liệu nữa là kinh giới và cỏ lào cùng vitamin C, vitamin D3, kẽm tạo thành một công thức toàn diện giúp giảm sưng viêm, kích ứng và tăng sức đề kháng một cách tối đa.

 

Tiêu Khiết Thanh dạng cốm thích hợp cho trẻ nhỏ

Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh

Tình trạng khàn tiếng lâu ngày đã khiến cho bác Phạm Văn Hộ [ở 14/96 Vũ Năng An, Phường Hạ Long, thành phố Nam Định - SĐT: 0934.664.506] phải từ bỏ công việc giảng dạy mà bác rất yêu thích. Hãy lắng nghe chia sẻ của bác qua video trên đây:

Xem thêm kinh nghiệm cải thiện khàn tiếng bằng Tiêu Khiết Thanh của nhiều người khác TẠI ĐÂY

Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Chuyên gia đánh giá về Tiêu Khiết Thanh 

Với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp với nhiều thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, Tiêu Khiết Thanh được chuyên gia Trần Hữu Tuân đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị khàn tiếng và các vấn đề hô hấp:

Xem thêm chuyên gia tư vấn tác dụng của Tiêu Khiết Thanh TẠI ĐÂY

Hãy tránh nói nhiều, la hét và lưu ý uống nhiều nước để giảm bớt một số nguyên nhân gây khàn tiếng, mất giọng bạn nhé! Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0917.212.364  hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.

Khánh Vũ

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

I. KHÀN GIỌNG - KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TRIỆU CHỨNG THÔNG THƯỜNG


1. Khái niệm

Khàn giọng [khàn tiếng] là triệu chứng phổ biến, ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, khàn giọng có đơn thuần là những bệnh lý lành tính bình thường hay không; hay kèm theo đó là những ác tính, nguy hiểm khác
Từ xưa đến nay, nhiều người vẫn nghĩ khàn giọng chỉ vì nói nhiều, nói lớn tiếng, hay chỉ vì cảm cúm…Điều đó hoàn toàn đúng với thực tế bởi đơn giản ai cũng có thể mắc phải, và chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống hợp lí, hoặc dùng thuốc vài ngày thì sẽ khỏi. Có lẽ vì vậy nên nhiều trường hợp khàn giọng do các bệnh lý nguy hiểm đã bị bỏ qua.
Nhiều người bệnh bị viêm họng mãn tính nhiều năm, ăn uống bình thường nhưng cổ họng có cảm giác như kim châm rất khó chịu; một số khác thì mỗi khi nói nhiều lại đau, có khi bị rè hoặc tắt tiếng nhưng không hiểu bệnh lý của mình nên để tình trạng này kéo dài….Thậm chí có nhiều người bệnh khi chẩn đoán cận lâm sàng, phát hiện ra bệnh lý nguy hiểm thì đã rơi vào giai đoạn muộn, điều trị không thể phục hồi hoàn toàn. Chính vì vậy, khàn giọng không đơn giản chỉ là bệnh lý tai mũi họng đơn thuần, mà có thể kèm theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Bs Chuyên khoa II Lê Văn Điệp – Trưởng khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện 199 sẽ giải đáp các thắc mắc về triệu chứng khàn giọng này.

Khi người bệnh cảm thấy giọng nói của mình bị biến đổi, âm thanh không rõ, nói rất khó nghe và cảm giác rất mệt khi nói, cổ họng khô hoặc ngứa rát.


3. Khàn giọng do những nguyên nhân nào gây nên?

Con người phát âm được là do sự rung động của 2 dây thanh quản, do đó triệu chứng khàn giọng xảy ra khi 2 dây thanh quản này bị viêm, hoặc u. Và tùy vào mức độ tổn thương của dây thanh mà mức độ khàn giọng cũng khác nhau.

+ Đối với dây thanh quản bị viêm: tình trạng viêm nhiễm có thể do virus; do viêm đường hô hấp trên làm dây thanh phù nề ra nên người bệnh nói không được khép kín; do nấm khi cơ thể người bệnh giảm miễn dịch; do vi trùng đặc biệt như vi trùng lao…
+ Đối với dây thanh quản bị u: có thể do u lành tính như polyp dây thanh, hạt dây thanh; hoặc u ung thư trên dây thanh.

Ngoài ra, khàn giọng cũng có thể do một số nguyên nhân do lối sống của người bệnh như thói quen hút thuốc, uống các thức uống chứa cồn; hoặc do người bệnh hay la hét nhiều, ho quá mức, hít phải các chất độc hại…

Khàn giọng đơn thuần có thể gặp những triệu chứng viêm nhiễm rất bình thường, có thể là người bệnh điều trị sau đợt cảm cúm, viêm mũi xoang, mũi họng….gây viêm thanh quản, nên chỉ cần hết đợt điều trị thì sẽ khỏi khàn giọng.
Tuy nhiên, có những trường hợp khàn giọng kéo dài, điều trị không hết nhưng người bệnh lại chủ quan không đi khám thì có thể tiến triển thành những bệnh nguy hiểm như ung thư thanh quản bắt đầu từ dây thanh. Bệnh này nếu được phát hiện sớm có thể điều trị rất tốt và khỏi hẳn; còn phát hiện muộn sẽ có những di căn hạch, di căn đến các cơ quan khác thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Khàn giọng đơn thuần không nguy hiểm, tuy nhiên nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính. Đặc biệt đối với nam giới, trên 40 tuôi, có thói quen hút thuốc hoặc uống rượu nhiều thì khàn giọng kéo dài có thể dẫn đến ung thư thanh quản [chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ giới]. Và tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật bảo tồn hay cắt một phần thanh quản, cắt bỏ thanh quản toàn phần…

II. PHƯƠNG PHÁP CẬN LÂM SÀNG ĐỂ TẦM SOÁT KHÀN GIỌNG:

+ Nội soi thanh quản bằng ống mềm: ống mềm có cáp quang ở trong, và phần đầu có thể di chuyển được theo điều khiển của người nội soi. Thông qua đường mũi, ống mềm có thể đi xuống tận thanh quản để quan sát trực tiếp thanh quản và các hoạt động của dây thanh cũng như sự di động dây thanh, từ đó phát hiện sớm những bệnh lý tại dây thanh, hoặc bệnh lý tại hạ thanh môn.

+ Máy hoạt nghiệm dây thanh: hoạt động trên nguyên tắc rung sóng niêm mạc dây thanh, từ đó sẽ phát hiện được sự rung sóng bình thường hay bất thường của dây thanh và những bệnh tích mới khởi phát hoặc những bệnh tích tương đối nhỏ trên dây thanh.

Khàn giọng đơn thuần không phải là bệnh nặng nhưng sẽ gây khó chịu, bất tiện và đôi khi gây mất tự tin khi giao tiếp. Việc phòng tránh triệu chứng khàn giọng thông thường này không khó bằng việc điều chỉnh các thói quen hàng ngày.

+ Chú ý giữ giọng, không nên nói quá lớn, la hét, nói quá nhiều … đặc biệt đối với các nghề nghiệp như giáo viên, buôn bán

+ Vệ sinh vùng mũi, họng để tránh những viêm nhiễm mãn tính vùng mũi, họng

+ Uống đủ nước để giữ độ ẩm vùng cổ họng không bị khô

+ Bỏ hút hoặc tránh khói thuốc lá

+ Tránh các đồ uống có cồn

Trong trường hợp bị khàn giọng kéo dài thì người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt, vì có thể nguyên nhân đến từ một bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn khác.

BS.CKII LÊ VĂN ĐIỆP - TRƯỞNG KHOA TAI-MŨI-HỌNG, BỆNH VIỆN 199

Video liên quan

Chủ Đề