Làm sao để con học giỏi Văn

Chị Hồ Điệp bày tỏ chị sẽ không nói về việc làm văn theo văn mẫu hoặc “học thuộc”. Chị sẽ nói về việc làm văn một cách tự nhiên, vui vẻ, có sáng tạo của con trẻ. Đây là những điều chị đã áp dụng cho Nam, với tư cách là phụ huynh chứ không phải là một giáo viên. Vì thế, nếu các mẹ có con đang học tiểu học có thể tham khảo đôi chút những trò chơi này.

Dưới đây là nguyên văn những chia sẻ của chị Hồ Điệp trên trang cá nhân của mình:

1. Trò chơi đoán vật:

Trò chơi này vui lắm, mình và Nam chơi suốt. Người đố sẽ giấu những đồ vật vào một chỗ khuất, sau đó miêu tả về từng đồ vật. Người đoán sẽ dựa trên miêu tả đó để đoán tên đồ vật.

Thực ra đây chính là việc miêu tả dưới dạng lời nói rất thú vị. Mình lấy ví dụ, mình giấu quả na, mình sẽ nói: Quả gì vỏ màu xanh ruột màu trắng. Đến đó mình dừng lại để Nam suy nghĩ và đưa ra đáp án. Nếu đáp án chưa chính xác, mình lại gợi ý tiếp: Quả có các mắt. Đến đây thì Nam đoán ra rồi. Mình sẽ đưa quả na ra. Nhưng bước quan trọng nhất là, sau khi “đáp án” đã lộ diện, mình và Nam sẽ cùng nhau miêu tả thêm. 

Ví dụ: Quả na có hình tròn trĩnh, y hệt như quả bóng nhỏ. Mỗi khi quả chín, các mắt na mở to như muốn nói: Bạn Nam ơi, tớ đã chín rồi này. Không chỉ mắt na báo hiệu, cả mùi thơm của na cũng cho mình biết là na đã chín [em ngửi xem này]. Ruột na màu trắng ngần, ngọt lịm. Hạt na đen nháy nên người ta còn ví: Mắt đen như hạt na. Nào bây giờ thì mẹ và em cùng “khám phá” xem những điều mình vừa miêu tả có đúng không nhé. Đến bước này thì Nam thích nhất rồi. Kết hợp Chơi- Học- Ăn là lý tưởng nhất đối với Nam.

Nhưng đó là khi mình là người đố. Đến lượt Nam là người đố thì chật vật hơn. Mình cứ giả vờ không biết bạn ấy đố gì để Nam miêu tả nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Ban đầu Nam rất chật vật để có thể miêu tả được đồ vật mà mình có trong tay. Nhưng rồi cũng quen dần.

Trò chơi này, mình chơi cùng Nam từ khi con học lớp 1, dần dần cứ tăng độ khó bằng những đồ vật “lắt léo”.

Không chỉ dừng ở đồ vật, mỗi lần cùng Nam đi dạo, mình hay đố Nam miêu tả về một người nào đó mà cả hai mẹ con cùng biết, tất nhiên không được nói tên, và phải miêu tả bằng hình dáng rồi mới đến các đặc điểm của người đó. Trò chơi này thường đem đến những tràng cười không dứt.

Ví dụ, Nam đố nhé: Một người có cái bụng hơi to, mẹ đoán đi. Ôi mẹ chịu, có nhiều người lắm. Người đó có mái tóc đen, rậm, dáng người tầm thước. Chưa “chốt” được vì có tới năm đáp án. Người đó có một cái sẹo ở chân. Hà hà, mẹ bắt đầu hình dung ra rồi. Tiếp nhé, người đó rất “ít cười”, thích ăn đồ ngọt, hay nói chuyện về các cô “chân dài”. Đến đây thì mẹ biết là người mà “ai cũng biết đó là ai” rồi. Cả hai mẹ con cười bò lăn. Đấy là những “nhân vật” dễ nhận biết thôi. Có những khi Nam nghĩ đến những người mà lâu lắm mẹ không gặp thì cuộc đố kéo dài đến cả quãng đường đi dạo.

Cứ thế, việc miêu tả bắt đầu từ những trò chơi đơn giản như vậy. Đến khi Nam làm văn, mình luôn nói: Thực ra, viết một bài văn cũng giống như con chơi trò đố mẹ vậy. Con làm cho mẹ ngạc nhiên, con làm cho mẹ bất ngờ vì những đồ vật, sự vật, con người vốn gần gũi nhưng khi con viết lại có những phát hiện rất lạ lẫm làm mẹ yêu thích bài văn của con.

Nhật Nam nổi bật với khả năng ngôn ngữ một phần do sự giáo dục nhẹ nhàng và kiên trì của mẹ

2. Làm báo tường.

Nghe có vẻ buồn cười nhưng ở nhà mình, hai mẹ con hay cùng nhau làm báo tường lắm. Đúng là báo tường thật vì… báo chuyên dán ở tường. Mình mua tờ giấy to rồi dán ở góc học tập của Nam. Sau đó cả hai mẹ con bắt đầu “viết báo”. Mỗi ngày lại đóng góp những bài báo của riêng mình. Chủ đề thì thích gì viết nấy. Chuyện Nam đi học bị cô giáo phê bình vì nói chuyện riêng cũng thành một phóng sự li kì, có tựa đề: Đi học có gì hấp dẫn. Chuyện cây hoa hồng trên ban công bị héo vì ít đất ăn quá. Chuyện mẹ thái rau bị đứt tay… Tất cả những mẩu con con ấy đều được viết rồi dán lên, có trang trí hoa lá cành cho có vẻ sinh động. Tờ báo tường cứ thế dày lên. Mỗi lúc rảnh rỗi, cả nhà đem ra đọc lại. Yêu ơi là yêu mà cũng vui ơi là vui!

Chính vì những bài viết con con đó khiến Nam không ngại viết và luôn thấy việc mình viết lại một hoạt động gì đó, một sự kiện gì đó là việc làm thú vị chứ không phải “vò đầu bứt tai” đau khổ mỗi khi viết bài. Điều này cũng giúp Nam viết bài văn được nhanh hơn. Cô giáo ở lớp luôn khen Nam là người viết bài nhanh nhất, ít khi để về nhà mới viết mà viết ngay tại lớp. Làm văn mà không khác gì “tốc kí”. 

3. Trò chơi tưởng tượng.

Trong các trò chơi, có một số trò Nam chơi là do mẹ dụ dỗ, lôi kéo nhưng trò này thì Nam mê nhất, luôn gạ mẹ để chơi ở bất kì thời gian nào.

“Luật chơi” thì dễ lắm: Mẹ hoặc Nam sẽ nghĩ ra một tình huống nào đó rồi bắt đầu… tưởng tượng. Tất cả những điều gì “phù phiếm” nhất có thể nghĩ được ra đều có thể huy động để tạo thành một câu chuyện. Vì biết tâm lý của con trẻ là luôn cảm thấy thích thích và sờ sợ với những chi tiết có vẻ hơi hoang đường nên mình thường ra những tình huống có vẻ kì bí một chút.

Ví dụ thế này nhé: Có hai người đàn ông ở trong một căn nhà hoang trên đảo. Đêm hôm đó, khi một người nằm ngủ cạnh lò sưởi và người kia đang ngồi nướng bánh ở góc nhà, mùi bánh mì bốc lên thơm phức trong ánh lửa lập lòe. Bỗng nhiên có tiếng gõ cửa. Sau tiếng gõ cửa, có bốn vị khách lạ mặt xuất hiện. Nào em tưởng tượng và miêu tả về từng người khách và câu chuyện xảy ra trong đêm. Ôi chao, mỗi hôm Nam tưởng tượng ra một kiểu, li kì hết biết. Sau đó, mình cũng khuyến khích Nam viết lại. Kể thì bao giờ cũng dễ hơn viết. Nhưng mình luôn động viên để mỗi hôm Nam dành ra khoảng 20 phút để viết thành một câu chuyện dài của riêng Nam.

Hôm nay mình dừng lại ở đây đã nhé. Mình sẽ viết tiếp về một số trò chơi ngôn ngữ và cách hướng dẫn con trong quá trình viết văn.

Chị Hồ Điệp trong quá trình dạy con đã có những kinh nghiệm 'hay ho' của riêng mình và không ngại chia sẻ với mọi người

Nhiều mẹ hỏi mình là chị ơi, chị không đi làm hay sao mà có nhiều thời gian cho con thế. Mình có đi làm, mình cũng quay cuồng với hàng đống công việc không tên ở nhà và luôn ước ngày có 48 tiếng. Nhưng có lẽ, khi ở gần Nam, mình giảm thiểu tất cả những hoạt động khác, ví dụ xem ti vi, vào mạng… chỉ để dành cho Nam. Và Nam cũng biết “tiết kiệm” thời gian dành cho mẹ lắm. Ví dụ bài tập cô giao, Nam thường tranh thủ làm lúc ở trường hoặc đi học về, trong lúc chờ mẹ nấu cơm là làm luôn. Nên Nam có một buổi tối để cùng tham gia các hoạt động với mẹ.

Cá nhân mình luôn nghĩ, cho trẻ xem ti vi nhiều là không có lợi. Mình nhớ câu chuyện của Katherine Jackson, mẹ của ngôi sao huyền thoại âm nhạc Michael Jackson kể: Mọi chuyện thực sự bắt đầu khi Michael lên 4 tuổi thì ti vi của nhà bà bị hỏng. Vì nhà nghèo không có tiền mua ti vi mới nên mỗi buổi tối, bọn trẻ trong nhà nhảy múa và hát. Bà đã thuyết phục rằng chúng rất giỏi và sau khi nghe các con hát, bố của chúng cũng đồng ý như vậy. Và phần tiếp theo của câu chuyện chiếc ti vi bị hỏng là gì thì các bạn đều thấy rồi đúng không nào.

Tắt ti vi, để nói chuyện, ghi chép, miêu tả, tranh luận, hò hát… tất cả những điều đó sẽ giúp cho văn học đến gần trái tim của con hơn. Mình nghĩ là như thế.

À, hôm qua có một bạn nhỏ ở Ninh Bình, đang học lớp 5 có viết một bài văn và gửi mình sửa giúp. Em này chăm chỉ, yêu thích việc học vô cùng. Mình rất quý tinh thần của em ấy. Nam cũng thường giúp em học tiếng Anh. Từ việc sửa bài cho em, mình chợt nảy ra ý tưởng: Nếu các mẹ có con đang học lớp 3,4,5 có thể khuyến khích các con viết bài và đăng trên tường trang cá nhân của mình. Không cần viết hay đâu, ngô nghê cũng được, vụng dại cũng được. Mình sẽ sửa bài và mọi người cùng tham khảo. Nếu thấy không tiện thì có thể gửi riêng cho mình. Thực ra một bài văn không nói được nhiều điều, quan trọng là để con thấy việc viết văn cũng “dễ như ăn một quả na” thôi.

Mình nhắc lại là mình không viết với tư cách là một giáo viên đâu, chỉ là một phụ huynh của một cậu bé con tròn trĩnh và ngộ nghĩnh thôi, các mẹ nhé!

Có thể thấy, không ít bạn trẻ hiện nay phàn nàn rằng tại sao môn Văn lại bắt buộc trong các kỳ thi? Nhất là đối với những ai theo đuổi khối tự nhiên thì chắc hẳn sẽ gặp khó khăn ít nhiều trong quá trình học tập môn này. Họ cho rằng học tốt Văn cần phải có năng khiếu bẩm sinh thì mới có thể theo được.

Trên thực tế, điều đó có thể đúng nhưng không hoàn toàn. Đối với bất kỳ môn học nào cũng vậy, để học tốt và đạt kết quả cao, bên cạnh năng khiếu, chúng ta cũng cần sự cố gắng, nỗ lực và quan trọng nhất chính là phương pháp học tập phù hợp. Và trong bài viết hôm nay, timviec365.vn sẽ bật mí đến cho các bạn học sinh các bí quyết để học giỏi môn Văn, giúp các bạn có thể đạt được kết quả mình mong muốn trong môn học này nhé.

1. Hiểu bản chất của môn Văn, tạo sự hứng thú với môn Văn

Bí quyết đầu tiên và cũng rất quan trọng trong quá trình học môn Văn đó là các bạn cần hiểu rõ về bản chất của môn Văn là như thế nào? Môn Văn không phải là học thuộc và nếu bạn nghĩ rằng nó là một mớ học thuộc nhàm chán thì chắc chắn sẽ có có thể cầm quyển sách môn Ngữ Văn lên được.

Hiểu bản chất của môn Văn, tạo sự hứng thú với môn Văn

Bản chất của môn Văn là giúp các bạn phát triển về khả năng ngôn ngữ, diễn đạt, khả năng cảm nhận, thấu hiểu, từ phân tích để đưa ra các đánh giá. Học Văn sẽ giúp cho các bạn có thể rèn luyện về tư duy ngôn ngữ rất tốt. Với các tác phẩm văn học, đó là sáng tạo nghệ thuật và nếu bạn đứng ở góc độ của người khám phá khi học Văn thì mọi thứ sẽ hoàn toàn khác.

Ngoài ra, hãy tạo sự hứng thú, niềm yêu thích đối với môn văn bằng việc không sợ nó. Nếu như bạn có khiếu về văn chương thì sẽ là một lợi thế lớn, còn nếu bạn không phải tuýp người này thì cũng chẳng sao vì năng khiếu chỉ là một phần rất nhỏ, chỉ cần có sự quyết tâm, có hứng thú đối với môn Văn thì chắc chắn sẽ có thể cảm nhận được những điều thú vị, hấp dẫn từ môn học này.

>> Xem thêm: Câu trần thuật là gì

Có thể nói, sách vừa là người thầy lại vừa là bạn của chúng ta trên con đường học tập. Và học từ sách chính là cách tự học rất hữu ích đối với chúng ta. Bạn có thể đọc bất kỳ cuốn sách nào, không cần giới hạn là sách Văn học.

Luyện tập thói quen đọc sách

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày để học hỏi về cách hành văn, lập luận, giới thiệu hay trình bày vấn đề trong các bài học, câu chuyện để có thể tìm cho mình giải pháp làm văn như cách làm văn nghị luận xã hội lớp 11 hay để có thể tìm hiểu thêm về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạtcác thể loại văn học Việt Nam,... Tập trung khi đọc và đọc nhiều sách cũng là một cách để bạn trau dồi vốn từ vựng cho mình, ghi nhớ sâu hơn về các vấn đề. Vì thực tế, một bài văn có thể hấp dẫn giáo viên sẽ cần có sự sáng tạo, đa dạng về vốn từ, cách viết mới lạ,… Do đó, việc đọc sách đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với chúng ra khi học môn Văn và cũng là bí quyết giúp các bạn dễ dàng chinh phục môn học này.

3. Học cách ghi nhớ có hiệu quả

Trong cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của tác giả Adam Khoo đã chia sẻ về một phương pháp ghi nhớ hiệu quả đó là “sơ đồ tư duy”. Nhiều bạn nghĩ rằng học Toán, Lý, Hóa mới cần sơ đồ chứ học Văn thì chỉ viết và viết, tại sao lại phải học theo sơ đồ?

Học cách ghi nhớ có hiệu quả

Tuy nhiên thì đây lại là một cách rất hữu hiệu giúp các bạn có thể học tốt môn Văn hơn đó. Khi đọc một tác phẩm văn học nào đó, điều trước tiên đó là các bạn cần phải nắm được trọng tâm, tư tưởng của tác phẩm và điều này có thể học qua sơ đồ, giúp các bạn dễ nhớ hơn.

Để vẽ sơ đồ học môn Văn, các bạn hãy đặt tên của tác phẩm ở chính giữa trang giấy, phát triển các ý xung quanh. Bạn có thể sử dụng nhiều cách vẽ khác nhau, làm sao cho khi đọc lại sẽ giúp mình thống kê được các ý rõ ràng, dễ hiểu nhất. Một mẹo để dễ ghi nhớ đó là sử dụng bút nhiều màu khác nhau, những ý cùng cấp thì sẽ sử dụng cùng màu, phân chia theo nhiều cấp để học.

4. Không ngừng học hỏi, phát triển tư duy

Học Văn không có giới hạn về không gian, thời gian, bạn có thể học ở bất kỳ nơi đâu, bằng phương pháp nào, chỉ cần mang lại hiệu quả đối với bạn là được. Việc không ngừng học hỏi, phát triển về tư duy sẽ giúp cho bạn tiến bộ hơn rất nhiều. Ở lớp thì có thể học thầy, học bạn, về nhà thì đọc thêm sách, hỏi gia sư về các bài học,… Thậm chí bạn cũng có thể tham khảo văn mẫu nhưng để từ đó rút ra những ý tưởng hay, phát triển cho ý tưởng của mình chứ không phải là sao chép.

Không ngừng học hỏi, phát triển tư duy

Đối với môn Văn thì không chỉ đòi hỏi về sự tuy duy sâu sắc mà nó còn cần có khả năng sáng tạo không ngừng. Bạn không nên cho rằng mình không có năng khiếu mà hãy rèn luyện để việc viết Văn trở thành kỹ năng.

>> Xem thêm: Cách dạy trẻ lớp 1 viết chữ đẹp

5. Tạo thói quen chuẩn bị bài trước

Có một thực tế là các bạn học sinh hiện nay rất ngại soạn văn, chuẩn bị bài trước vì cho rằng rất mất thời gian, đằng nào cũng sẽ học trên lớp. Tuy nhiên, chính thói quen soạn văn, chuẩn bị các bài tập trước đó lại là bí quyết để bạn có thể học tốt hơn. Đặc biệt là với môn Văn, khi chuẩn bị bài, bạn sẽ đọc trước, khám phá tác phẩm để khi lên lớp thầy cô dạy, bạn lại tiếp tục được khám phá lần thứ 2 và muốn tìm hiểu sâu hơn về các tác phẩm thông qua các câu hỏi dành cho giáo viên. Hơn nữa, việc đọc nhiều, luyện nhiều cũng là cách để các bạn hiểu bản chất, nhớ bài học lâu hơn.

Tạo thói quen chuẩn bị bài trước

Bạn chỉ cần dành ra khoảng 15 – 20 phút mỗi buổi tối để đọc và vạch ra nội dung chính của bài học, soạn trước ra vở để hôm sau có thể dễ dàng tiếp cận, đi vào bài học hơn.

6. Rèn luyện tính tự giác trong học tập

Riêng với môn Văn, đó là sự cảm thụ các tác phẩm bằng sự tự nguyện, mong muốn của chúng ta. Nếu như bạn học theo sự bắt buộc của giáo viên hay bố mẹ thì chắc chắn sẽ không tiến bộ.

Để có thể học tốt môn Văn, các bạn hãy luyện tập cho mình tính tự giác, đặt tinh thần tự nguyện lên trên hết. Có như vậy thì các bạn mới có hứng thú đối với môn học này, mới có thể cảm nhận và viết ra những bài văn hay nhất.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm tự học tiếng nhật

Rèn luyện tính tự giác trong học tập

7.  Biến môn Văn trở thành tiết học thú vị

Một cách để bạn có thể học môn Văn hiệu quả hơn đó chính là hãy biến nó trở thành một tiết học thú vị, vui nhộn. Chắc chắn là không ai muốn học môn Văn trong trạng thái buồn bã, chán chường, thiếu hứng thú phải không nào? Do đó, bạn có thể lập các nhóm thuyết trình, phản biện cho các bài học, đóng vai hoạt cảnh, làm thơ, vè đối đáp,… theo các bài học.

Đây là cách để môn Văn không đơn thuần chỉ là một bài tập học thuộc lòng, một tiết học trên lớp mà nó như là một buổi sinh hoạt rất vui vẻ, xóa tan đi sự căng thẳng, giúp các bạn có tinh thần học tập thoải mái hơn. Bên cạnh đó, Văn học còn được áp dụng vào trong các phương pháp giảng dạy các môn học khác trở nên thú vị hơn.

>> Xem thêm: Bài luyện đọc cho học sinh lớp 1

8. Chăm chỉ trong quá trình học tập

Đối với bất kỳ môn học nào nói chung và môn Văn nói riêng thì sự chăm chỉ là điều rất cần thiết. Càng chăm chỉ bạn sẽ càng nhận thấy được sự tiến bộ, sự yêu thích và mang lại hiệu quả tốt hơn. Đối với mỗi tác phẩm, bạn nên đọc tất cả những bài có liên quan, tập trung mọi khả năng viết hay nhất có thể và cuối cùng là học bài viết đó.

Chăm chỉ trong quá trình học tập

Học Văn là bạn cần chăm chỉ viết, chăm chỉ đọc, chăm chỉ học và đôi khi sẽ có sự mệt mỏi, bạn hãy dùng chính những tác phẩm đó để giải trí. Giai đoạn đầu có thể sẽ dễ nản nhưng chỉ cần bạn quyết tâm đến cùng, sự gắn bó lâu dài sẽ giúp bạn yêu môn văn nhiều hơn và sẽ học giỏi Văn hơn.

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây của timviec365.vn, các bạn trẻ sẽ nắm chắc được các bí quyết để học giỏi Văn và đạt được thành tích cao trong học tập, thi cử nhé.

Ngành văn học ra trường làm gì? Cơ hội việc làm cho ngành văn học

Với những ai yêu thích và định hướng theo ngành Văn học thì cần phải hiểu rõ về thông tin liên quan đến ngành này, các cơ hội học tập, làm việc ra sao? Hãy cùng đọc bài viết sau đây để biết ngành văn học ra trường làm gì nhé.

Ngành văn học ra trường làm gì?

Video liên quan

Chủ Đề