Làm thế nào để trẻ không quấy khóc đêm năm 2024

Trẻ sơ sinh khóc đêm, hay còn gọi khóc dạ đề, là một biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường. Song khóc đêm kéo dài sẽ không chỉ tác động lớn đến sức khỏe của trẻ, mà còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của ba mẹ vì phải thức đêm và mất ngủ. Do vậy, ba mẹ nên chủ động tìm hiểu những tác nhân nào có thể khiến bé quấy khóc và khó chịu. Theo Con Cưng tổng hợp, trẻ hay quấy khóc về đêm có thể xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến như sau:

- Trẻ bị đói: Vì dạ dày của trẻ sơ sinh có kích thước rất nhỏ, nên mẹ cần cho trẻ ăn ít và ăn nhiều bữa. Mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ. Theo đó, bé cần được ăn cả vào đêm theo đúng khoảng cách 2 - 3 giờ.

- Tã ướt sũng: Đây là tác nhân khiến trẻ lạnh, đồng thời tạo sự ngứa ngáy và khó chịu cho làn da. Vì vậy, mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã để bé có thể ngủ ngon hơn.

- Đường hô hấp bị dị ứng: Cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu, mọi bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh. Đường hô hấp cũng vậy, nên sẽ càng dễ bị kích ứng bởi khói thuốc, mùi hóa chất, thuốc xịt côn trùng,... Khi đường hô hấp bị kích ứng, bé dễ cảm thấy ngột ngạt, khó chịu, dẫn đến không ngủ được và khóc đêm. Chính vì vậy, ba mẹ cần giữ phòng ngủ của bé luôn được sạch sẽ và thoáng mát, tuyệt đối không nên có các loại hương/ mùi.

- Tiếng ồn phòng ngủ: Thính giác của trẻ sơ sinh tuy không quá nhạy bén, nhưng vẫn có thể nghe được nhiều tiếng động giữa không gian yên ắng của buổi đêm. Đặc biệt là vào thời điểm trẻ bắt đầu đi vào giấc ngủ trong khi phòng có tiếng ồn lớn sẽ con dễ gắt ngủ và cảm thấy khó chịu.

- Nhiệt độ phòng không phù hợp: Trẻ sơ sinh rất thích được ủ ấm. Song nếu nhiệt độ phòng quá nóng hay mẹ cho bé mặc quần áo quá dày, bé nhất định sẽ quấy khóc vì khó chịu và vì bức bối. Còn nếu ở phòng có nhiệt độ quá lạnh, bé cũng không hoàn toàn cảm thấy thoải mái. Hơn nữa, thường xuyên ở phòng lạnh có thể khiến bé dễ bị cảm lạnh. Do đó, mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho phù hợp để con có giấc ngủ ngon.

- Hoạt động quá sức vào ban ngày: Vì trẻ sơ sinh còn yếu. Mẹ nên hạn chế vui đùa với trẻ vào ban ngày. Việc vui đùa, vận động quá sức vào ban ngày sẽ khiến hệ thần kinh của bé lên đến trạng thái hưng phấn ngay cả khi đang ngủ. Trạng thái này có thể khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay giật mình và có thể hay khóc đêm.

- Trẻ mọc răng: Mọc răng gây ra cảm giác đau nướu. Chính những cơn đau nhức khó chịu này khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, khó chịu, kén ăn và thường xuyên khóc về đêm hơn. Thông thường, trẻ mọc răng sẽ có một số biểu hiện dễ nhận ra như: thường xuyên chảy nước dãi, nướu sưng đỏ,...

Tình trạng khóc đêm kéo dài không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng đến tâm ly của ba mẹ [ảnh Báo Sức khỏe & Đời sống]

Trên đây là những tác nhân phổ biến khiến trẻ khóc đêm. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ dễ khóc đêm như: thiếu hụt canxi, côn trùng cắn, trẻ ngủ ngày nhiều,... Ba mẹ nên ngủ gần trẻ sơ sinh để kịp thời dỗ dành, an ủi, giúp trẻ mau chóng trở lại giấc ngủ. Đồng thời, ba mẹ cũng nên chủ động tìm hiểu các nguyên nhân chính khiến bé khóc đêm để khắc phục nhanh chóng nhé. Ở nội dung tiếp theo, Con Cưng sẽ gợi ý giúp ba mẹ 4 tuyệt chiêu giúp trẻ không khóc đêm nữa. Ba mẹ tham khảo và nhớ áp dụng theo nhé!

4 tuyệt chiêu khắc phục tình trạng trẻ khóc đêm rất hiệu quả

Trẻ sơ sinh khóc đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bản thân, mà còn có thể khiến ba mẹ cảm thấy mệt mỏi và stress vì không ngủ được. Hãy cùng Con Cưng tham khảo ngay một số tuyệt chiêu hay giúp bé yêu có giấc ngủ ngon, ba mẹ nhé!

1. Massage cho bé

Trẻ sơ sinh rất thích hơi ấm. Khi được truyền hơi ấm bằng cách đơn giản nhất là đặt tay lên da bé, nhiệt độ cơ thể của bé từ đó trở nên ổn định. Bé vì vậy cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Nếu được massage, con lại càng thích hơn. Massage giúp máu huyết lưu thông, thậm chí có thể xoa dịu cảm giác hưng phấn cao độ vì nhiều hoạt động vào ban ngày. Từ đó, con sẽ ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Mẹ dùng tay tiếp xúc trực tiếp với da bé và bắt đầu xoa nắn tay, chân, lưng, ngực và mặt của bé.

Massage thường xuyên giúp bé ít quấy khóc và ngủ ngon hơn [ảnh Internet]

2. Thủ thỉ trò chuyện với bé

Trước khi cho bé ngủ, mẹ có thể nói chuyện nhỏ nhẹ với bé. Chính giọng nói quen thuộc và nhỏ nhẹ này có thể giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Song, mẹ lưu ý là không nên tương tác quá nhiều với con, mà chỉ đơn thuần là kể chuyện và vỗ về để con dễ ngủ hơn thôi.

Đây cũng là cách dỗ dành trẻ khi trẻ khóc đêm. Khi bé đang quấy khóc lúc đêm, áp dụng tuyệt chiêu này sẽ trẻ dịu xuống nhanh hơn vì phải tập trung lắng nghe những tiếng nói của mẹ. Một câu chuyện hoặc vài lời hát ru nhẹ nhàng có thể giúp phân tán sự chú ý của trẻ. Từ đó, con có thể nhanh chóng ngưng khóc và trở lại với giấc ngủ.

Mẹ nói chuyện nhỏ nhẹ và vỗ về là cách giúp con dễ ngủ hơn [ảnh Báo Tuổi Trẻ]

3. Phát âm thanh quen thuộc

Trong bụng mẹ không yên ắng, mà có những âm thanh riêng. 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, bé đã trở nên rất quen với những âm thanh như vậy. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, âm thanh tương tự như trong bụng mẹ không chỉ có thể làm cho bé thư giãn, mà còn làm chậm tần số sóng não giúp bé nhanh buồn ngủ và ngủ ngon. Theo đó, sau khi trò chuyện với con và con đã đi vào giấc ngủ; mẹ nên phát loại âm thanh quen thuộc này để giúp trẻ sơ sinh có được giấc ngủ ngon, không giật mình, không khóc đêm.

Theo nhiều nghiên cứu, âm thanh tương tự như trong bụng mẹ có thể giúp bé thư giãn và dễ ngủ hơn [ảnh Internet]

4. Tạo chuyển động đều

Tử cung là không gian di chuyển liên tục. Bé vì vậy thường có xu hướng phản ứng lại bằng cách thực hiện những chuyển động như: nhảy múa, lắc lư,... Thời gian 3 tháng đầu đời, trẻ hẳn vẫn chưa quen hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, ba mẹ nên hỗ trợ bé bằng cách tạo ra nhiều thứ tương tự như trong không gian tử cung, bao gồm cả những chuyển động. Việc mô phỏng lại như vậy giúp mang lại cho bé một cảm giác như được quay trở lại tử cung của mẹ, từ đó bé cảm thấy an tâm và thoải mái hơn.

Mô phỏng chuyển động đều tương tự trong không gian tử cung giúp bé có cảm giác an toàn và dễ đi vào giấc ngủ hơn [ảnh Internet]

Theo đó, ba mẹ hãy tạo ra những chuyển động đều như: chạm nhẹ vào chăn, lắc nhẹ nôi,… Cũng vì vậy, những chiếc nôi rung tự động đang được rất nhiều ba mẹ bỉm sữa chọn mua để hỗ trợ mang lại giấc ngủ cho con. Dưới đây là top 3 nôi rung tự động chất lượng và được nhiều ba mẹ đánh giá cao khi mua sắm tại chuỗi hơn 7000 cửa hàng mẹ và bé Con Cưng. Ba mẹ có thể tham khảo nhé!

  • Nôi cũi gỗ bập bênh Animo;
  • Nôi gỗ đa năng màu tự nhiên Autoru;
  • Nôi tự động Autoru.

Trên đây là những nguyên nhân và một số tuyệt chiêu giúp khắc phục tình trạng trẻ khóc đêm. Con Cưng hy vọng bài viết này có thể giúp ích được cho bé có được giấc ngủ ngon. Hành trình chăm sóc trẻ sơ sinh vẫn còn rất nhiều vấn đề cần khắc phục. Con Cưng đã tìm hiểu và tổng hợp rất nhiều thông tin hữu ích giúp ba mẹ chăm sóc bé dễ dàng và hiệu quả hơn. Ba mẹ nhớ thường xuyên theo dõi tại website www.concung.com hoặc App Con cưng để nắm bắt nhé!

Bao lâu thì trẻ sơ sinh hét quấy khóc?

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh là tình trạng khi trẻ khóc to và có thể kèm theo những động tác khua khoắng tay chân, cử động toàn thân. Tình trạng này thường bắt đầu khoảng 2 đến 3 tuần tuổi, đạt đỉnh cao vào khoảng 6 tuần và giảm đi sau 3 đến 4 tháng. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh quấy khóc trung bình từ 2 đến 4 giờ.

Em bé khóc đêm làm sao cho hết?

Khi trẻ khóc đêm, cha mẹ nên bế con trên tay để đung đưa nhẹ nhàng giúp con dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể không nên bế ngay mà nhẹ nhàng vỗ về vào lưng hoặc mông để con dễ ngủ hơn. không để phòng quá sáng hoặc quá nhiều tiếng ồn, vì trẻ rất dễ nhạy cảm với ánh sáng.

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có ảnh hưởng gì không?

Trẻ khóc nhiều khiến não bộ luôn trong trạng thái căng thẳng gây ức chế hệ thần kinh. Đồng thời, khi hoạt động não bộ bị ảnh hưởng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim hoặc hô hấp. Khóc là cách trẻ giao tiếp với cha mẹ để đưa ra yêu cầu, đòi hỏi của bản thân, nhất là giai đoạn chưa biết nói.

Trẻ sơ sinh khóc dạ đề bao lâu thì hết?

Thông thường, nếu là khóc dạ đề thì sẽ bắt đầu khi trẻ 2 - 3 tuần tuổi, đỉnh điểm là khi 6 tuần tuổi. Sau đó giảm dần khi trẻ được 10 - 12 tuần tuổi. Tình trạng này có thể ngừng đột ngột hoặc giảm dần đến khi trẻ ở khoảng 3 tháng tuổi.

Chủ Đề