Lao màng não là bệnh gì năm 2024

Trước đó 2 tuần, người phụ nữ mang thai tuần thứ 34 có biểu hiện đau đầu ngày một tăng, sốt nóng, sốt rét thất thường, ý thức giảm dần, tự uống thuốc giảm đau hạ sốt tại nhà không đỡ.

Các bác sĩ đánh giá đây là ca bệnh lao màng não tiên lượng nặng, khả năng để lại di chứng như liệt các dây thần kinh sọ, liệt các chi, các cơn động kinh cục bộ hoặc toàn thể là rất cao.

Mổ bắt thai thành công cho sản phụ mắc lao màng não thể nặng.

Phác đồ thuốc lao, chống phù não, nâng cao thể trạng được đưa ra. Đồng thời, thầy thuốc hội chẩn với bác sĩ sản khoa quyết định mổ bắt thai để có thể thực hiện những bước điều trị tích cực tiếp theo.

Đây là một trong số những ca bệnh lao màng não nguy hiểm được cứu sống tại Bệnh viện Phổi Trung ương cách đây không lâu.

Dù chỉ chiếm 5% tổng số các trường hợp nhiễm lao, nhưng lao màng não là thể lao ngoài phổi có tiên lượng nặng, tỉ lệ tử vong cao và thường để lại di chứng nặng nếu nhập viện muộn [khi đã hôn mê sâu], tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lao màng não khoảng 70-80%.

Những người qua khỏi có thể gặp những biến chứng nặng nề như sống thực vật, động kinh, mù mắt, liệt dây thần kinh 3 hoặc 4, liệt nửa người hoặc 2 chi dưới, thiểu năng trí tuệ, thay đổi tính tình, béo phì, vô kinh ở nữ giới….

Lao màng não có thể gặp ở mọi lứa tuổi, biểu hiện nào cần lưu ý?

Theo các bác sĩ khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, lao màng não xuất hiện khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể và theo đường máu đến tấn công não và màng não. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Ở người lớn, lao màng não thường gặp ở lứa tuổi 20-50, nam mắc nhiều hơn nữ. Ở trẻ em, bệnh chủ yếu ở lứa tuổi 1-5.

Bệnh khởi đầu với những triệu chứng không đặc hiệu: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, co giật khu trú, liệt, nói sảng, buồn bã… khá giống với các bệnh thông thường như cảm cúm, rối loạn tiền đình, viêm xoang, rối loạn tâm lý.

Đáng nói, các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này khó nhận biết được, dễ bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Theo TS. Đỗ Tuấn Anh – Bộ môn Truyền nhiễm [Học viện Quân y], ở thời kỳ khởi phát, biểu hiện lao màng não th­ường đa dạng, tuy nhiên có đặc điểm chung sau:

- Bệnh th­ường khởi phát từ từ, kéo dài vài tuần với các biểu hiện của hội chứng nhiễm độc lao như­ sốt nhẹ về chiều và tối, mệt mỏi, ăn ngủ kém, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm, da xanh…

Kèm theo, có thể có các dấu hiệu về thần kinh, lúc đầu thư­ờng nhẹ, thoáng qua và tăng dần: nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ, thay đổi tính tình, đôi khi bại nhẹ thoáng qua hoặc co giật cục bộ… Trẻ em thư­ờng hay bỏ ăn, bỏ chơi, hay buồn ngủ…

- Một số tr­ường hợp khởi phát đột ngột, không điển hình với các biểu hiện: Loạn thần, co giật, sốt cao liên tục, có hội chứng màng não rõ từ đầu… Tuy nhiên, những trường hợp này th­ường là do không đư­ợc theo dõi kỹ từ đầu, khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Ở thời kỳ toàn phát, bệnh nhân có thể mắc hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc: Biểu hiện sốt thư­ờng đa dạng, có thể sốt nhẹ về chiều hoặc là sốt cao liên tục, sốt dao động… kèm theo các biểu hiện nhiễm độc lao rõ và cơ thể gầy yếu, suy kiệt nhanh.

Người bệnh cũng có thể mắc hội chứng màng não: Xuất hiện từ từ, ngày một rõ và đầy đủ hơn. Nhức đầu âm ỉ thư­ờng xuyên, đôi khi nhức đầu dữ dội. Có triệu chứng tăng kích thích, sợ ánh sáng, tăng tr­ương lực cơ… Khám thấy dấu hiệu màng não dương tính.

Các triệu chứng tổn th­ương thần kinh khu trú: hay gặp nhất là hội chứng nền, biểu hiện bằng các triệu chứng tổn thư­ơng các dây thần kinh sọ não vùng nền não, nhất là các dây II, III, IV, VI, VII, VIII…. Nặng hơn có thể thấy tổn thư­ơng các dây IX, X, XI… hoặc liệt nửa ngư­ời, liệt tứ chi… Nếu không đ­ược điều trị kịp thời, sẽ có rối loạn ý thức, bán hôn mê, hôn mê và tử vong.

Lời khuyên của bác sĩ

Khi thấy cơ thể có những triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, ù tai kéo dài, bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Đặc biệt, những người đã mắc các thể lao khác [như lao phổi, lao hạch, lao tiết niệu, lao xương…]; những người sức đề kháng suy giảm do suy dinh dưỡng, sau nhiễm virus, không tiêm phòng lao, nhiễm HIV, đái tháo đường,… cần tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không làm việc quá sức để vi khuẩn lao không có cơ hội tấn công lên não.

Cũng như các bệnh lao khác, lao màng não nếu được phát hiện sớm, dùng các thuốc điều trị lao đặc hiệu và các biện pháp hồi sức tích cực, việc chẩn đoán và điều trị bệnh ngày càng đạt được kết quả khả quan, tỉ lệ tử vong và di chứng do bệnh đã giảm đi đáng kể.

Dù chỉ chiếm 5% tổng số các trường hợp nhiễm lao, nhưng lao màng não là thể lao ngoài phổi có tiên lượng nặng, tỉ lệ tử vong cao và thường để lại di chứng nặng nếu nhập viện muộn [khi đã hôn mê sâu], tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lao màng não khoảng 70-80%. Những người qua khỏi có thể gặp những biến chứng nặng nề như sống thực vật, động kinh, mù mắt, liệt dây thần kinh 3 hoặc 4, liệt nửa người hoặc 2 chi dưới, thiểu năng trí tuệ, thay đổi tính tình, béo phì, vô kinh ở nữ giới….

Biểu hiện bệnh

Lao màng não xuất hiện khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể và theo đường máu đến tấn công não và màng não. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Ở người lớn, lao màng não thường gặp ở lứa tuổi 20-50, nam mắc nhiều hơn nữ. Ở trẻ em, bệnh chủ yếu ở lứa tuổi 1-5. Bệnh khởi đầu với những triệu chứng không đặc hiệu: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, co giật khu trú, liệt, nói sảng, buồn bã… khá giống với các bệnh thông thường như cảm cúm, rối loạn tiền đình, viêm xoang, rối loạn tâm lý. Nhìn chung, các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này khó nhận biết được, dễ bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Khi bệnh tiến triển, tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh sớm hay muộn mà các triệu chứng của lao màng não có thể rất nghèo nàn hoặc phong phú. Tuy nhiên, càng về sau các biểu hiện bệnh càng đầy đủ và rõ ràng như: sốt và ớn lạnh, sốt kéo dài, tinh thần thay đổi; đau đầu khu trú hoặc lan tỏa, liên tục hoặc thành từng cơn, âm ỉ hoặc dữ dội, buồn nôn và nôn, nôn vọt không liên quan tới bữa ăn;bí đại tiểu tiện [ thường gặp bí tiểu ]. Các biểu hiện rối loạn ý thức có thể có với mức từ nhẹ đến nặng [hôn mê], nhạy cảm và sợ ánh sáng [thường nằm quay mặt vào phía góc tối ]. Do các biểu hiện này cũng gặp ở các bệnh về não khác như u não, xuất huyết não, màng não, viêm màng não mủ, viêm màng não do nấm… nên bệnh nhân và ngay cả thầy thuốc cũng chẩn đoán nhầm, tập trung điều trị các bệnh về não mà bỏ qua việc điều trị lao.

Lao màng não thường gặp trên các cơ thể có hệ miễn dịch suy yếu như: HIV/AIDS, nghiện rượu bia, lao phổi hoặc mắc các bệnh lý ác tính…

Chẩn đoán

Lao màng não được chẩn đoán chủ yếu dựa vào xét nghiệm dịch não tủy, bệnh nhân được bác sĩ chuyên khoa thăm khám định hướng bệnh và được chỉ định chọc dò dịch não tủy làm các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh như: Nhuộm Gram hoặc các xét nghiệm khác và nuôi cấy dịch não tủy, Phản ứng chuỗi polymerase [PCR] của dịch não tủy, kiểm tra dịch não tủy đánh giá số lượng tế bào, protein, glucose. Ngoài ra bệnh nhân được làm các xét nghiệm khác như: cấy máu, Xquang ngực thẳng, Cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não, các xét nghiệm khác để phát hiện bệnh lao…

Điều trị

Khi được chẩn đoán lao màng não bệnh nhân được chỉ định các thuốc chống lao theo phác đồ bộ y tế, kết hợp điều trị triệu chứng: chống viêm, chống nôn, giảm đau… Khả năng phục hồi bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và thời gian bắt đầu điều trị. Nếu bạn được điều trị trước khi xuất hiện triệu chứng thì khả năng thành công cao.

Phòng bệnh lao màng não

Khi thấy cơ thể có những triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, ù tai kéo dài, bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Đặc biệt, những người đã mắc các thể lao khác [như lao phổi, lao hạch, lao tiết niệu, lao xương…]; những người sức đề kháng suy giảm do suy dinh dưỡng, sau nhiễm virus, không tiêm phòng lao, nhiễm HIV, đái tháo đường,… cần tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không làm việc quá sức để vi khuẩn lao không có cơ hội tấn công lên não.

Cũng như các bệnh lao khác, lao màng não nếu được phát hiện sớm, dùng các thuốc điều trị lao đặc hiệu và các biện pháp hồi sức tích cực, việc chẩn đoán và điều trị bệnh ngày càng đạt được kết quả khả quan, tỉ lệ tử vong và di chứng do bệnh đã giảm đi đáng kể.

Chủ Đề