Lấy một Ví dụ về tư duy sơ đồ trực quan

“Học mà chơi, chơi mà học” với những trò chơi phát triển tư duy qua hình ảnh  là một cách tốt để giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận kiến thức, phát triển tư duy mà các bậc phụ huynh nên làm.

Nội dung chính Show

  • 2. Tác dụng của tư duy trực quan hình ảnh
  • 3. Hoạt động phát triển tư duy hình ảnh
  • 2.1. Hoạt động 1:
  • 2.2. Hoạt động 2:
  • 2.3. Hoạt động 3:
  • 4. Một vài lưu ý khi cho chơi với trẻ
  • Giúp trẻ hứng thú với sách ngay từ lúc bắt đầu như thế nào?
  • Lưu ý 5 kỹ năng giao tiếp qua email chuyên nghiệp
  • 3 bí thuật kích thích tư duy sáng tạo trong cuộc họp [Phần 2]
  • 6 kỹ năng giao tiếp và thuyết trình nên biết
  • Các kỹ năng mềm quan trọng, cần thiết cho cuộc sống

  • 6 bước xây dựng và rèn luyện tư duy tích cực cho bản thân
  • Bản chất của việc rèn luyện tư duy sáng tạo giải toán tiểu học
  • Rèn luyện tư duy chiến lược cho trẻ nhà lãnh đạo tài ba tương lai

Tư duy là những “hoạt động” của tinh thần, đem những cảm giác về thế giới khách quan thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật.

  • Tư duy qua hình ảnh là loại tư duy dựa vào hình ảnh trong đầu để xác lập mối quan hệ.
  • Tư duy qua hình ảnh bắt đầu hình thành ở trẻ em từ 3-6 tuổi, là bước ngoặt quan trọng chuyển từ tư duy trực quan – hành động sang tư duy trực quan – hình ảnh. Trẻ tiếp xúc với đồ vật lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu dần đồ vật được nhập tâm thành những hình ảnh, biểu tượng trong óc. Sự nắm vững hoạt động với đồ vật là tiền đề để chức năng kí hiệu nảy sinh.

2. Tác dụng của tư duy trực quan hình ảnh

Nếu như kiểu tư duy trực quan – hành động được trẻ tiến hành dưới hình thức “thử và có lỗi” thì tư duy trực quan – hình ảnh không chỉ được thực hiện bằng phép thử bên ngoài với các vật thật nữa thực hiện cả phép thử ngầm dựa vào chức năng kí hiệu hình thành trong bộ não. Trẻ ở giai đoạn này sẽ giải quyết vấn đề mà không cần cảm nhận trực tiếp.

  • Tư duy – trực quan hình ảnh là tiền đề để trẻ phát triển tư duy trừu tượng, tức là giải quyết các vấn đề ở mức độ khó hơn, kết hợp nhiều phương pháp với nhau.
  • Hoàn thiện tư duy trực quan – hình ảnh sẽ giúp khả năng phát triển tư duy sau này thuận lợi, khả năng liên kết các khái niệm linh hoạt hơn.

3. Hoạt động phát triển tư duy hình ảnh

2.1. Hoạt động 1:

  • Cho trẻ các khối hình đơn giản và những ô trống tương ứng với các hình.
  • Nhiệm vụ của bé là ghép các khối hình sao cho phù hợp.
  • Trong quá trình chơi, bé vừa tiến hành phép thử các khối hình, vừa ghi nhớ hình dạng của chúng.
  • Sắp xếp các khối hình vào ô tương thích là bước đầu để các bé chuyển từ tư duy trực quan – hành động sang hình ảnh.

Đây là hoạt động giúp trẻ phát triển trí óc, khả năng quan sát toàn diện một cách nhanh chóng và hiệu quả mà các bậc phụ huynh nên cho con em mình chơi.

2.2. Hoạt động 2:

Ở độ tuổi này, bé chưa biết đọc. Vì vậy hãy mua cho bé sách tranh ảnh đầy màu sắc. Hãy diễn giải cho bé từng bức tranh một gắn với những sự vật gần gũi, thân quen để bé phát triển tư duy về thế giới xung quanh.

2.3. Hoạt động 3:

Hãy để trẻ thỏa sức thể hiện khả năng sáng tạo của mình thông qua hoạt động xếp hình. Ban đầu, hãy yêu cầu trẻ xếp theo những hình dạng đơn giản nhất định. Thông qua quá trình này, bé sẽ chuyển hóa hình ảnh theo mẫu thành biểu tượng lưu trữ trong não bộ, đồng thời, dựa vào biểu tượng đó, bé tiến hành xếp các khối hình.

Đây là bước chuyển biến từ tư duy trực quan – hình ảnh sang tư duy trực quan – trừu tượng, tức là kết hợp nhiều loại tư duy khác nhau để giải quyết vấn đề. Sau đó, hãy để bé thỏa sức sáng tạo, xếp các khối hình theo ý thích bản thân.

4. Một vài lưu ý khi cho chơi với trẻ

  • Luôn đặt trẻ vào trong tình huống để trẻ tư duy: Trẻ phải vận dụng giác quan và tư duy của mình để giải quyết các vấn đề. Ban đầu là các vấn đề đơn giản đến phức tạp, từ tư duy trực quan- hành động đến tư duy trực quan – trừu tượng.
  • Lặp lại trò chơi nhiều lần để trẻ nhớ: Trẻ con rất hay quên. Vì vậy, cha mẹ cần lặp đi lặp lại trò chơi nhiều lần để trẻ ghi nhớ. Điều này giúp củng cố rèn luyện những hiểu biết xung quanh và khả năng tư duy ở trẻ.
  • Có thể đổi trò chơi để tạo hứng thú cho trẻ: Để tạo hứng thú cho trẻ, các phụ huynh nên thay đổi nhiều loại đồ vật, nhiều trò chơi khác nhau. Nhờ vậy mà bé nhận biết và phân biệt được nhiều đồ vật, rèn luyện trí thông minh và nhanh nhạy hơn.
  • Cùng với chơi trò chơi thì điều quan trọng là phải cho bé một não bộ khỏe mạnh: Để não bộ khỏe mạnh cách tốt nhất chính là thường xuyên luyện tập tư duy. Ngoài ra, cha mẹ cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển trí tuệ như xoài, bơ, chuối, đu đủ chín, táo,…

Giai đoạn từ 3-6 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về tư duy của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ cần có sự quan tâm đúng mực ở giai đoạn này để tạo nền tảng vững vàng cho trẻ trong học tập và công việc sau này.

Nguồn cmsedu

Read Next

    Giúp trẻ hứng thú với sách ngay từ lúc bắt đầu như thế nào?

    Lưu ý 5 kỹ năng giao tiếp qua email chuyên nghiệp

    3 bí thuật kích thích tư duy sáng tạo trong cuộc họp [Phần 2]

    6 kỹ năng giao tiếp và thuyết trình nên biết

    Các kỹ năng mềm quan trọng, cần thiết cho cuộc sống

    Chủ Đề