Lễ hội đua thuyền trên sông kiến giang 2023

[PLO] - Cứ đến mỗi dịp 2-9, nhân dân huyện Lệ Thủy lại tổ chức mừng Quốc khánh 2-9 và hoà mình cùng lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang.

Sáng ngày 2-9, huyện Lệ Thuỷ [Quảng Bình] long trọng tổ chức Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang chào mừng 77 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Trong tiến trình phát triển, Lệ Thủy là quê hương có bề dày giá trị văn hóa vật chất, tinh thần độc đáo, điển hình là lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống hằng năm trên sông Kiến Giang.

Lễ hội xuất phát từ hội bơi, đua cầu đảo của làng, của tổng với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thi thố sức trai, sức gái để chuẩn bị vật lộn với mùa mưa bão, chế ngự thiên nhiên.

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lễ hội đua bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang được tổ chức thường niên hằng năm vào đúng ngày 2-9.

Hàng vạn người dân, du khách cổ vũ cho các thuyền bơi, đua. Ảnh: BẢO THIÊN

Tham gia lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang năm nay có 24 thuyền bơi nam, 9 thuyền đua nữ của các thôn, xã trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ.

Trong không khí của ngày Quốc khánh, giải đua bơi thuyền đã diễn ra trong không khí sôi nổi, đoàn kết, thân ái và đầy tinh thần văn hóa thể thao. Lễ hội đã thu hút hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh, con em quê hương đang sinh sống, học tập, công tác trên mọi miền đất nước về đón xem, cổ vũ động viên.

Dưới đây là một số hình ảnh về lễ hội đua thuyền tại huyện Lệ Thủy:

Các thuyền bơi trên đường trở về hạ tiêu. Ảnh: BẢO THIÊN

Hai bên bờ, hàng nghìn cổ động viên cổ vũ các thuyền bơi. Ảnh: BẢO THIÊN

Dọc các con đường, người dân tấp nập di chuyển cổ vũ các thuyền bơi nam, thuyền đua nữ. Ảnh: BẢO THIÊN

Những màn té nước có một không hai tại Lễ hội đua bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang. Ảnh: BẢO THIÊN

Không khí náo nhiệt hai bên bờ Kiến Giang. Ảnh: BẢO THIÊN

Những màn tranh tài sôi nổi của các thuyền bơi nam ở cự ly 24 km. Ảnh: BẢO THIÊN

Các thuyền đua nữ tham gia tranh tài ở cự ly 18 km. Ảnh: BẢO THIÊN

BẢO THIÊN

Tin liên quan

Không khí rộn ràng tại nơi ăn Tết độc lập lớn nhất cả nước

Từ khóa

bơi đua Kiến Giang Lễ hội Quảng Bình Lệ Thuỷ đua thuyền đua thuyền kiến giang đua thuyền trên sông kiến giang

Sau 2 năm phải tạm dừng vì đại dịch Covid-19, dòng sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy đã nhộn nhịp trở lại với lễ hội đua thuyền truyền thống mừng ngày độc lập của dân tộc.

Khắp mọi nẻo đường, thôn xóm nhộn nhịp cờ hoa, biểu ngữ chào mừng. Không khí vui tươi, phấn khởi hiện rõ tên từng khuôn mặt của mỗi người dân quê hương vị tướng lừng danh Võ Nguyên Giáp.

Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Lệ Thủy là hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức thường niên nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần thượng võ, đậm đà bản sắc của nhân dân vùng sông nước nơi đây.

Từ hội bơi, đua của làng, nay hoạt động văn hóa thể thao này trở thành lễ hội lớn và là Di sản phi vật thể quốc gia được tổ chức trong ngày Quốc khánh hằng năm.

Đúng 7 giờ sáng, các thuyền bơi nam buông phao xuất phát.

Lễ hội năm nay có 24 thuyền bơi nam và 9 thuyền đua nữ với gần 1.500 vận động viên, tranh tài trên đường đua dài 24km [đối với thuyền bơi nam] và 18km [thuyền đua nữ].

Sáng nay, tại Lệ Thủy có mưa dông nặng hạt song lễ hội vẫn diễn ra hết sức sôi nổi với nhiều màn tranh tài đẹp mắt.

Hàng vạn người dân địa phương và du khách đã đổ về trung tâm huyện là thị trấn Kiến Giang và 2 bên bờ sông Kiến Giang để cổ vũ hết sức nhiệt tình, làm cho không gian lễ hội càng thêm phần phấn chấn, sôi động, đoàn kết, hào sảng và đầy tinh thần thượng võ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy Đặng Đại Tình cho biết, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang có ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong huyện.

Thông qua những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng độc đáo, có quy mô lớn, thu hút cộng đồng và du khách tham dự, không chỉ nhằm bảo tồn những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc mà còn góp phần đẩy mạnh các hoạt động du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Sau 1 buổi đua tranh quyết liệt, sôi động và đoàn kết, Ban tổ chức đã trao các giải cho các đội thuyền bơi nam, đua nữ đạt thành tích cao trong lễ hội dân gian giàu tính thượng võ này.

Chủ Đề