Loại bánh truyền thống của người việt nam thường được ăn ngày tết?

Bánh chưng, bánh Tét, bánh Khảo,… là những loại bánh Tết truyền thống vào của người Việt Nam không thể thiếu vào những dịp xuân năm mới. Bên cạnh hương vị thơm ngon, đặc biệt những loại bánh Tết này còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về truyền thống con người Việt Nam.

Bánh chưng - Bánh Tết truyền thống của quê hương Việt Nam

Bánh chưng là một trong những loại bánh Tết truyền thống, nét đẹp văn hóa của người Việt mỗi dịp Tết đến. Bánh chưng xuất hiện vào thời vua Hùng thứ 6. Truyện kể rằng: Vào dịp đầu năm, vua Hùng muốn truyền ngôi cho các hoàng tử nào tìm được lễ vật để cúng tế trời đất ưng ý nhất.

Thấy bánh chưng là thấy Tết. Ảnh: monngonqueviet

Khi đó, các hoàng tử liền tìm rất nhiều sơn hào hải vị, những món đắt và quý hiếm nhất tặng vua cha. Tuy nhiên, Lang Liêu là hoàng tử duy nhất dâng lên vua cha một món bánh hình tròn và hình vuông. Sau đó, vua cha đã truyền ngôi cho vị hoàng tử này. Từ đó, bánh chưng được ra đời và trở thành món bánh truyền thống ngày Tết.

Bánh chưng là món bánh Tết đặc trưng không thể thiếu. Ảnh: YouTube.

Bánh chưng là món bánh truyền thống trong những mâm cỗ Tết của người Việt. Nhưng có rất ít người hiểu được ý nghĩa của món bánh này trong dịp Tết cổ truyền. Theo quan niệm của văn hóa Trung Hoa: bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất, còn bánh dày hình tròn sẽ tượng trưng cho mặt trời.

Dân tộc Việt Nam ta ngày trước có truyền thống lúa nước và dựa vào thiên nhiên rất nhiều. Chính vì vậy, bánh chưng Tết đã xuất hiện ở mâm cỗ Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu và đem lại cuộc sống ấm áp cho người dân.

Tết mà thiếu bánh chưng sẽ làm mất đi hương vị Tết. Ảnh: DoanhnhanPlus.

Bên cạnh đó, bánh chưng còn thể hiện chữ hiếu của người con đối với cha mẹ, tình thân của các thành viên gia đình trong các dịp Tết Nguyên Đán. Hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa đối với mỗi người chúng ta. Một cái Tết sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi màu xanh của chiếc bánh Tết truyền thống này.


Bánh Tét – Món bánh Tết đặc trưng của người dân Miền Nam

Không biết từ lúc nào bánh Tét và bánh Chưng luôn là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết. Nếu miền Bắc có bánh Chưng thì trong Nam lại có đòn bánh Tét. Món bánh Tét này có nguồn gốc từ người Chăm Pa với hình dạng bánh tét là hình tượng Linga trong tín ngưỡng 'phồn thực'. Đây không chỉ là món bánh Tết truyền thống, mà còn chứa đựng cả thuyết âm dương, ngũ hành, tam tài với 5 màu sắc tượng trưng như: màu xanh của lá gói bánh [lá dứa, lá dong hoặc lá chuối], của nếp được bỏ màu khi gói, màu vàng đậu xanh nhân bánh, hai màu đỏ, trắng của thịt ba chỉ làm nhân bánh và màu đen của tiêu trộn vào nhân đậu xanh hoặc ướp thịt nhân bánh.

Bánh Tét hương vị Tết đặc trưng của người miền Nam. Ảnh: YouTube.

Mặt khác, trong ba ngày Tết của người miền Nam luôn có mặt loại bánh Tét trong mâm cỗ. Bởi vì tên gọi bánh Tét có cách phát âm gần giống với từ “Tết” nên người ta cho rằng bánh tét là bánh Tết được đọc lệch đi theo cách ăn loại bánh này.

Bánh Tét thể hiện ý nghĩa của sự đoàn kết tình thân trong lễ Tết. Ảnh: Pinterest.

Ngoài ra, bánh Tét mang ý nghĩa nhân sinh hết sức cao cả. Loại bánh Tết truyền thống này bọc nhiều lớp lá được gắn liền với hình ảnh người mẹ bọc lấy con. Mỗi dịp Tết, khi ăn bánh Tét lại nghĩ về mẹ, như chị em cùng một mẹ sinh ra luôn đùm bọc lẫn nhau

Bánh Tét món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Ảnh: Webtretho.

Không chỉ vậy, với nhân nhụy vàng đậu xanh sẽ gợi cho ta màu xanh của đồng quê, cuộc sống nông nghiệp của người nông dân,…Qua đó, gợi cho con người về một mùa xuân yên bình. Tất cả những ý nghĩa trên đều đề cao công sức lao động trong cuộc sống của con người, sự hòa hợp giữa trời đất, của con người và thiên nhiên, hướng về tổ tiên.

Bánh Khảo – Món bánh Tết cổ truyền của người Tày

Từ thời xa xưa, bánh Khảo được biết đến là một thứ lương khô của dân tộc Tày, Nùng ở tỉnh Cao Bằng. Bánh được làm chủ yếu vào những dịp Tết, bởi vì thứ bánh này để lâu cũng không bị hư hỏng, mốc hay ôi thiu như các loại bánh khác. Để làm được loại bánh này cũng mất khá nhiều thời gian vì quy trình chế biến bánh khá lâu bao gồm: rang gạo, xay bột, hạ thổ, giã đường, làm nhân, vò bột, vào khuôn,…

Bánh Khảo món bánh ngày Tết của người dân tộc Tày. Ảnh: Bếp Nhà TV.

Nguyên liệu làm nên món bánh này có sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp tượng trưng cho đất mẹ, cùng với mùi thơm từ vừng mang ý nghĩa hòa hợp, đoàn kết với vị ngọt của đường phèn và rượu trắng thơm mang ý nghĩa của tình yêu thương nồng nàn.

Bánh Khảo mang đậm hương vị dân giã trong ngày Tết cổ truyền. Ảnh: YouTube.

Vào mỗi dịp Tết, trên bàn thờ của người dân Cao Bằng thường sắp xếp nhiều chồng bánh khảo bên cạnh bánh chưng hết sức vuông vắn. Khách đến chơi vào dịp Tết sẽ được gia chủ mời dùng bánh Khảo. Điều này vừa tỏ lòng mến khách, vừa để khách thưởng thức được những hương vị của thứ bánh cổ truyền. Đối với những đôi vợ chồng mới cưới, ngày đầu về thăm bên ngoại sẽ không thể thiếu bánh khảo.

Bánh Phu Thê  - Đặc sản bánh Tết của người dân Việt

Bánh Phu Thê không chỉ là loại bánh xuất hiện trong các lễ ăn hỏi, lễ cưới, mà còn cả trong các dịp Tết cũng như là một thức quà tượng trưng cho văn hóa và linh hồn của người Việt.. Truyền thuyết kể rằng, thời vua Lý Anh Tông, vợ ông lo lắng và thương chồng đã vào bếp làm bánh này để gửi ra mặt trận. Vị vua cảm động trước tấm lòng của người vợ nên đã đặt tên là bánh Phu Thê.

Bánh Phu Thê thể hiện ý nghĩa tình yêu thương hạnh phúc gia đình. Ảnh:Ẩm thực Việt.

Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh tên gọi này của bánh Phu Thê. Càng nhiều ý nghĩa nên chiếc bánh này càng được nhiều người yêu thích. Ý nghĩa sâu rộng mà bánh Phu Thê mang lại chính là sự hòa hợp, ấm êm của gia đình, tình nghĩa vợ chồng. Bánh Phu Thê truyền thống được gói bằng hai thứ lá, bên trong là lớp lá dong hoặc lá chuối còn bên ngoài được bọc bằng lá dứa. Loại gạo để làm bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon, kết hợp với nhân đỗ xanh hoặc hạt vừng, cơm dừa, lạc,.. để có thể tạo nên những màu sắc bắt mắt cho chiếc bánh.

Bánh Phu Thê là loại bánh Tết không thể thiếu trong ngày Tết. Ảnh:aFamily.

Cũng vì vậy, loại bánh Tết truyền thống này thường xuất hiện trong các đám cưới của người Việt. Phần nhân đậu xanh của chiếc bánh sẽ được bọc hết sức cẩn thận trong lớp vỏ nếp ngoài. Điều này tượng trưng cho cuộc sống của vợ chồng, khi đó người vợ được ví như nhân đậu xanh mềm mại, ngọt ngào bên trong và được người chồng che chở với sự mạnh mẽ và dẻo dai của lớp bột bên ngoài.

Bánh Cộ - Bánh Tết cổ truyền của người dân miền Trung

Bánh Cộ hay còn được biết đến với cái tên bánh in, thường được sử dụng là bánh Tết truyền thống, có trong mâm cỗ cúng ông bà, tổ tiên. Loại bánh bắt nguồn từ cung đình Huế và được biết tới như một đặc sản của xứ Huế mộng mơ. Tương truyền rằng: Trong một lần ngồi thưởng ngoạn vào gần với dịp Tết, nhà vua cần có thêm món ăn kèm cùng trà. Biết được người dân ở Kim Long khéo tay, nhà vua đã cho dân làng tìm hiểu về một loại bánh dâng lên vua thưởng thức. Với hai sản phẩm đường cát và đậu xanh là đặc sản của địa phương nên người dân đã kết hợp hai nguyên liệu này tạo ra bánh Cộ.

Bánh Cộ đặc sản Huế không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Ảnh: Hodadi.

Bánh Cộ được làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường cùng các nguyên liệu khác để tạo nên hương vị thơm ngon. Loại bánh này được in trong các khuôn đồng, vì vậy mà nó có dạng hình chữ nhật. Phần nắp khuôn sẽ được khắc những chữ như: Thọ, Phúc hay hình hoa sen. Đặc biệt, bánh Cộ sẽ được sắp dưới dạng tháp, bọc trong giấy ngũ sắc tạo nên nhiều màu sắc độc đáo trong mâm cỗ. Một số loại bánh Cộ đặc trưng có thể kể đến như: Bánh phục linh, bánh bột đậu ván, bánh hạt sen trần, bánh bột đậu xanh,…

Bánh Cộ luôn có mặt trong mâm bánh kẹo Tết người Huế. Ảnh: Foody.

Thời xưa, bánh Cộ dâng lên Vua mang ý nghĩa chúc Vua trường thọ. Còn đến ngày nay, món bánh Cộ trở thành một đặc sản không thể thiếu ở các tỉnh Miền Trung mỗi dịp lễ Tết, cưới hỏi với ý nghĩa chúc mừng một năm mới an lành và hạnh phúc.

Những loại bánh Tết truyền thống là vật không thể thiếu đối với các gia đình trong ngày Tết Nguyên Đán. Các gia đình có thể dùng bánh để phục vụ việc thờ cúng, đãi khách hay sử dụng ăn trong ngày Tết với hy vọng có một năm mới an lành, hạnh phúc và no ấm.

Bánh là một trong những món ăn không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam. Từng vùng sẽ có loại bánh biểu tượng riêng và mang những ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Hãy cùng TASTY Kitchen khám phá 6 món bánh ngày Tết mang đậm nét đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam nhé.

Bánh chưng - Món bánh ngày Tết đặc trưng ở miền Bắc

Người Việt Nam chúng ta thường có cấu đối rất thân quen:

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Canh nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”

Các thứ được kể trên đều là những nét đặc trưng xuất hiện trong ngày lễ tết ở Việt Nam, nhất là bánh chưng. Trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam, món bánh này như là một biểu tượng của ngày tết cổ truyền. Trên mâm cúng đầu năm mới, bánh chưng và dưa món là hai thứ không thể thiếu được.

Bánh chưng là món bánh ngày Tết không thể thiếu trong mâm cơm cúng.

Bánh chưng là món ăn mang hương vị và cách chế biến của người Việt Nam. Loại bánh này không giống với bất kỳ món ăn nào của những đất nước khác. Nguyên liệu cũng rất gần gũi với người dân chúng ta như: nếp, thịt heo, đậu xanh, hạt tiêu, lá dong và dây lạt.

Xem thêm:

Cứ vào những ngày cuối năm, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau ngồi gói bánh chưng rồi quây quần bên bếp lửa để cùng nhau nấu và đón giao thừa. Những ký ức đẹp này sẽ mãi in sâu vào tâm trí của người Việt chúng ta, nhất là những người con xa nhà.

Tập tục gói bánh chưng ngày tết đã in sâu vào tâm trí của người Việt Nam.

Món bánh ngày Tết này mang những ý nghĩa đặc biệt. Ở thời vua Hùng, người ta quan niệm hình vuông của món bánh này là biểu tượng của mặt đất. Những sợi dây lạt dùng để buộc chặt bánh là hình ảnh của sự yêu thương và đoàn kết của các thành viên trong gia đình. Hơn thế nữa, đó cũng chính là sự gắn kết của toàn dân tộc.

Bên cạnh đó, nhân bánh cũng mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Những hạt nếp thơm ngon biểu tượng cho nền lúa nước vững mạnh của đất nước ta. Sự bao bọc phần nhân bên trong của lá dong xanh tượng trưng cho ơn sinh thành và dưỡng dục của ba mẹ.

Bánh chưng không chỉ là một món ăn để đãi khách mà còn được dùng làm món quà biếu năm mới.

Bánh tét - Món bánh ngày Tết của người miền Nam

Bánh tét là một phiên bản hình trụ dài của bánh chưng. Tuy mang những nét mộc mạc nhưng món bánh ngày Tết này rất được yêu thích và không thể thiếu trên mâm cúng của người dân miền Nam.

Bánh tét cũng là món ăn ngày Tết đặc trưng.

Phần vỏ bánh sẽ được gói bởi lá dong hoặc lá chuối. Phần nhân cũng có các nguyên liệu giống với món bánh chưng ở miền Bắc như gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và tiêu.

Món bánh tét mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt về công ơn sinh thành của những người làm cha, làm mẹ.

Khi ăn, người ta sẽ bóc từng lớp vỏ ra rồi dùng dao hoặc những sợi lạt buộc bên ngoài để cắt bánh. Ăn bánh tét thì thường không thể thiếu được dưa món. Đặc biệt, bánh này khi chiên lên ăn rất ngon.

Bánh in - Món bánh đặc trưng của người Huế

Trên bàn thờ tổ tiên của người dân Huế vào dịp đầu năm mới luôn xuất hiện những tháp bánh in. Món bánh ngày Tết này được làm từ bột nếp, bột năng, đậu xanh và đường. Mỗi chiếc bánh sẽ được in nhiều hình dạng khác nhau như: con cá, bông hoa hoặc chữ phúc, lộc, thọ.

Bánh in là món thường được dâng lên cho các vua triều Nguyễn thưởng trà vào dịp tết Nguyên Đán. Vị bánh ngọt dịu kết hợp với hương thơm của ly trà nóng thì thật là tuyệt vời.

Bánh phu thê - Món bánh biểu tượng của tình nghĩa vợ chồng

Bánh phu thê thường xuất hiện trong các dịp cưới hỏi. Tuy nhiên, đây cũng là món bánh ngày Tết ở Bắc Ninh. Phần bột mỏng được làm từ bột nếp ôm trọn lấy nhân đậu xanh và dừa sợi bên trong tượng trưng cho tình cảm vợ chồng son sắt thuỷ chung.

Món bánh phu thê mang nhiều ý nghĩa đặc biệt về tình cảm vợ chồng.

Ngoài cái tên phu thê ra thì món bánh này còn có rất nhiều tên khác như xu xê hay su sê. Khi cắn vào miếng bánh mềm mịn, chúng ta sẽ cảm nhận được hương vị ngọt thanh kết hợp với một chút béo bùi.

Bánh đậu xanh - Món bánh tết giản dị ở Hải Dương

Bánh đậu xanh được xuất phát từ Hải Dương. Ở miền Bắc vào những đầu năm mới, người ta thường đãi khách hoặc làm quà món bánh này.

Mùi vị của bánh đậu xanh sẽ ngon hơn khi thưởng thức cùng trà nóng.

Bánh đậu xanh có hương vị rất thơm ngon. Khi vua Bảo Đại ghé qua Hải Dương, món bánh ngày Tết này từng được dâng lên cho ông thưởng thức. Miếng bánh nhỏ nhắn mang mùi vị ngọt thanh được làm từ bàn tay vô cùng tỉ mỉ và khéo léo.

Muốn thưởng thức được hết mùi vị thơm ngon của món bánh này thì hãy dùng chung với chén trà nóng. Sự hòa quyện trong hương vị khiến cho vị khách khó tính nhất cũng phải say đắm.

Bánh Tổ - Món bánh ngày Tết truyền thống của xứ Quảng

Bánh Tổ được xem như là món bánh ngày Tết của người dân xứ Quảng. Sự kết hợp của các loại nguyên liệu như gạo nếp, đường đen và gừng đã tạo nên nét thú vị và đặc trưng cho loại bánh này.

Bánh Tổ mang nét đặc trưng của ẩm thực ngày Tết ở Quảng Nam.

Người dân Quảng Nam quan niệm rằng, bánh tổ mang ý nghĩa đem lại những điều may mắn và tốt đẹp nhất cho vùng đất khó khăn này của họ trong năm mới.

Hiện nay, món bánh ngày Tết rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, mỗi nơi sẽ có những loại bánh khác nhau với ý nghĩa đặc trưng riêng. Điều này cũng đã thể hiện được vẻ đẹp truyền thống của nền văn hoá ẩm thực Việt Nam. Các bạn hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của TASTY Kitchen để có thể bổ sung cho mình nhiều món ăn ngon trong ngày tết nữa nhé.

Diệu Trần

Video liên quan

Chủ Đề