Lợi ích của việc sử dụng điện thoại trong học tập

Điện thoại quả thật có thể gây xao nhãng học tập nhưng nếu được sử dụng đúng mục đích, nó cũng đem lại nhiều hiệu quả.

  • Học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học: Cần hiểu đúng quy định

Tại sao nên cấm học sinh dùng điện thoại?

1. Cấm điện thoại là một cách tôn trọng những học sinh chăm chỉ

Không chỉ những học sinh sử dụng điện thoại mới bị xao nhãng việc học mà đến cả học sinh chăm chỉ cũng có thể bị phân tâm, ảnh hưởng. Đây là điều được Tiến sĩ Brynn Winegard - một chuyên gia về não bộ, hiện đang công tác tại Đại học Guelph [Ontario, Canada] khẳng định.

Theo chuyên gia này, đây là một hiện tượng tâm lý khi học sinh chăm chỉ bị cuốn, ảnh hưởng theo. Cụ thể, bất kỳ học sinh nào sử dụng điện thoại trong lớp không chỉ lơ là nội dung bài giảng của giáo viên mà còn tạo ra một bầu không khí chểnh mảng, lười biếng.

Cấm điện thoại là một cách tôn trọng những học sinh chăm chỉ. [Ảnh minh họa]

2. Cấm điện thoại giúp giảm gian lận thi cử

Trong các giờ kiểm tra, thi cử việc gian lận rất khó tránh khỏi và điện thoại di động được xem là công cụ gian lận hữu hiệu với nhiều học sinh. Cụ thể những em này có thể nhắn tin hỏi bài hoặc lên mạng để tra cứu thông tin.

Nếu cấm dùng điện thoại trên lớp, học sinh vẫn có thể tìm ra những cách gian lận khác. Tuy nhiên tần suất việc này cũng giảm tần suất gian lận xuống nhiều lần và đảm bảo sự công bằng hơn cho những em đã học tập chăm chỉ cho kỳ thi.

3. Cấm điện thoại làm tăng thành tích học tập của học sinh

Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động rõ rệt của việc cấm sử dụng điện thoại đến thành tích học tập. Đại học bang Kent [Ontario, Canada] đã thực hiện một cuộc sống khảo sát dựa trên 500 sinh viên để tìm ra mối quan hệ giữa việc sử dụng điện thoại di động và điểm số, mức độ hài lòng trong cuộc sống.

Kết quả cho thấy những sinh viên sử dụng điện thoại nhiều có điểm số kém hơn, mức độ hài lòng với cuộc sống cũng thấp hơn hẳn so với những người ít sử dụng. Nghiên cứu này tin rằng, việc lạm dụng công nghệ là nguyên nhân ngày càng nhiều học sinh, sinh viên suy nhược và mất tập trung ở trường.

Học tập là một thử thách và bạn cần phải tỉnh táo, tràn đầy năng lượng thì mới có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Trong khi đó, việc sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi, không có đủ thời gian nghỉ ngơi.

Bằng việc cấm sử dụng điện thoại ở lớp học, nhà trường sẽ khiến học sinh chỉ tập trung vào một mục tiêu và nhiệm vụ duy nhất. Đó là học tập.

Quy định mới cho phép sử dụng điện thoại trong lớp: Học sinh mừng rơn, phụ huynh chỉ ngay ra điểm mấu chốt khiến trẻ đừng mơ mà xao nhãng học tập

4. Cấm điện thoại tạo ra sự công bằng giữa các học sinh

Không phải học sinh ở trường nào cũng được phép sử dụng điện thoại di động. Bằng cách cấm hoàn toàn, các học sinh sẽ không cảm thấy bị tụt hậu hay thiệt thòi so với bạn bè.

Tại sao không nên cấm hoàn toàn điện thoại di động?

1. Điện thoại là cứu cánh trong các trường hợp khẩn cấp

Các tình huống bất trắc có thể xảy ra mỗi ngày, ngay trong phạm vi trường lớp và việc gọi điện thoại lập tức để cầu cứu sự trợ giúp là vô cùng quan trọng. Đôi khi chỉ vài giây gọi điện thoại kịp thời cũng có thể cứu 1 mạng người.

Bên cạnh đó, một số trường học liên lạc bằng tin nhắn, gmail để thông báo cho học sinh trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp. Nếu không có điện thoại, học sinh sẽ không kịp nhận được thông báo.

2. Điện thoại có thể là một công cụ học tập hiệu quả

Thời đại công nghệ phát triển, học sinh có thể gặt hái kiến thức không chỉ thông qua sách vở mà còn trên mạng internet. Học sinh có thể lên mạng tra cứu thông tin bài học, sau đó thảo luận với thầy cô, bạn bè.Không chỉ vậy, các em còn có thể học tập qua những phần mềm, ứng dụng ở smartphone.

Ngoài ra, khi muốn lấy ý kiến của học sinh về một vấn đề nào đó, giáo viên có thể tạo một cuộc thăm dò trên mạng xã hội, thay vì bắt các em giơ tay hoặc bỏ phiếu để đếm. Điện thoại di động còn nhiều lợi ích hơn nữa, nếu chúng ta biết khai thác nó đúng cách.                                                                                                                                                                       Rất nhiều người tự hào có trình độ học vấn cao nhưng vẫn nhầm lẫn những câu tục ngữ, thành ngữ kinh điển này, bạn có nằm trong số đó?

Video liên quan

Chủ Đề