Luật môi trường 2023

Các đại biểu Quốc hội tham dự, thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: VGP/LS

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết, với 462/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Cụ thể, về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Quốc hội quyết nghị đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 [tháng 5/2022]; điều chỉnh thời gian trình đối với dự án Luật Đất đai [sửa đổi] từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 [tháng 5/2022] sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] và kỳ họp thứ 5 [tháng 5/2023], thông qua tại kỳ họp thứ 6 [tháng 10/2023]; bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] theo quy trình tại một kỳ họp dự án Luật Phòng, chống rửa tiền [sửa đổi].

Quốc hội cũng quyết nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] các dự án: Luật Đấu thầu [sửa đổi]; Luật Giá [sửa đổi]; Luật Giao dịch điện tử [sửa đổi]; Luật Hợp tác xã [sửa đổi]; Luật Phòng thủ dân sự.

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Quốc hội quyết nghị, tại kỳ họp thứ 5 [tháng 5/2023], trình Quốc hội thông qua 6 luật, 1 nghị quyết, bao gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi]; Luật Đấu thầu [sửa đổi]; Luật Giá [sửa đổi]; Luật Giao dịch điện tử [sửa đổi]; Luật Hợp tác xã [sửa đổi]; Luật Phòng thủ dân sự; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Trình Quốc hội cho ý kiến về 6 dự án Luật gồm: Luật Đất đai [sửa đổi] [cho ý kiến lần 2]; Luật Kinh doanh bất động sản [sửa đổi]; Luật Nhà ở [sửa đổi]; Luật Tài nguyên nước [sửa đổi]; Luật Viễn thông [sửa đổi]; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Tại Kỳ họp thứ 6 [tháng 10/2023] sẽ trình Quốc hội thông qua 6 luật gồm: Luật Đất đai [sửa đổi]; Luật Kinh doanh bất động sản [sửa đổi]; Luật Nhà ở [sửa đổi]; Luật Tài nguyên nước [sửa đổi]; Luật Viễn thông [sửa đổi]; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến về 2 dự án luật: Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi]; Luật Lưu trữ [sửa đổi].

Thực hiện nghiêm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã thông qua

Nghị quyết giao Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ lập pháp được giao trong Đề án định hướng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV [Đề án]. Trường hợp sau khi rà soát, nghiên cứu thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh, nghị quyết thì khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết bảo đảm chất lượng để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình, bảo đảm thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết ban hành, tính khả thi của Chương trình, cân đối hài hòa với khối lượng công việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng toàn bộ các nhiệm vụ lập pháp đã được đề ra trong Đề án.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh, cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm, thực chất việc tổng kết thi hành pháp luật; đánh giá tác động của chính sách; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Việc soạn thảo phải đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; các quy định phải bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, có tính quy phạm cao, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới đề xuất quy định trong luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết nhưng là vấn đề mới, chưa có sự đồng thuận cao thì có thể đề xuất thực hiện thí điểm; đánh giá kỹ lưỡng về nguồn lực để thực hiện.

Lê Sơn


Liên tục từ ngày 13/6, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng các Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa; Lê Minh Ngân đã tổ chức các cuộc họp với những nhóm chuyên môn, tham khảo các chuyên gia để nhanh chóng hoàn thiện Dự án Luật Đất đai [sửa đổi] kịp với Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 cũng như đáp ứng với tình hình phát triển thực tiễn của xã hội..

Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung nguồn lực hoàn thiện Dự án Luật Đất đai [sửa đổi]

Để xây dựng Dự án Luật Đất đai [sửa đổi] trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã ban hành Quyết định số 1257/QĐ-BTNMT về Kế hoạch xây dựng dự án Luật Đất đai [sửa đổi] nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong các cuộc họp, Lãnh đạo Bộ TN&MT chỉ đạo và cùng thảo luận với các tổ soạn thảo nhằm xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai nhiệm vụ. Lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị tập trung hoàn thiện nội dung dự thảo Luật theo nội dung được phân công, trong đó có các nội dung cần phải nghiên cứu, tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tham gia trong quá trình soạn thảo về: Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trơ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất; Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chỉnh về đất đai; Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất; Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; Xây dựng các quy định pháp luật đối vởi quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích

Bên cạnh đó, tập trung vào nội dung Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai; Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Tập trung giải quyết cơ bản những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất.

Toàn cảnh cuộc họp

Đối với nội dung chính sách mới, phức tạp mà trong quá trình soạn thảo còn có ý kiến khác nhau, nhạy cảm thì phải báo cáo Bộ trưởng trước khi đề xuất trong dự thảo Luật.

Dự thảo Luật Đất đai [sửa đổi] sau khi hoàn thiện sẽ tiến hành đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, tổ chức các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các Bộ, Ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, các đoàn Đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật, sớm trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10 năm 2022].

Chủ Đề