Lưu manh giả danh trí thức là gì

Nói tới bọn lưu manh, ta vẫn hình dung đó là những con người thuộc giống đực, độ tuổi cỡ 20-40, mặt ác, mình xăm, luôn trong tư thế sẵn sàng đánh nhau. Tuy nhiên, hình ảnh lưu manh đó chỉ là định kiến do lúc trước bọn như vậy chiếm số đông. Nhưng cùng với thời gian, thế giới thay đổi và bọn lưu manh vì thế cũng thay đổi. Số lượng lưu manh vẻ ngoài cổ điển vẫn còn đó, nhưng bọn lưu manh hiện đại với quần áo bảnh bao, bằng cấp vô số đang lố nhố lẫn đầy trong những người dân lương thiện. Chúng đặc biệt còn ở trong những cơ quan quản lý điều hành mà lẽ ra sự trong sạch của những nơi đó đáng ra phải làm cho những tên bẩn thỉu dễ dàng lộ mặt.

Cơ quan đáng ra trong sạch nhưng có một tên lưu manh như vậy là Sở Giao thông vận tải Vĩnh Long. Cơ quan này có một cán bộ, nhờ vào công việc của mình mà mua máy đào máy ủi phế thải rồi bắt các doanh nghiệp trúng thầu thi công phải mướn máy của hắn với giá cắt cổ. Hắn lưu manh tới độ máy hắn hư không sửa mà còn chém trọng thương người thuê máy để lấy máy về [nguồn ở đây]. Báo đăng hắn là cán bộ, mình đồ là chuyên viên. Có lẽ trình độ lưu manh của hắn chưa được tôi luyện đầy đủ nên sớm để lộ bản chất cướp ngày. Chứ nếu hắn bình tĩnh hơn tí, chịu khó theo gót các bậc đàn anh cha chú, có lẽ con đường công danh sự nghiệp theo thời gian mà thăng tiến. Khi đó, sá gì vài ba cái máy phế thải mà phải giành giật chém giết. Hắn vẫn thoải mái trong bộ com lê, bóng mặt bự bụng, hàng đêm cứ dạ hội tiệc tùng mà người ta vẫn cứ tranh nhau nhét tiền vào túi [của vợ mở sẵn để ở nhà]. Ông bà dạy, ngựa non háu đá, cấm sai trong mọi trường hợp.

Chỉ với một cái ghế chuyên viên ở một Sở bình thường ở một tỉnh bình thường mà tác oai đến mức sẵn sàng hạ thủ đối tác, nghĩ tới những cái ghế cao hơn, thậm chí những cái ghế chót vót không ngó tới nổi mà lạnh toát sống lưng. Những chỗ ấy mà có bọn lưu manh thì sao nhỉ? Chúng có thể hạ thủ đến đâu? Một phận người? Một dân tộc? Một thế giới? Bất giác mồ hôi đầm đìa cả áo, suýt chút nữa tè cả ra quần.


Bình nói mình: “Đừng có lưu manh giả danh trí thức”.

Mình nhìn Bình và đáp trả lại: “Ở đó lưu manh thôi, còn ở đây trí thức lâu rồi”.

Mình và đám bạn đi ngang qua một quầy sách ở một trung tâm thương mại mới xây. Ghé mắt vào đó là một không gian đối lập hẳn với bên ngoài. Trong đó yên tĩnh, không gian, thời gian trong đó cứ chậm chậm mà trôi. Mình cất tiếng đề nghị vào đó, Bình quay đầu lại nói với mình: “Đừng có lưu manh giả danh trí thức”. Dừng vài giây mình nhìn Bình và đáp trả lại.

Hình như câu đáp trả ấy của mình làm Bình khó chịu. Mình không cố ý làm việc đó, chỉ là mình nghĩ nên đáp một câu đùa bằng một câu đùa khác chòng lên thôi.

Từ cái hôm hai cái đầu ngồi hứng mưa dưới cái cây trước xưởng ấy nói về mối quan tâm bên trong. Mình bắt đầu bớt ác cảm với những tờ giấy được đóng thành trăm trang kia. Mình thích ghé vào nơi bán sách nếu tình cờ đi dạo ngang qua đó, sau đó đọc tựa sách, đọc cái bìa phía sau sách, ngẫm nghĩ một chút… Nếu có cuốn nào hút mình thì mình sẽ mở vài trang đầu ra, lướt nhẹ mắt… có thế mà mỗi lần tình cờ ấy mình cố đi cho hết cái chỗ bán sách mới chịu nhấc hai cái chân ra khỏi đấy.

Mình không phải là một người nghiện sách, dành nhiều thời gian cho con chữ. Mình cứ để nó trôi theo tình cờ và lượm lặt, rót nhặt để bỏ vào, cho đầy cái sở thích. Không giành được nhiều thì giành ít lại, chứ mình không cố thay đổi bản thân, buộc nó phải yêu cái thứ nó không bận tâm cho lắm.

Có lẽ Bình hơi khó chịu là đúng, vì khi thốt ra hết những thứ trong miệng thì nhận thấy là hình như mình đã lỡ lời chạm vào một phần nào đó của cậu bạn.

Thế thì “Lưu manh giả danh trí thức” tốt hay xấu? Nếu tên lưu manh ấy giả danh thầy trí thức để làm một số việc phi đạo đức thì điều đó không nên cổ suý. Còn cái việc ngược lại. Tên lưu manh ấy giả danh thầy trí thức mà không hại ai thì mình nghĩ nên cỗ vũ thì đúng hơn.

Vì mình tin rằng nếu giả danh thầy trí thức thì ta sẽ phải tiếp xúc với kiến thức nén, và kiến thức một phần nào đó sẽ khai sáng, thay đổi suy nghĩ bên trong của ta.

Suy nghĩ thay đổi, dẫn đến hành vi thay đổi, dẫn luôn cả hành động và kể cả vẻ bề ngoài. Như thế thì tên lưu manh ấy đâu còn là lưu manh. Lưu manh giả danh trí thức có gì là xấu xa?

Phương thanh

“Lưu manh giả danh trí thức” là một trong những chiêu thức thường thấy trong các bài viết của bè lũ phản động, nó đã trở nên quen thuộc với các độc giả thường xuyên ghé thăm những trang blog lá cải, đặc biệt là trang Dân làm báo!

Nói về blog Dân làm báo, chắc không cần diễn giải ai ai cũng biết đó là nơi hội tụ của những kẻ “ngu si” nhưng lại thích đi làm chính trị, hoặc là những kẻ có học vấn nhưng lại bị đồng tiền làm “mờ đôi mắt” nên sẵn sàng làm những điều trái với lương tâm, kể cả việc bán rẻ Tổ Quốc và những giá trị của ông cha ta trong đó có cả tổ tiên của chúng góp phần xây dựng, bảo vệ.

Bác Hồ,người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, những đóng góp của người đối với Cách Mạng giải phóng dân tộc ở trong nước và trên thế giới, hay tấm gương đạo đức Cách mạng của người.. Cũng được cả thế giới công nhận, vinh danh, noi gương học tập và làm theo. Ấy vậy mà trong xã hội hiện nay lại xuất hiện một bộ phận lại có những bài viết xuyên tạc lại những đóng góp của Bác Hồ, nhằm bôi nhọ, làm mất đi hình ảnh của Bác trong trái tim những người Việt Nam chân chính.

Khi đọc bài viết “ Bác Hồ ác ghê” trên blog Dân làm báo có lẽ không chỉ riêng Tôi mà cả những người nào vô tình đọc bài viết đó đều cảm thấy sự ấu trí, ngu muội hiện lên trong từng dòng chữ của tác giả bài viết và kể cả người làm Admin của blog đã đăng tải.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh vệ quốc chân chính, vĩ đại đã trở thành một dấu mốc chói lọi làm vẻ vang trang sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước sau bao nhiêu năm bị chia cắt làm hai miền nay đã được thống nhất, “ non sông thu về một mối, Bắc Nam xum họp một nhà”, vậy là bao nhiêu mong muốn được thống nhất nước nhà của bao nhiêu thế hệ ông cha ta đã trở thành hiện thực, ấy vậy mà dưới ngòi bút ma quỷ của bè lũ phản động cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc ta đã trở nên mất tính chân chính vốn có của nó.

Ảnh và bài viết xuyên tạc, bôi nhọ Bác Hồ và cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta

Đất nước Việt Nam vốn thanh bình, nhưng khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thay nhau xâm lăng đã tàn phá đất nước ta tan hoang, đổ nát dưới bom đạn và nghèo đói vì áp bức bóc lột nặng nề, quyền cơ bản của con người là được sống, quyền tự do cũng không có. Bao nhiêu cuộc chiến tranh yêu nước nổ ra nhưng thất bại, riêng chỉ duy nhất từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam do Bác Hồ sáng lập và rèn luyện ra đời mới đánh đuổi được bè lũ cướp nước và tay sai. Cuộc chiến tranh nào cũng có sự “hao người tốn của” thế nhưng sự hi sinh của các chiến sỹ bộ đội cụ Hồ luôn là vĩ đại, vì họ, những người con của đất việt đã chiến đấu bảo vệ non sông đất nước, đem lại sự bình yên, độc lập, tự do cho Tổ Quốc. còn ngược lại với những kẻ xâm lược và bè lũ tay sai ngày đêm gieo những sự chết chóc cho Nhân dân ta đáng phải bị đánh đuổi, và sự thất bại ở chiến trường Việt Nam là điều tất yếu. Sự mơ hồ và những lí luận xuyên tạc của “những kẻ lưu manh giả danh tri thức” cố tình làm mất đi hình ảnh của Bác Hồ kính yêu và cuộc chiến vĩ đại của Nhân dân ta sẽ không đạt được kết quả, vì trong trái tim mỗi con người Việt Nam luôn hiểu được tính đúng đắn của cuộc chiến và công lao to lớn của Bác Hồ đối với Cách mạng Việt Nam. Ngược lại những hành vi xuyên tạc nhằm bôi nhọ hình ảnh của Bác và cuộc chiến tranh vĩ đại của Nhân dân ta sẽ bị mọi độc giả phản đối, đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc đó.

Video liên quan

Chủ Đề