Luyện tập và vận dụng Địa lí trang 132

Trả lời câu hỏi mục 1, 2 trang 131, 132 SGK Địa lí 6 KNTT. Giải phần luyện tập và vận dụng bài 1, 2, 3 trang 132 Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 11. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi – Chương 3 Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

1. Quá trình nội sinh và ngoại sinh

Dựa vào nội dung kiến thức dưới đây, em hãy cho biết:

– Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh khác nhau như thế nào.

– Trong các hình 1, 2, 3, 4 hình nào thể hiện tác động chủ yếu của quá trình nội sinh, hình nào thể hiện tác động chủ yếu của quá trình ngoại sinh.

Dựa vào nội dung kiến thức mục 1 và các hình 1, 2, 3, 4.

– Sự khác nhau giữa quá trình nội sinh và ngoại sinh:

– Hình thể hiện tác động chủ yếu của quá trình nội sinh: Hình 1, Hình 2.

– Hình thể hiện tác động chủ yếu của quá trình ngoại sinh: Hình 3, Hình 4.

Advertisements [Quảng cáo]

2. Hiện tượng tạo núi

1. Quan sát hình 5 và đọc thông tin trong mục 2, em hãy trình bày hiện tượng tạo núi.

Hình 5. Hiện tượng tạo núi do hai mảng kiến tạo xô vào nhau

2. Ngoại sinh có vai trò như thế nào trong việc làm biến đổi hình dạng của núi?

1. Hiện tượng tạo núi

Trong quá trình di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá ở đới tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi; hoặc bị đứt gãy, vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất gọi là núi lửa.

2. Vai trò của ngoại sinh trong việc làm biến đổi hình dạng của núi

– Đồng thời với quá trình nâng cao do nội sinh thì núi cũng chịu tác động phá hủy của ngoại sinh.

– Các quá trình ngoại sinh làm biến đổi hình dạng của núi: bào mòn, bóc mòn, thổi mòn, mài mòn của gió, nước,… làm biến đổi hình dạng của núi hoặc tạo ra những dạng địa hình mới.

Luyện tập và vận dụng – Giải bài 1, 2, 3 trang 132 SGK Địa lí 6 Kết nối tri thức

Câu 1. Em hãy nêu vai trò của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

– Quá trình nội sinh có vai trò làm cho địa hình trở nên gồ ghề hơn, làm di chuyển các mảng kiến tạo khiến cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy tạo thành núi lủa, động đất…

– Quá trình ngoại sinh có vai trò san bằng, hạ thấp các địa hình trên bề mặt Trái Đất.

Câu 2. Nêu tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.

– Quá trình nội sinh và ngoại sinh cùng tác động đến hiện tượng tạo núi.

– Trong khi quá trình nội sinh tạo ra những dãy núi, khối núi lớn thì quá trình ngoại sinh lại bào mòn, phá hủy đi các dạng địa hình mà nội sinh tạo nên, tạo ra các dạng địa hình mới [đồi, địa hình cac-xtơ,…].

Đề bài

Thu thập thông tin, hình ảnh về một số dạng địa hình do gió, nước… tạo thành và chia sẻ với các bạn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hình 1. Khối đá thăng bằng kỳ lạ - Dạng địa hình được tạo ra do tác động của gió

Hình 2. Nhũ đá, măng đá trong hang động - Dạng địa hình được tạo ra do tác động của nước

Xemloigiai.com

Với giải Luyện tập trang 132 Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 7. Mời các bạn đón xem:

Luyện tập trang 132 Địa lí 7 Kết nối tri thức

Luyện tập 1 trang 132 Địa lí 7: Trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên châu Phi.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi.

Lời giải:

Khái quát đặc điểm tự nhiên châu Phi:

- Địa hình: khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.

- Khoáng sản: phong phú và đa dạng [đồng, vàng, u-ra-ni-um, kim cương, dầu mỏ, phốt-pho-rít,...] phân bố chủ yếu ở phía bắc và phía nam lục địa.

 - Khí hậu: khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C, lượng mưa tương đối thấp.

- Sông, hồ: mạng lưới sông ngòi phân bố không đều, có nhiều hồ lớn.

- Các môi trường tự nhiên của châu Phi phân bố đối xứng qua xích đạo, gồm: Môi trường xích đạo, 2 môi trường nhiệt đới, 2 môi trường hoang mạc và 2 môi trường cận nhiệt.

Luyện tập 2 trang 132 Địa lí 7: Lập bảng so sánh đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở Châu Phi [về khí hậu, sinh vật].

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở châu Phi để lập bảng so sánh theo 2 tiêu chí: khí hậu và sinh vật.

Lời giải:

Bảng so sánh đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở châu Phi [về khí hậu, sinh vật]

Tiêu chí

Môi trường

nhiệt đới

Môi trường

hoang mạc

Môi trường

Xích đạo

Môi trường

cận nhiệt

Khí hậu

Khí hậu cận xích đạo, 2 mùa mưa và khô rõ rệt.

Khí hậu khắc nghiệt, mưa ít, biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm lớn.

Khí hậu nóng, ẩm điều hoà, với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.

Mùa đông ấm, ẩm và mưa     nhiều; mùa hạ nóng, khô.

Sinh vật

- Thực vật: rừng thưa xavan, cây bụi.

- Động vật: động vật ăn cỏ [ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ…] và động vật ăn thịt [sư tử, báo gấm…].

- Thực vật: nghèo   nàn.

- Động vật: chủ yếu là rắn độc, kỳ đà, và một số loại động vật gặm nhấm.

Thực vật: rừng rậm xanh quanh năm.

Thực vật: rừng và cây bụi lá   cứng.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 128 Địa lí 7: Dựa vào thông tin trong hình 1 và mục 1 hãy cho biết:...

Câu hỏi trang 129 Địa lí 7: Dựa vào thông tin trong mục a và hình 1, hãy:...

Câu hỏi trang 130 Địa lí 7...

Câu hỏi trang 132 Địa lí 7...

Vận dụng trang 132 Địa lí 7: Sưu tầm thông tin, tranh ảnh để viết bài giới thiệu về một loài thực vật/động vật địa phương độc đáo của châu Phi...

Chủ Đề