Tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người (tả hoạt động) trang 152

Bé Huệ chập chững tập đi. Ngã xuống lại đứng lên. Có lúc đi được vài bước lại nằm xuống bò trên nền gạch hoa. Có lúc bế con búp bê nằm ngủ. Yêu nhất là khi bé Huệ cười. Năm chiếc răng xinh xinh trắng nõn như bạch ngọc hiện ra trong cặp môi hồng, và đôi má lúm đồng tiền. Bé đã biết đùa với con miu, lúc nào cũng qunh quẩn bên canh. Có lúc bé xòe đôi bàn tay tí xíu tập múa, trông thật ngộ.

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập tả người Trang 152 SGK tiếng việt lớp 5 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tập làm văn: Luyện tập tả người, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập tả người

Giải câu 1 [Trang 152 SGK tiếng việt 5 tập 1]

Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.

Trả lời:

1. Mở bài: Giới thiệu em bé định tả [Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?]

Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.

2. Thân bài:

+ Tả hình dáng của em bé:

Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa…

+ Tả hoạt động, sở thích của em bé:

– Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.

– Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước…

– Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.

– Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.

– Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.

3. Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.

Giải câu 2 [Trang 152 SGK tiếng việt 5 tập 1]

Dựa vào dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.

Trả lời:

Bé Hà là em gái của tôi, vừa tròn mười hai tháng tuổi. Bé Hà có thân hình bụ bẫm, khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương. Bé đang tuổi tập nói, tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi nghiêng ngả trông thật đáng yêu. Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé mũm mĩm nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, nựng nịu, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba…ba…”, “mẹ… mẹ” nghe thật vui tai.

Bé Hà rất thích chơi búp bê, nhưng chơi một lúc rồi bé cũng chán, bé thích tắm, vì ngồi vào thau nước là em lấy tay đập làm nước bắn tung tóe, rồi mắt nhắm, miệng cười để lộ hai chiếc răng mới nhú ra trông thật dễ thương.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập làm văn: Luyện tập tả người

Câu 1. Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.

Trả lời:

a. Mở bài:

Giới thiệu bé Huệ, 13 tháng tuổi, con cô Thái.

b. Thân bài:

– Môi đỏ chót, má thơm mùi sữa, mắt đen láy, tóc tơ mềm mại.

– Lẫm chẫm đi, có lúc lại bò.

– Miệng bi bô, răng trắng nõn, đã biết gọi ông, bà…

c. Kết bài:

– Cười tít mắt khi nghe hỏi.

– Đòi mẹ, đòi cô cho đi chơi.

Câu 2. Dựa vào dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.

Trả lời:

Bài văn mẫu

Có thể bạn quan tâm

  • Tập luyện như thế nào là quá sức
  • Người chết hỏa táng có tốt không
  • Dùng baking soda làm trắng răng có tốt không
  • Luyện tập hàm số lượng giác violet
  • Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật đề bài Tả một đồ chơi mà em thích

Bé Huệ chập chững tập đi. Ngã xuống lại đứng lên. Có lúc đi được vài bước lại nằm xuống bò trên nền gạch hoa. Có lúc bế con búp bê nằm ngủ. Yêu nhất là khi bé Huệ cười. Năm chiếc răng xinh xinh trắng nõn như bạch ngọc hiện ra trong cặp môi hồng, và đôi má lúm đồng tiền. Bé đã biết đùa với con miu, lúc nào cũng quanh quẩn bên cạnh. Có lúc bé xòe đôi bàn tay tí xíu tập múa, trông thật ngộ.

Lời giải bài tập Tập làm văn: Luyện tập tả người trang 152 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.

Bài giảng: Tập làm văn: Luyện tập tả người Tả hoạt động - trang 152 - Tuần 15 - Cô Lê Thu Hiền [Giáo viên VietJack]

Câu 1 [trang 152 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.

Trả lời:

a. Mở bài:

Giới thiệu bé Huệ, 13 tháng tuổi, con cô Thái.

b. Thân bài:

- Môi đỏ chót, má thơm mùi sữa, mắt đen láy, tóc tơ mềm mại.

- Lẫm chẫm đi, có lúc lại bò.

- Miệng bi bô, răng trắng nõn, đã biết gọi ông, bà…

c. Kết bài:

- Cười tít mắt khi nghe hỏi.

- Đòi mẹ, đòi cô cho đi chơi.

Câu 2 [trang 152 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Dựa vào dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.

Trả lời:

Bài văn mẫu

Mẫu 1

Bé Na đã được mười lăm tháng tuổi. Bé đã biết đi chập chững. Đi được năm bảy bước, bé ngồi bệt xuống sàn nhà cười toe toét, khuôn mặt hồng lên thật đáng yêu. Mẹ bé cầm tay, dắt bé đi từng bước một thì bé đi được nhiều hơn. Có lúc bé đi khệnh khạng như muốn ngã nhưng có mẹ dắt nên bé đứng vững lại, rồi hăng hái đi tiếp. Đi được năm bảy bước vững vàng, bé rụt tay lại, đòi đi một mình. Bàn chân nhỏ xíu của bé bước nhanh vài bước rồi sà ngay vào lòng mẹ. Mẹ bé hôn bé thật kêu: “Con mẹ giỏi quá! Cố lên! Cố lên!”. Bé cười, úp mặt vào ngực mẹ như xấu hổ rồi tụt xuống đòi đi tiếp. Bé Na thật dễ thương. Em rất thích đi chơi với bé. Em rất yêu bé Na.

Mẫu 2

Thư là một cô bé nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn. Mỗi khi đi học, Thư thường tự mình khoác cặp lên vai mà không nhờ mẹ làm hộ. Cô bé tự đội mũ bảo hiểm, cài chốt dây mũ đàng hoàng. Xong đâu đấy, cô bé chạy ra sân, sau khi đã lễ phép vòng tay chào ông bà. Cô bé đứng ở sân, chờ mẹ dắt xe ra. Không đợi mẹ nhắc, Thư vén áo đầm, ngồi lên xe rất vững vàng, vòng hai tay ôm lấy eo mẹ. Đến trường, Thư nhanh nhảu xuống xe, chào mẹ rồi tung tăng vào lớp. Ở lớp, cô bé hăng hái phát biểu xây dựng bài và tích cực giúp đỡ các bạn, khi thì giải một bài toán khó, khi thì cắt hộ giấy thủ công. Vì thế, cô bé có khá nhiều bạn thân. Lớp Thư rất mến Thư.

Mẫu 3:

Bé Huệ chập chững tập đi. Ngã xuống lại đứng lên. Có lúc đi được vài bước lại nằm xuống bò trên nền gạch hoa. Có lúc bế con búp bê nằm ngủ. Yêu nhất là khi bé Huệ cười. Năm chiếc răng xinh xinh trắng nõn như bạch ngọc hiện ra trong cặp môi hồng, và đôi má lúm đồng tiền. Bé đã biết đùa với con miu, lúc nào cũng qunh quẩn bên canh. Có lúc bé xòe đôi bàn tay tí xíu tập múa, trông thật ngộ.

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 15 khác:

Câu 1: Khi làm bài văn tả hoạt động của một người, cần phải chú ý điều gì?

A. Có thể tả ngoại hình rồi tả hoạt động.

B. Có thể kết hợp tả ngoại hình với tả hoạt động.

C. Tả hoạt động là nội dung chủ yếu của bài.

D. Cả A, B, C đều là những điều cần phải lưu ý

Lời giải:

Khi làm bài văn tả hoạt động của một người, cần phải chú ý:

- Có thể tả ngoại hình rồi tả hoạt động.

- Có thể kết hợp tả ngoại hình với tả hoạt động.

- Chú ý tả hoạt động phải là nội dung chủ yếu của bài.

>>Vậy chọn: D. Cả A, B, C đều là những điều cần phải lưu ý

Câu 2: Khi miêu tả hoạt động của một em bé đang độ tuổi tập nói, tập đi, em có thể sử dụng chi tiết nào?

☐ Bi bô tập nói theo những gì bố mẹ dạy.

☐ Chập chững đi những bước đi đầu tiên.

☐ Phụ giúp mẹ rửa bát, nấu cơm.

☐ Khóc oa oa khi thức dậy mà không có mẹ bên cạnh.

☐ Mỗi lần đi học về là ngoan ngoãn ngồi vào bàn học làm bài tập về nhà mà không cần ai nhắc nhở.

☐ Đôi mắt long lanh, linh động nhìn theo cử chỉ, hành động của bố.

☐ Ngủ ngon lành trong vòng tay mẹ.

Lời giải:

Khi miêu tả hoạt động của một em bé đang độ tuổi tập nói, tập đi, em có thể sử dụng chi tiết:

- Bi bô tập nói theo những gì bố mẹ dạy.

- Chập chững đi những bước đi đầu tiên.

- Khóc oa oa khi thức dậy mà không có mẹ bên cạnh.

- Đôi mắt long lanh, linh động nhìn theo cử chỉ, hành động của bố.

- Ngủ ngon lành trong vòng tay mẹ.

Câu 3: Đâu là những chi tiết mà em có thể sử dụng khi tả về hoạt động của một người bạn học?

☐ Thường xuyên tới rủ em cùng đi học.

☐ Bận rộn với việc chăm sóc con cái trong gia đình.

☐ Cuối tuần chúng em thường rủ nhau đạp xe đi dạo công viên, hít thở không khí trong lành.

☐ Mỗi ngày đều dậy từ sớm bắt xe tới công ty làm việc, chiều lại bắt xe về nhà.

☐ Mỗi lần kể chuyện cười, từng cử chỉ, lời nói và hành động đều khiến em không nhịn cười nổi.

☐ Cặm cụi làm bài tập về nhà.

☐ Cùng bảo ban nhau tiến bộ trong học tập.

Lời giải:

Những chi tiết có thể sử dụng khi miêu tả hoạt động của một người bạn của em:

- Thường xuyên tới rủ em cùng đi học.

- Cuối tuần chúng em thường rủ nhau đạp xe đi dạo công viên, hít thở không khí trong lành.

- Mỗi lần kể chuyện cười, từng cử chỉ, lời nói và hành động đều khiến em không nhịn cười nổi.

- Cặm cụi làm bài tập về nhà.

- Cùng bảo ban nhau tiến bộ trong học tập.

Câu 4: Đâu là những chi tiết con có thể sử dụng khi tả về một cô giáo?

☐ Miệt mài viết từng nét chữ trên bục giảng trong khi bụi phấn đang thi nhau rơi trên tóc cô và cả quần áo cô.

☐ Say sưa giảng giải cho chúng em nhiều bài học thú vị trong sách vở và cả trong cuộc sống.

☐ Mỗi ngày đều cặm cụi mặc đồ bảo hộ và ra đồng làm việc từ rất sớm.Ngồi ở phòng hội đồng cùng trao đổi với các giáo viên khác về chuyên môn.

☐ Thái độ nhã nhặn khi tiếp đón phụ huynh học sinh.

☐ Buổi sáng khi mặt trời còn chưa ló dạng, cô đã ra ngoài nhổ rau để đem ra chợ bán.

☐ Tỉ mỉ uốn nắn chúng em từ những lỗi chính tả nhỏ nhất cho tới tư thế khi ngồi viết bài.

Lời giải:

Những chi tiết có thể sử dụng để miêu tả cô giáo là:

- Miệt mài viết từng nét chữ trên bục giảng trong khi bụi phấn đang thi nhau rơi trên tóc cô và cả quần áo cô.

- Say sưa giảng giải cho chúng em nhiều bài học thú vị trong sách vở và cả trong cuộc sống.

- Ngồi ở phòng hội đồng cùng trao đổi với các giáo viên khác về chuyên môn.
 - Thái độ nhã nhặn khi tiếp đón phụ huynh học sinh.

- Tỉ mỉ uốn nắn chúng em từ những lỗi chính tả nhỏ nhất cho tới tư thế khi ngồi viết bài.

Câu 5:  Đâu là chi tiết con có thể sử dụng khi tả về một người mẹ?

☐ Cặm cụi trong bếp nấu những món ăn ngon cho bố con em.

☐ Kiên nhẫn giảng bài cho con gái vào mỗi tối.

☐ Nũng nịu đòi người lớn xúc cơm cho.

☐ Tắt đèn và đắp chăn cho chúng em khi đêm xuống.

☐ Đôi mắt linh động, bi bô tập nói.

☐ Nhắc nhở chúng em không được lãng phí đồ ăn.

Lời giải:

Những chi tiết có thể sử dụng khi tả về mẹ đó là:

- Cặm cụi trong bếp nấu những món ăn ngon cho bố con em.

- Kiên nhẫn giảng bài cho con gái vào mỗi tối.

- Tắt đèn và đắp chăn cho chúng em khi đêm xuống.

- Nhắc nhở chúng em không được lãng phí đồ ăn.

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2009 ĐẠT 9-10 LỚP 5

Phụ huynh đăng ký khóa học lớp 5 cho con sẽ được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5 và Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề