Luyện tập vận dụng thao tác lập luận so sánh

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh siêu ngắn
  • Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

* Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích là: lập luận và so sánh.

- Phân tích:

+ Luận điểm chính: Chớ có tự kiêu tự đại.

+ Hai lí do để không nên tự kiêu tự đại là “tự kiêu tự đại là khờ dại” và “tự kiêu tự đại là thoái bộ”.

- Thao tác so sánh:

+ “mình hay” >< “nhiều người hay hơn mình”

+ “sông to, bể rộng”>< “cái chén nhỏ, cái đĩa cạn”

+ “độ lượng của nó rộng và sâu” >< “độ lượng của nó hẹp và nhỏ”

=> So so sánh tương phản.

+ “người tự kiêu tự mãn…cái chén, cái đĩa cạn”

=> So sánh tương đồng.

Thao tác lập luận chính được sử dụng là phân tích, thao tác so sánh giúp đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn.

* Mục đích, tác dụng của việc sử dụng hai thao tác:

+ Làm cho vẫn đề được đưa ra bàn luận trở nên sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người hơn.

+ Để từ đó sống khiêm tốn hơn, biết tôn trọng người khác hơn, chịu khó học hỏi nhiều hơn.

=> Việc kết hợp vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh là một việc làm tất yếu, rất ít trường hợp chỉ sử dụng một thao tác lập luận trong một bài văn. Đồng thời chúng ta cũng phải biết linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác lập luận.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

Những nội dung cần có:

- Chủ đề bài văn cần viết.

- Lập dàn ý: với hệ thống những ý chính để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng

- Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và cách sắp xếp chúng trong bài văn

- Cần sử dụng các thao tác lập luận trong việc diễn giải các luận cứ. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh; thao tác nào là chủ đạo.

- Xác định những câu chuyển ý, từ nối cho phù hợp giữa các ý trong bài văn.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 [trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

b.Phẩm chất hiếu học của người học sinh:

- Giải thích khái niệm “hiếu học”

- Phân tích, chứng minh, bình luận:

+ Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh [phân tích]

+ Biểu hiện của học sinh hiếu học [phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học tập].

+ Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? [so sánh kết hợp phân tích].

+ Lấy ví dụ những tấm gương hiếu học tiêu biểu

+ Liên hệ bản thân

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ truyện - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Chữ người tử tù - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

THPT Sóc Trăng Send an email
0 12 phút

Mục tiêu của việcsoạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh là nhằm củng cố cho các em nhữngtri thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận phân tích và so sánh. Qua đó, rèn kỹ năng vận dụng kết hợp phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận về một hiện tượng, một vấn đề gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học.

Cùng tham khảo ngay bài soạn nhé….

Bạn đang xem: Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Nội dung

Bài viết gần đây
  • Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

  • Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu [Thu điếu] của Nguyễn Khuyến

  • Bình giảng đoạn trích Tình yêu và thù hận

  • Phân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia

    • 0.1
  • 1 Soạn bàiLuyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh ngắn gọn
  • 2 Soạn bàiLuyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh ngắn gọn
    • 2.1 Kiến thức cơ bản
    • 2.2 Tổng kết

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Câu 1. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi ở dưới:

a. Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận: phân tích và so sánh.

b. Phân tích mục đích, tác dụng:

- Thao tác phân tích:

  • Làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu, tự đại [Vì mình hay, còn nhiều người khác giỏi hơn mình].
  • Cho thấy tự kiêu tự đại nghĩa là thoái bộ [Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước được… nó hẹp nhỏ].

- Thao tác so sánh: Người tự kiêu tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn. Từ đó giúp người đọc hình dung rõ, sinh động hơn tác hại của thói tự kiêu tự đại

c. Kết luận về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một văn bản: Giúp cho vấn đề được lập luận trong văn bản trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

Câu 2. Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bản về vẻ đẹp của một bài thơ [bài văn].

Gợi ý:

a.

- Chủ đề của bài văn: Vẻ đẹp của một bài thơ [bài văn].

- Những luận điểm cụ thể:

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
  • Vẻ đẹp của bài thơ [bài văn]: nội dung và nghệ thuật.
  • Đánh giá chung về tác phẩm.

- Đoạn văn sẽ làm sáng tỏ luận điểm: Vẻ đẹp của bài thơ [bài văn] về nội dung. Luận điểm trên nằm ở phần thân bài của dàn ý.

b.

  • Những luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm: vẻ đẹp về nội dung, so sánh với một bài thơ khác.
  • Cần vận dụng thao tác chính: phân tích để làm sáng tỏ luận cứ.
  • Việc sử dụng các thao tác lập luận cần có sự thống nhất về vấn đề đang lập luận.

Câu 3.

a. Vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh để viết đoạn văn trình bày một luận điểm khác ở dàn ý mà anh [chị] đã xây dựng.

Vẻ đẹp nội dung của bài thơ “Bánh trôi nước” là qua hình ảnh chiếc bánh trôi, nhà thơ đã khắc họa nên nét đẹp của người phụ nữ. Ngoại hình của người phụ nữ trong bài thơ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Trong ca dao từng nói về số phận của người phụ nữ:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Còn Hồ Xuân Hương lại viết “Bảy nổi ba chìm với nước non” để gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ tiếp theo “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” càng tô đậm thêm số phận phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý, tấm lòng thủy chung son sắc: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Đó là phẩm chất đẹp đẽ, quý giá của người phụ nữ mà nhà thơ muốn khẳng định.

b. Viết một văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh, trong đó có vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh.

Chăm chỉ là một đức tính cần có ở mỗi học sinh. Những người có tài năng nếu không chăm chỉ nỗ lực chưa chắc đã đạt được những thành công trong cuộc sống. Nhưng người chăm chỉ chắc chắn sẽ đạt được những điều mà họ mong muốn. Ví dụ như trong học tập, mỗi học sinh sinh viên đều mong muốn đạt được kết quả cao, tốt nghiệp với một tấm bằng đẹp. Nhưng để đạt được những điều đó thì bản thân phải chăm chỉ. Chăm chỉ học tập, trau dồi vốn kiến thức có trong sách. Tích cực rèn luyện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu chăm chỉ chúng ta cũng rèn luyện được đức tính kiên nhẫn. Thomas Edison, nhà sáng chế tài ba của nhân loại. Trước khi chế tạo thành công chiếc bóng đèn đầu tiên cho nhân loại, chẳng phải ông cũng đã thất bại đến mười nghìn lần. Nếu không nhờ sự cần cù, không chấp nhận thất bại, Edison đã không đem lại ánh sáng cho nhân loại như bây giờ. Không chỉ trên thế giới, ngay chính ở Việt Nam chúng ta có thể nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi ra đi tìm đường cứu nước, người chỉ có hai bàn tay trắng. Nhưng Người đã kiếm sống bằng cách làm đủ nghề. Người cũng tự mình học ngoại ngữ, biết được nhiều thứ tiếng như tiếng Pháp, tiếng Trung… Nhân cách Hồ Chí Minh không đến từ tài năng mà đến từ sự cần cù, chăm chỉ không ngại khó khăn gian khổ. Như vậy, mỗi học sinh hãy tích cực rèn luyện đức tính chăm chỉ để hoàn thiện bản thân.

c. Sưu tầm những đoạn văn hay, ở đó, tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh.

“Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn về một hạng người. Với Kiều, Nguyễn Du đã nói đến cả toàn xã hội người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến [...]. Chiêu hồn, con người trong cái chết. Chiêu hồn, con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loại một...”

[Theo Tuyển tập của Chế Lan Viên, Tập II, NXB văn học Hà Nội, 1990]

“Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ to rộng quá. Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lý Thái Bạch, trong trời đất chỉ biết có thơ. Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn, họ cũng không có nữa:

Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt,
Cơm áo không đùa với khách thơ

Không biết trong khi rên rỉ như thế Xuân Diệu có nghĩ đến Nguyễn Công Trứ, một người đồng quận, chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy cảnh nghèo làm vui.

Nhưng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta.

Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”

[Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh]

Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

  • Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh [chi tiết]

Câu 1[trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Trong đoạn văn, tác giả sử dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh.

- Thao tác phân tích: Phân tích tại sao tự kiêu tự đại là “khờ dại” và “thoái bộ”.

- Thao tác so sánh: So sánh giữa người tự kiêu tự đại và cái chén, cái đĩa cạn.

- Thao tác phân tích giúp người đọc hiểu được tác hại của tự kiêu tự đại, trong khi thao tác so sánh cho người đọc cái nhìn khách quan, sinh động hơn về tự kiêu và tự đại, đồng thời củng cố luận điểm của thao tác phân tích.

⇒ Thao tác phân tích chiếm vai trò chính, nhưng thao tác lập luận so sánh đóng vai trò bổ trợ, làm đoạn văn thêm sinh động.

⇒ Việc kết hợp hai thao tác đem đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ, gần gũi, dễ hình dung hơn.

⇒ Kết luận: trong văn bản nghị luận, người ta thường kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh, rất ít trường hợp sử dụng riêng nhằm tạo hiệu quả cao hơn trong việc thuyết phục.

Câu 2[trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Bài thơ Thương vợ của Tú Xương đem đến làn gió mới cho văn học Việt Nam. Trong bài thơ, vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên là con người chịu thương chịu khó, hi sinh, tần tảo vì chồng con mà không hề than trách. Đây là hình tượng người phụ nữ thường thấy trong văn học xưa và văn học thời đó. Điểm đặc sắc của bài thơ có lẽ chính là tiếng chửi ở cuối bài thơ. Đó là tiếng chửi cả xã hội xưa bất công để khiên bà Tú khổ, lại gò bó ông Tú để ông không thể giúp ích cho vợ, cũng là tiếng chửi chính bản thân ông tạo ra cái khổ của vợ mình. Trong xã hội ấy, vị trí của người đàn ông không ở việc chăm lo gia đình mà là tung hoành bốn phương, kiếm tìm công danh. So sánh với các tác phẩm khác, nhiều nhà thơ như Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát đi vào sự thối nát của nhà nước trong vấn đề thi cử, hay tinh thần người nhân sĩ thì Thương Vợ mở ra chủ đề mới về vai trò của người đàn ông trong gia đình, bản thân ông lại ý thức được trách nhiệm của mình dù lực bất tòng tâm. Có lẽ đây là điểm xuất sắc nhất tạo nên nét đẹp của bài thơ.

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh ngắn gọn - Soạn văn lớp 11

❮ Bài trước Bài sau ❯

Video liên quan

Chủ Đề