Lý luận văn học về thơ

Đề bài: Mở bài bằng lí luận văn học về thơ

Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát cao, bao gồm trong đó có sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội, thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định được phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học.

Khi các bạn có thể mở bài bằng lý luận văn học sẽ tạo được ấn tượng rất tốt về phần mở bài, bởi nếu như vận dụng được thì bài văn sẽ có giá trị cao về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên khi mở bài bằng cách này thì bạn cần đọc qua nhiều bài lý luận văn học hoặc có nghiên cứu về lý luận văn học, có một chút năng khiếu và kỹ năng viết văn.

Ví dụ: Khi vấn đề nghị luận liên quan đến bài thơ “ Đàn ghi ta của Lorca” [ Tác giả Thanh Thảo,]. Bạn có thể vận dụng kiến thức về quy luật kế thừa, cách tân trong văn học, đây là cách mở bài kết hợp giữa lý luận văn học và chủ đề sáng tạo là hình tượng nghệ sĩ tài hoa mà bất hạnh của chung 3 nhà thơ, 3 thời kỳ

“Văn học bao đời nay đố kỵ sự trùng lặp nhưng lại không phủ nhận những kế thừa, cách tân giữa các thế hệ cầm bút. Bởi vậy mà thế kỷ XIII, đại thi hào Nguyễn Du đã khóc thương nàng Tiểu Thanh tài hoa mệnh bạc, Tố Hữu tiếc thương cụ Tiên Điền 200 năm sau và đến lượt Thanh Thảo, nhà thơ không khỏi xúc động cúi mình trước Lorca, thi sĩ bất hạnh xứ Tây ban cầm”

Ngoài ra, các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm những mở bài hay về các tác phẩm văn học nhé!

1. Những câu lí luận văn học hay về các tác phẩm thơ lớp 12

a. Tác phẩm Tây Tiến [Quang Dũng]

- “… Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạng. nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới. khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước. nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng. Với một tâm trạng cụ thể - nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…” . [Vũ Thu Hương, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng].

- “… Tây Tiến- tượng đài bất tử về người lính vô danh…” [ Vũ Thu Hương].

- “… Tây Tiến nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến, núi rừng Tây Tiến đã vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng để đến với đại ngàn thi hứng. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng mạn, bi và tráng. Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm nhớ… Tất cả đều gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên…”. [Đinh Minh Hằng, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng].

-“…Tây Tiến- sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn [Đinh Minh Hằng]…”.

b. Tác phẩm Việt Bắc [Tố Hữu]

- “Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường. Nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo. Còn Tố Hữu - anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần” [Chế Lan Viên].

- “…Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình thơ rất đỗi trữ tình… [Xuân Diệu].

-“ Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề thơ Tố Hữu chín rộ. Không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc. Bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa chí tình, cái văn chương nên thơ nên nhạc…”. [ Xuân Diệu].

- “… Bài thơ Việt Bắc là kiệt tác của Tố Hữu. Mà cũng là kiệt tác của thơ ca cách mạng, thơ ca kháng chiến. Bài thơ thể hiện tài hoa nhiều mặt của nhà thơ Tố Hữu. Thể thơ lục bát, lối hát đối đáp, nhiều biện pháp tu từ,…, được tác giả vận dụng khéo léo. Ngôn ngữ trong sáng, có nhiều nét cách tân. Nhất là hai đại từ Mình- Ta. Và cả tiếng nói yêu thương- nét nổi bật trong phong cách Tố Hữu.

Tư tưởng thì mới mẻ với những dự báo sáng suốt được thể hiện bằng hình ảnh phong phú. Và tấu lên bằng âm nhạc làm say mê lòng người…” [Nguyễn Đức Quyền, in trong Phân tích thơ văn 12].

c. Tác phẩm Tiếng hát con tàu

Những câu lí luận văn học dùng làm vănkhi nghị luận về tác phẩm Tiếng hát con tàu:

“… Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên có một giọng điệu riêng. Không lẫn với những bài thơ khác. Chế Lan Viên chủ yếu nhân danh cá nhân mà nói chính trị. Chế Lan Viên luôn tìm tòi và tạo cho thơ trữ tình chính trị của mình một màu sắc riêng. Nói chính trị một cách văn hóa, sang trọng bằng một ngôn ngữ lấp lánh. Những hình ảnh tân kì, mới lạ, chói lọi…”. [Trần Đăng Suyền, in trong Chế Lan Viên về tác giả và tác phẩm].

d. Tác phẩm Đất nước

- “… Điều may mắn với tôi là được sống trong những tháng năm hào hùng của dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn…” [Nguyễn Khoa Điềm].

- “… Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo một hình tượng Đất Nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa nên một Đất Nước toàn vẹn. Là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự sống. Một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam.

- “… Một Đất Nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu tả bên ngoài. Cho nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê, để dần dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất Nước trong chính tâm hồn họ. ..”. [Trần Đình Sử, in trong Đọc văn học văn].

- “… Những sợi ngang dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm đều óng ánh một màu sắc đặc biệt của chất liệu văn hóa dân gian. Đó là một lực hút nữa củ đoạn thơ Đất Nước. Để rồi người đọc lặng đi xúc động trước một cách định nghĩa thật bất ngờ của Nguyễn Khoa Điềm…” [Nguyễn Quang Trung, in trong Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12].

e. Tác phẩm Sóng [Xuân Quỳnh]

- “… Sóng là một bài thơ về tình yêu. Có hàng trăm dáng vẻ của thơ tình yêu. Thơ tỏ tình, thơ mong nhớ, thơ hoài niệm, thơ đau khổ vì thất tình. Sóng là bài thơ giãi bày và chiêm nghiệm…” [Trần Đình Sử, in trong Đọc văn học văn].

- “… Sóng là một bài thơ xinh xắn, trong sáng…” [Nguyễn Đăng Mạnh].

f.Tác phẩmĐàn ghi ta của Lor-ca

- “… Với thơ hiện đại, tính hiện đại không chỉ đến từ những kĩ thuật phương Tây. Mà còn đến từ sự phối hợp tự nhiên và bất ngờ của thơ phương Tây. Với khả năng dồn nén, u mặc, phẳng lặng mà sâu thẳm của thơ phương Đông, của tâm hồn thơ Việt. Và cái chính là phải qua ngôn ngữ riêng biệt của từng nhà thơ…”. [Thanh Thảo].
- “… Đàn ghi ta của Lor-ca. Thành công trước hết và cũng là ấn tượng đầu tiên của bài thơ là ở nhạc tính…” [Nguyễn Văn Bính].

1. Mở bài hay tác phẩm Việt Bắc mẫu 1

Cổ nhân có nói “Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc”. Một tác phẩm thơ ca giàu chất nhạc làm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ. Gợi ra những điều từ ngữ không nói hết. Một tác phẩm thơ ca giàu chất họa giúp cho người đọc cảm nhận rõ hơn bức tranh đời sống và tâm hồn con người. Việt Bắc là một tác phẩm hội tụ đầy đủ những điều đó. Với đứa con tinh thần này, chất họa chất nhạc được kết hợp nhuần nhuyễn làm cho nỗi nhớ niềm thương được bộc lộ một cách chân thực và tự nhiên nhất. Đó cũng là sự tìm tòi, sáng tạo công phu của người nghệ sĩ, làm cho tác phẩm sống mãi trong lòng độc giả.

2. Mở bài hay tác phẩm Việt Bắc mẫu 2

Trong những năm tháng oanh liệt của chiến tranh, thơ ca Việt Nam được thổi một luồng cảm hứng sử thi hào hùng. Đặc biệt là niềm tự hào dân tộc và niềm vui chiến thắng. Vì vậy, khuynh hướng sử thi là một trong những điểm nổi bật của thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. Đó cũng chính là đặc điểm phong cách nghệ thuật nổi bật của Tố Hữu. Từ tập thơ Việt Bắc trở đi, Tố Hữu lấy cảm hứng từ sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Thơ ông tập trung đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử có tính chất toàn dân. Có thể nói bài thơ Việt Bắc được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ ca của ông. Bài thơ này, song song với dòng chảy trữ tình dào dạt của nỗi nhớ niềm thương. Ta còn bắt gặp cái dòng cháy quặn xiết hào hùng đậm chất sử thi trong bức tranh ra trận của toàn dân tộc.

3. Mở bài tác phẩm Tây Tiến mẫu 1

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực sáng tác thơ văn, với hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã mang đến cho thơ văn kháng chiến một màu sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa kiên cường dũng cảm vừa hào hoa phong nhã. Có thể thấy rõ những nét mới mẻ này qua bài thơ được coi là kiệt tác thơ văn của Quang Dũng- Tây Tiến. Tây Tiến được sáng tác năm 1947 khi Quang Dũng chia tay với đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để chuyển đến đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ thể hiện nỗi nhớ, tình cảm gắn bó với những người đồng đội và vùng đất Tây Bắc mà còn dựng lên đầy sống động chân dung những người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.

4. Mở bài tác phẩm Tây Tiến mẫu 2

Chiến tranh, người lính là nguồn đề tài lớn trong thơ ca cách mạng, ghi dấu từng chặng đường, bước chuyển mình của lịch sử, văn học đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh thiêng liêng của mình, không chỉ tái hiện bầu không khí chiến đấu ác liệt của cuộc chiến mà còn dựng lên những bức chân dung sống động, đẹp đẽ nhất về hình tượng người lính. Đó là hình tượng người lính xuất thân từ những người nông dân nghèo mang lí tưởng cứu nước thiêng liêng trong Đồng chí của Chính Hữu, là những người lính lái xe lạc quan, yêu đời coi thường gian khổ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Ghi dấu trong mảng đề tài ngỡ như đã vô cùng quen thuộc ấy, Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến đã mang đến một bức tượng đài tráng lệ mà đầy mới mẻ về những người lính: kiên cường, quả cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa trong đời sống tinh thần.

5. Mở bài hay tác phẩm Đất nước mẫu 1

Hiếm có một giai đoạn văn học nào mà hình ảnh Tổ quốc- Dân tộc- Đất nước lại tập trung cao độ như giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tố Hữu với “Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời/ Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!” [Vui thế hôm nay], Chế Lan Viên với “Sao chiến thắng”, Lê Anh Xuân từ hình tượng anh giải phóng quân đã tạo nên “Dáng đứng Việt Nam”. Và Nguyễn Khoa Điềm gắn liền với Tổ quốc qua “Đất Nước”- một chương thơ trong trường ca “Mặt đường khát vọng”. Chương thơ đã thể hiện một cách sâu sắc vẻ đẹp của Đất Nước và tư tưởng lớn của thời đại “Đất nước của nhân dân”.

6. Mở bài tác phẩm Đất nước mẫu 2

Ai đó đã từng nói rằng: “Nếu mỗi người không thuộc về một đất nước, một quê hương thì giống như con chim không có tổ, cái cây không có rề...” Và ai đó cũng đã từng tự hỏi lòng: “Có mối tình nào nặng sâu hơn là mối tình Tổ quốc?” Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy đã có biết bao hồn thơ cất cánh. Với Nguyễn Đình Thi là hình ảnh củamột Đất Nước đau thương, căm hờn, quật khởi, vùng lên chiến đấu và chiến thắng huy hoàng. Với Lê Anh Xuân là dáng đứng Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân. Với Xuân Diệu là vẻ đẹp của Đất Nước “Tổ quốc tôi như một con tàu, mũi tàu rẽ sóng Cà Mau”. Đặc biệt vào cuối năm 1971, từ chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một tiếng thơ hay về đề tài Đất Nước qua trích đoạn: “Đất Nước”-Trường ca “Mặt đường khát vọng”. Từ những bình diện về văn hóa, lịch sử, địa lý tác giả đã lý giải về Đất Nước một cách sáng tạo và mới mẻ để đi tới tư tưởng cốt lõi. “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.”

Video liên quan

Chủ Đề