Lymphoma là gì

  • Chụp CT ngực, bụng, khung chậu và / hoặc PET-CT

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, phosphatase kiềm, LDH, xét nghiệm chức năng gan, albumin, Ca, BUN, creatinine, chất điện giải và acid uric

  • HIV, viêm gan B và xét nghiệm viêm gan virut C; xét nghiệm HTLV-1 nếu phát hiện ATLL [u lympho-bệnh bạch cầu tế bào T ở người lớn]

  • Sinh thiết hạch và sinh thiết tủy xương.

  • Chụp MRI cột sống nếu có triệu chứng tổn thương thần kinh.

Giống như u lymphô Hodgkin, NHL thường nghi ngờ ở bệnh nhân nổi hạch lympho không đau hoặc khi phát hiện u trung thất trên chụp X-quang ngực thường quy. Hạch to không đau cũng có thể gặp trong nhiễm khuẩn tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm toxoplasma, nhiễm CMV [virut tế bào lớn], nhiễm HIV nguyên phát hoặc bệnh bạch cầu. Tổn thương tương tự trên phim chụp X quang ngực có thể thấy trong ung thư biểu mô phổi, bệnh sarcoidosis hoặc lao phổi. Ít gặp hơn là các bệnh nhân được chẩn đoán sau khi phát hiện có tăng bạch cầu lympho máu ngoại vi trong kết quả tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, với các triệu chứng không đặc hiệu. Trong những trường hợp như vậy, chẩn đoán phân biệt bao gồm bệnh bạch cầu, nhiễm virút Epstein-Barr, và hội chứng Duncan [hội chứng tăng sinh tế bào lympho liên quan nhiễm sắc thể X].

Chỉ định sinh thiết hạch nếu phát hiện hạch lympho trên X-quang ngực, CT, hoặc PET. Nếu chỉ thấy hạch trung thất to, bệnh nhân cần được sinh thiết kim dưới hướng dẫn CT hoặc nội soi trung thất. Thông thường, các xét nghiệm nên được chỉ định bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, phosphatase kiềm, chức năng gan thận, LDH và acid uric. Các xét nghiệm khác được thực hiện tùy thuộc vào những triệu chứng được tìm thấy [ví dụ MRI khi có các triệu chứng chèn ép tủy sống hoặc bất thường thần kinh trung ương].

Tiêu chuẩn chẩn đoán trên mô bệnh học bao gồm sự phá hủy cấu trúc hạch bạch huyết thông thường và sự xâm nhập vỏ và mô mỡ xung quanh bở các tế bào ác tính đặc trưng. Các xét nghiệm kiêu hình miễn dịch để xác định nguồn gốc bào gốc có giá trị lớn trong việc xác định các phân típ cụ thể, giúp xác định tiên lượng và điều trị; những xét nghiệm này cũng có thể được thực hiện trên các tế bào máu ngoại vi. Sự hiện diện kháng nguyên CD45 chung cho tế bào bạch cầu được xác định bằng phản ứng peroxidase miễn dịch giúp loại trừ ung thư di căn, thường trong chẩn đoán phân biệt các ung thư "không biệt hóa". Các xét nghiệm đối với kháng nguyên chung của tê bào bạch cầu, hầu hết là các dấu ấn bề mặt, và xét nghiệm đánh giá sự sự sắp xếp lại gen [để xác định dòng tế bào B hoặc tế bào T] có thể thực hiện trên các mô đã cố định. Để phân tích di truyền tế bào và đếm tế bào dòng chảy cần sử dụng mô tươi.

  • Chụp CT ngực, bụng và khung chậu

  • Xét nghiệm máu ngoại vi, phosphatase kiềm, LDH, xét nghiệm chức năng gan, albumin, Canxi, Urê, và creatinine

  • Chụp PET để đánh giá giai đoạn và chụp MRI nếu có triệu chứng thần kinh

  • Có thể sinh thiết tủy xương.

Chụp Xquang ngực nếu chưa có Sau khi chụp X-quang, sinh thiết hạch thường được chỉ định nếu hình ảnh được xác định bởi CT ngực hoặc chụp PET ngực. Nếu chỉ có hạch trung thất lớn, nội soi trung thất hoặc thủ thuật Chamberlain [chỉ giới hạn cho trung thất trước bên trái, cho phép sinh thiết hạch trung thất không thể tiếp cận được bằng nội soi trung thất ] có thể được chỉ định. Sinh thiết dưới hướng dẫn của CT cũng có thể được cân nhắc, nhưng kết quả của sinh thiết kim thường không chính xác, vì vậy cần phải sinh thiết cốt lõi nếu cần thiết. Tổng phân tích máu ngoại vi, phosphatase kiềm, xét nghiệm chức năng thận, chức năng gan thường được thực hiện. Các xét nghiệm khác được thực hiện tùy thuộc vào kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm [ví dụ chụp MRI nếu có chèn ép tủy].

Sinh thiết cho thấy các tế bào Reed-Sternberg [tế bào lớn, có hai nhân] trong quần thể tế bào có thâm nhiễm mô đệm không đồng nhất, bao gồm mô bào, tế bào lympho, bạch cầu mono, tương bào, bạch cầu ưa axit. U lympho Hodgkin có 4 phân typ mô bệnh học [xem phần Các thể mô bệnh học của u lympho Hodgkin [theo phân loại của WHO] Các thể mô bệnh học của u lympho Hodgkin [theo phân loại của WHO] U lymphô Hodgkin là một sự gia tăng ác tính các tế bào của hệ thống lưới lympho tại chỗ hoặc lan tràn, chủ yếu liên quan đến các tế bào hạch bạch huyết, lá lách, gan và tủy xương. Triệu chứng... đọc thêm ]; trong đó cũng có một loại mà tế bào lympho chiếm ưu thế. Một số kháng nguyên trên tế bào Reed-Sternberg có thể giúp phân biệt u lympho Hodgkin với u lympho không Hodgkin, u lymphô Hodgkin kinh điển với típ tế bào lympho chiếm ưu thế.

Bảng

Các kết quả xét nghiệm khác có thể là bất thường nhưng không có giá trị chẩn đoán. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi có thể thấy tăng nhẹ số lượng bạch cầu đa nhân. Giảm bạch cầu lympho có thể xảy ra sớm và nghiêm trọng khi bệnh tiến triển. Tăng bạch cầu ưa axit có thể gặp ở 20% bệnh nhân. Tăng tiểu cầu cũng có thể gặp. Thiếu máu thường gặp thiếu máu hồng cầu nhỏ và nặng hơn khi bệnh tiến triển. Trong thiếu máu tiên tiến, việc tái sử dụng sắt bị khiếm khuyết và được đặc trưng bởi sắt huyết thanh thấp, khả năng liên kết sắt thấp và tăng sắt trong tủy xương. Giảm ba dòng tế bào máu gặp ở số ít trường hợp do xâm lấn tủy xương, thường ở típ tan máu-tê bào lympho. Tình trạng lách tăng cường hoat động [Hypersplenism]xem Cường lách Cường lách Cường lách là nguyên nhân gây giảm tế bào do lách to. [Xem thêm Tổng quan về lách.] Cường lách là một quá trình thứ phát có thể phát sinh do lách to ở hầu hết các nguyên nhân [xem Bảng: Nguyên... đọc thêm ] có thể xảy ra ở những bệnh nhân lách to. Có thể có nồng độ alkaline phosphatase huyết thanh tăng cao, nhưng mức độ cao không phải lúc nào cũng liên quan đến tủy xương hoặc gan. Tăng phosphatase kiềm bạch cầu, haptoglobin huyết thanh và các chất phản ứng giai đoạn cấp tính khác thường phản ánh tình trạng bệnh hoạt động.

Bảng

Chữ A đi cùng với giai đoạn bệnh có nghĩa là chưa phát hiện các triệu chứng toàn thân trên bệnh nhân. Chữ B đi kèm giai đoạn bệnh nghĩa là bệnh nhân có biểu hiện ít nhất một triệu chứng toàn thân [hội chứng B]. Biểu hiện các triệu chứng toàn thân này liên quan tới đáp ứng điều trị.

Lymphoma hay còn gọi là u lympho là một loại ung thư ở hệ bạch huyết, đây là một phần của hệ miễn dịch cơ thể.

Hệ thống bạch huyết bao gồm các hạch bạch huyết [tuyến bạch huyết], lá lách, tuyến ức và tủy xương. Vì thế bệnh lymphoma có thể ảnh hưởng đến tất cả các vị trí cũng như các cơ quan khác trên khắp cơ thể.

Hiện có hai loại bệnh lymphoma phổ biến như:

  • U lympho Hodgkin [trước đây gọi là bệnh Hodgkin].
  • U lympho không Hodgkin.

Ngoài ra, còn nhiều dạng bệnh lymphoma khác.

Hiện tại, việc điều trị tùy thuộc vào loại u lympho và mức độ nghiêm trọng của nó. Thông thường điều trị căn bệnh này có thể bao gồm hóa trị, thuốc trị liệu miễn dịch, xạ trị, ghép tủy xương hoặc kết hợp một số loại thuốc.

Các loại lymphoma

Một số dạng bệnh lymphoma như:

  • U lympho tế bào B ở da.
  • U lympho tế bào T ở da.
  • U lympho Hodgkin.
  • U lympho không Hodgkin.
  • Bệnh Waldlostrom.

Các giai đoạn bệnh lymphoma

  • Giai đoạn 1: Ung thư nằm trong một hạch bạch huyết hoặc một cơ quan.
  • Giai đoạn 2: Ung thư nằm trong hai hạch bạch huyết gần nhau và ở cùng một phía của cơ thể, hoặc ung thư nằm trong một cơ quan và các hạch bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn 3: Ung thư nằm trong các hạch bạch huyết ở cả hai bên của cơ thể và trong nhiều hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 4:Ung thư có thể ở trong một cơ quan và lan ra các hạch bạch huyết gần đó. Khi u lympho không Hodgkin tiến triển, tế bào ung thư có thể bắt đầu lan rộng. Các cơ quan mà ung thư thường di căn tới gồm gan, tủy xương và phổi.

Nguyên nhân gây bệnh lymphoma là gì?

Hiện nay nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học nghĩ rằng căn bệnh xuất hiện khi tế bào lympho phát triển đột biến di truyền. Đột biến làm tế bào bệnh nhân lên nhanh chóng, khiến hạch bạch huyết bị sưng.

Sau đây là các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lymphoma gồm:

  • Một số loại u lympho phổ biến hơn ở người lớn, trong khi những bệnh khác thường được chẩn đoán ở những người trên 55 tuổi.
  • Nam giới có nhiều khả năng phát triển lymphoma hơn nữ giới.
  • Những trường hợp bị bệnh về hệ thống miễn dịch hoặc ở những trường hợp dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh Lymphoma cao hơn.
  • Một số bệnh nhiễm trùng có liên quan đến tăng nguy cơ bị bệnh lymphoma, bao gồm nhiễm virus Epstein-Barr và nhiễm Helicobacter pylori.

Những triệu chứng bệnh lymphoma là gì?

Một số triệu chứng thường thấy của lymphoma có thể bao gồm:

  • Sưng hạch không đau ở cổ, nách hoặc háng.
  • Mệt mỏi dai dẳng.
  • Sốt.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Khó thở.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Những phương pháp điều trị bệnh lymphoma là gì?

Cho đến nay, việc điều trị lymphoma tùy thuộc vào loại, giai đoạn bệnh, sức khỏe tổng thể... Mục đích chính của việc điều trị là tiêu diệt càng nhiều tế bào ung thư và giúp bệnh thuyên giảm. Sau đây là phương pháp điều trị bệnh lymphoma bao gồm:

Tích cực giám sát:

Một số dạng lymphoma phát triển rất chậm. Vì thế người bệnh và bác sĩ có thể quyết định chờ đợi để điều trị u lympho khi nó gây ra các dấu hiệu và triệu chứng ảnh hưởng các hoạt động hàng ngày của họ. Trong thời gian chờ đợi, người bệnh có thể trải qua các xét nghiệm định kỳ để theo dõi tình trạng của họ.

Hóa trị:

Hóa trị sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh, chẳng hạn như tế bào ung thư. Các loại thuốc này thường được dùng qua tĩnh mạch, nhưng cũng có thể được dùng để uống, tùy thuộc vào loại thuốc cụ thể mà người bệnh nhận được.

Thuốc:

Hiện tại một số loại thuốc khác được sử dụng để điều trị lymphoma bao gồm các loại thuốc nhắm mục tiêu tập trung vào những bất thường cụ thể trong tế bào ung thư. Hoặc thuốc miễn dịch sử dụng hệ thống miễn dịch của người bệnh để tiêu diệt tế bào ung thư.

Xạ trị:

Trong xạ trị, bác sĩ sử dụng tia năng lượng cao, chẳng hạn như tia X và proton, để tiêu diệt tế bào ung thư.

Cấy ghép tủy xương:

Ghép tủy xương, còn được gọi là ghép tế bào gốc, liên quan đến việc sử dụng liều cao hóa trị và xạ trị để ức chế tủy xương của người bệnh. Sau đó, tế bào gốc tủy xương khỏe mạnh từ cơ thể của người bệnh hoặc từ người hiến tặng được truyền vào máu và đi đến xương. Tại đây, các tế bào này sẽ sửa chữa lại tủy xương.

Sự khác biệt giữa bệnh lymphoma và bạch cầu ác tính

Cả bệnh bạch cầu ác tính và lymphoma đều là các loại ung thư máu và có chung một số triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên, vị trí, phương pháp điều trị và các triệu chứng cụ thể của hai bệnh là không giống nhau.

Triệu chứng

Những trường hợp bị lymphoma và bệnh bạch cầu ác tính đều có chung triệu chứng là bị sốt và đổ mồ hôi ban đêm. Tuy nhiên, bệnh bạch cầu có nhiều khả năng gây chảy máu quá nhiều, dễ bầm tím, đau đầu và nhiễm trùng tăng lên. Còn những trường hợp bị lymphoma có nhiều khả năng bị ngứa da, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân và các hạch bạch huyết bị sưng.

Vị trí

Bệnh bạch cầu thường bắt đầu trong tủy xương, làm cho tủy sản xuất quá nhiều tế bào máu trắng. Lymphoma bắt đầu trong các hạch bạch huyết và tiến triển khi các tế bào máu trắng bất thường lan rộng.

Điều trị

Các bác sĩ có thể chọn chờ đợi để điều trị lymphoma và bệnh bạch cầu vì một số loại ung thư phát triển chậm. Vì thế nếu bác sĩ quyết định điều trị ung thư, họ có thể chỉ định hóa trị và xạ trị cho cả hai bệnh. Tuy nhiên, bệnh bạch cầu còn có hai phương pháp điều trị phổ biến khác là ghép tế bào gốc và liệu pháp nhắm trúng đích.

Video liên quan

Chủ Đề