Mã báo lỗi biến tần invt gd 200a năm 2024

2. Vào nhóm thông số lịch sử lỗi kiểm tra giá trị dòng điện tại thời điểm xảy ra lỗi và so sánh với giá trị dòng điện định mức của biến tần

  1. Nếu giá trị ghi nhận được lớn hơn giá trị dòng định mức của biến tần:

– Kiểm tra công suất biến tần có phù hợp không, kiểm tra tải có bị kẹt không, giảm tải rồi thử lại.

– Kéo dài thời gian tăng tốc cho phù hợp.

– Autotuning thông số motor, thử chọn chế độ điều khiển Sensorless Vector cho biến tần..

– Liên hệ nhà cung cấp.

  1. Nếu giá trị ghi nhận nhỏ hơn giá trị định mức của biến tần:

– Kiểm tra cách điện của motor và dây dẫn.

– Thử dùng biến tần này điều khiển motor khác cùng công suất hoặc ngược lại xem có xảy ra lỗi không để loại trừ nguyên nhân.

– Liên hệ nhà cung cấp.

OC2

Quá dòng khi giảm tốc

OC3

Quá dòng khi đang chạy tốc độ hằng số

OV1

Quá áp khi tăng tốc

Điện áp DC BUS cao hơn ngưỡng trên cho phép: cao hơn 450V với cấp điện áp 220V và cao hơn 800V với cấp điện áp 380V.

– Trường hợp 1: xảy ra khi cấp nguồn

+ Điện áp nguồn cấp quá cao.

+ Biến tần hiển thị sai điện áp DC BUS, phần lớn do board công suất bị lỗi.

– Trường hợp 2: xảy ra khi biến tần điều khiển các tải có quán tính lớn [ly tâm, cẩu trục, nâng hạ…]

+ Thời gian giảm tốc để quá ngắn.

+ Động cơ bị một tác nhân khác đẩy hoặc kéo.

+ Động cơ có vấn đề.

+ Đường dây kết nối biến tần với động cơ quá dài.

– Kéo dài thời gian giảm tốc phù hợp.

– Share DC BUS với biến tần khác.

– Sử dụng điện trở xả [kèm DBU nếu biến tần có công suất lớn]

– Thay thế động cơ phù hợp.

– Gắn cuộn kháng cho mỗi 50 mét chiều dài đường dây

OV2

Quá áp khi giảm tốc

OV3

Quá áp khi đang chạy tốc độ là hằng số

UV

Điện áp DC bus quá thấp

Điện áp DC BUS thấp hơn ngưỡng dưới cho phép: dưới 180V với cấp điện áp 220V và dưới 350V với cấp điện áp 380V.

– Trường hợp 1: do điện áp nguồn quá thấp nên khi biến tần chạy kéo tải sẽ gây sụt áp trên DC BUS:

+ Công suất nguồn không đủ.

+ Dây dẫn quá nhỏ.

+ Tải công suất lớn dùng chung nguồn điện, khi khởi động làm sụt áp.

– Trường hợp 2: contactor bypass không đóng khi cấp nguồn nên khi có lệnh chạy điện áp DC BUS bị rơi trên điện trở sạc hoặc contactor có đóng nhưng bị rớt khi biến tần có lệnh chạy:

+ Contactor hỏng.

+ Board nguồn hỏng.

+ Quạt bị hỏng.

+ Board điều khiển hoặc board công suất có vấn đề [rất hiếm].

– Trường hợp 1:

+ Tăng công suất nguồn

+ Thay dây dẫn lớn hơn

+ Dùng phương pháp khởi độ- Trường hợp 1:

+ Tăng công suất nguồn

+ Thay dây dẫn lớn hơn

+ Dùng phương pháp khởi động mềm cho các tải công suất lớn dùng chung nguồn điện.

– Trường hợp 2:

+ Lắng nghe xem contactor có đóng khi cấp nguồn hay không. Nếu không đóng thì có thể board nguồn hoặc contactor bị hỏng.

+ Lắng nghe contactor có nhả khi có lệnh chạy hay không. Nếu có thì kiểm tra quạt, có thể quạt hư.

OL1

Quá tải động cơ

Xảy ra khi dòng điện ngõ ra của biến tần lớn hơn giá trị dòng điện cài đặt trong P02.05

– Động cơ quá tải do bị kẹt hoặc chọn công suất chưa phù hợp.

– Cài đặt thông số dòng điện động cơ và thông số bảo vệ quá tải động cơ chưa phù hợp.

– Điện áp nguồn cấp không đủ.

– Biến tần bị lỗi.

– Kiểm tra và giảm tải.

– Kiểm tra điện áp nguồn cấp.

– Điều chỉnh các thông số cho phù hợp.

OL2

Quá tải biến tần

– Công suất biến tần không đủ.

– Cài đặt các thông số chưa phù hợp.

– Tải quá nặng, bị két tải hoặc động cơ bị lỗi.

– Kiểm tra và chọn biến tần có công suất lớn hơn.

– Kiểm tra và điều chỉnh các thông số: chế độ chạy, đặc tuyến V/F, bù momen, dò tốc độ trước khi khởi động, thời gian tăng tốc, cường độ dòng thắng DC trước khi khởi động và khi dừng…

– Kiểm tra lại tải.

OL3

Quá tải điện

Nguyên lý hoạt động giống như relay nhiệt điện tử. Khi cho phép chức năng này, người sử dụng có thể cài đặt ngưỡng dòng điện báo lỗi và thời gian delay báo lỗi.

Kiểm tra tải và các thông số cài đặt ngưỡng dòng, thời gian delay báo lỗi.

SPI

Mất pha ngõ vào

– Nguồn cấp bị lỗi pha.

– Thiết bị đóng cắt nguồn cho biến tần bị lỗi [CB, contactor, máy cắt ACB…].

– Dây dẫn cấp nguồn cho biến tần bị hở mạch.

– Terminal nguồn vào [R, S, T] siết không chặt.

– Board phát hiện pha đầu vào của biến tần bị lỗi.

– Board điều khiển hoặc board công suất bị lỗi [rất hiếm khi xảy ra].

– Dùng đồng hồ kiểm tra điện áp nguồn cấp.

– Kiểm tra dây dẫn thiết bị đóng cắt cấp nguồn cho biến tần.

– Vệ sinh vị trí tiếp xúc, siết chặt terminal cấp nguồn đầu vào biến tần.

SPO

Mất pha ngõ ra

– Trường hợp 1: chưa kết nối động cơ với biến tần.

– Trường hợp 2: đã kết nối động cơ với biến tần.

+ Đường dây kết nối biến tần với động cơ bị hở mạch.

+ Động cơ bị hỏng.

+ Đường dây kết nối biến tần với động cơ quá dài.

– Trường hợp 1: cho biến tần chạy ở 50Hz rồi dùng đồng hồ đo điện áp 3 pha ngõ ra xem có cân bằng nhau hay không.

Chủ Đề