Mật ngô mua ở đâu tây an, thiểm tây


Thành phố Tây An trực thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Trước đây chính là một trong 4 kinh đô hoa lệ của Trung Quốc, trải qua 13 thời kì triều đại. Tây An cũng là điểm chốt cuối của con đường tơ lụa huyền thoại của nền văn hóa Trung Hoa. Với sự lâu đời hơn 3100 năm lịch sử, nơi đây vẫn giữ nguyên vẹn giá trị tiềm tàng, xứng đáng là một trong những thành phố lớn và phát triển của khu vực miền Trung đến Đông Bắc, nằm trong top 10 thành phố lớn của Trung Quốc. 


Trường thành Tây An


Nếu đến với thành phố này mà không đến trường thành Tây An thì thật sự là một thiếu sót vô cùng lớn, bởi Trường Thành Tây An là một trong hai khu thành cổ còn sót lại tại Trung Quốc. Vì vậy khi đến du lịch Trung Quốc – Tây An, bạn có thể thuê xe đạp tại Đông Mông hoặc Nam Mông để tham quan. Du khách cũng có thể đi bộ, nhưng lưu ý là đi bộ đến khoảng 3 tiếng đồng hồ, nên nếu đi tour hoặc không có đủ khả năng để đi bộ tham quan chiêm ngưỡng một thời gian dài như vậy, hãy thuê xe đạp nhé!

Tháp Đại Nhạn


Tháp Đại Nhạn là nơi vị sư thầy Đường Tam Tạng dịch những bộ kinh Phật đầu tiên, nơi đây cũng là nơi lưu trữ những áng kinh Phật cổ đại. Đây là nơi được xuất hiện trong câu chuyện về nhà sư Đường Tam Tạng [pháp danh Huyền Trang]. Ngôi tháp này được xây dựng từ năm 625 SCN từ thời nhà Đường, được vua Đường Cao Tông phát tâm.

Hoa Thanh Trì

Hoa Thanh Trì là nơi minh chứng cho những huyền thoại truyền đời, câu chuyện xoay quanh cặp tình nhân Đường Minh Hoàng – Dương Quý Phi [ Đường Huyền Tông – Dương Ngọc Hoàn].

Hoa Thanh Trì tọa lạc tại chân núi Tây Sơn, nơi đây có bề dày lịch sử lâu đời từ vài ngàn năm, cách thành phố Tây An khoảng 30 cây số, Hoa Thanh Trì nằm cạnh suối nước ngầm Hoa Thanh.

Nguồn gốc khi xây dựng triều này cớ do vào thế kỷ thứ VIII, Đường Huyền Tông là vị vua thứ chín của thời Đường, là một người văn võ song toàn nhưng về già si mê, ham muốn sắc dục, khiến chính trị suy yếu. Huyền Tông đã cho xây dựng công trình cung điện, nhà nghỉ, bể tắm vô cùng tốn kém và sa hoa nhằm chiều chuộng người tình huyền thoại của đời ông là Dương Quý Phi, câu chuyện tình này được lan truyền đến thời nay. Công trình Hoa Thành Trì cũng là một trong những địa điểm thu hút các tour du lịch Trung Quốc – Tây An đến tham quan và chiêm ngưỡng.


Lăng Tần Thủy Hoàng 


Lăng Tần Thủy Hoàng tọa lạc tại núi Lý Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An 50km hướng về phía Đông. Vào năm 1974, ngôi mộ được khai quật, có đến 8000 tượng đất sét, gồm quan văn võ, binh lính và ngựa. Ngôi mộ tiếp tục được được khai quật , hiện ra một trận thế kị binh cùng các binh thủ bắn cung với các tư thế khác nhau, tạo nên những tạo hình phong phú với tính nghệ thuật lịch sử vô cùng cao. Chính công trình này đã thu hút rất nhiều khách du lich Trung Quoc – Tay An đến tìm hiểu và khám phá yếu tố văn hóa vô cùng đặc sắc này.

Binh Mã Dõng 

Nơi đây gần với với Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Cũng vào năm 1974, người dân ở Tây An đào giếng và phát hiện thấy khá nhiều đồ gốm nhưng lại không có quá nhiều sự quan tâm. Khi chuẩn bị vứt bỏ, một viên chức ngành khảo cổ học có mặt và phát hiện đây là một di tích quan trọng, báo cáo tình hình cho Cục văn vật. 
Sau đó Binh Mã Dõng được khai quật, đây là di tích gây chấn động thế giới bởi có hơn 500 tượng binh sĩ, 18 cỗ chiến xa và hơn 100 con ngựa gốm. Những tượng binh sĩ có chiều cao trên 1m8, mỗi người một sắc thái khác nhau rất sống động, đây cũng chính là  biểu tượng thể hiện được trình độ nghệ thuật điều khắc ở tầm cao tại thời nhà Đường. Vào năm 1987, nơi đây được UNESCO công nhận và phong tặng là di sản văn hóa thế giới.

 


Trên đây là những di tích văn hóa du lịch mà bạn nên đến nếu có cơ hội khám phá thành phố Tây An - Trung Quốc, và nếu như bạn đang có mong muốn đăng ký tour du lich Trung Quoc, có thể gọi đến hot line của 1900 11 77 của Du Lịch Việt để được tư vấn và có thêm những thông tin chi tiết cho chuyến đi của mình nhé!

Đăng ngày: 06/07/2019

Theo Viện Khảo cổ tỉnh Thiểm Tây, có hơn 4.600 di tích văn hóa Cổ đại bao gồm hơn 3.500 mộ cổ, được phát hiện trong dự án mở rộng sân bay quốc tế Hàm Dương ở Thủ phủ Tây An. [Ảnh: arkeonews.net]

Báo Beijing Time ngày 1/12 dẫn nguồn từ Xinhua đưa tin: Các nhà khảo cổ gần đây vừa khai quật 6 mộ cổ ở thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, phía tây bắc Trung Quốc.

Một địa điểm khảo cổ trong dự án mở rộng sân bay quốc tế Hàm Dương ở Tây An. [Ảnh: Viện Khảo cổ tỉnh Thiểm Tây]

Theo Viện Di tích văn hóa và Khảo cổ thành phố Hàm Dương, 6 ngôi mộ trên nằm ở làng Ta’erpo, bao gồm: 3 mộ cổ thời nhà Tần [từ năm 221 trước Công nguyên đến năm 207 trước Công nguyên]; 1 mộ cổ thời Tây Hán [từ năm 202 trước Công nguyên đến năm 25 sau Công nguyên]; 2 mộ cổ thời Đông Hán [từ năm 25 sau Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên].

"Kho báu" nhỏ bằng vàng nguyên chất vừa được phát hiện trong một ngôi mộ cổ ở thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây. [Ảnh: China Cultural Relics News]

Ông Xie Gaowen - Giám đốc Viện Di tích văn hóa và Khảo cổ thành phố Hàm Dương - cho biết cụ thể hơn: 6 mộ cổ trên được tìm thấy trong một khu an táng thuộc thành phố Hàm Dương, cũng là nơi trước đây đã phát hiện hàng trăm mộ cổ có từ thời nhà Tần. Điều đặc biệt gây chú ý là tại 1 trong 3 mộ cổ thời nhà Tần được khai quật lần này, các nhà khảo cổ tìm thấy những vật dụng có ý nghĩa quan trọng như đồ trang sức bằng vàng và bằng vỏ sò, đồ đồng, đồ gốm.

Ngôi mộ cổ thời nhà Tần - nơi các nhà khảo cổ vừa tìm thấy "kho báu" nhỏ - trong đó gây chú ý nhất là những món trang sức bằng vàng nguyên chất được chế tác tinh xảo. [Ảnh: Xinhua]

"Rất hiếm khi tìm thấy một nhóm gồm 9 món đồ trang sức bằng vàng nguyên chất trong mộ cổ thời nhà Tần như vậy" - ông Xie Gaowen lưu ý và nêu rõ: Nhìn chung các món trang sức này tuy nhỏ [món lớn nhất hình bán cầu có đường kính 1,1cm] nhưng được chế tác tinh xảo. 

Thể hiện qua các chi tiết phức tạp như hoa văn hình giọt nước, kết cấu hình sợi dây và cả "đính hạt" - chứng tỏ chúng được chế tác bằng kỹ thuật hàn đặc biệt chỉ có ở Tây Á thời đó.

"Kho báu" nhỏ trong mộ cổ và mối liên hệ với "Con đường Tơ lụa" Cổ đại

Khách du lịch tham gia tour trải nghiệm "Con đường Tơ lụa" Cổ đại từ Thủ phủ Tây An của tỉnh Thiểm Tây, tới Thủ phủ Urumqi của khu vực tự trị Tân Cương. [Ảnh: tourradar]

Quy trình "đính hạt" rất phức tạp, vì thế phát hiện mới này hé lộ một "bí mật" nữa. Đó là ngành nghề thủ công mỹ nghệ, nhất là chế tác các vật phẩm bằng vàng [vốn xuất hiện đầu tiên trong thời nhà Thương - từ năm 1600 trước Công nguyên đến năm 1046 trước Công nguyên], tới thời nhà Tần đã phát triển rất tốt.

Dựa vào hình dáng và móc cài phía sau của những món trang sức nhỏ bằng vàng này, các nhà khảo cổ cho rằng chúng có thể là phụ kiện quần áo, cụ thể là nút [cúc] áo.

Đôi hoa [bông] tai bằng vàng khảm đá quý và thạch anh tím tuyệt đẹp, rất tinh xảo này là một phần "kho báu" nhỏ khác, được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ 1.500 năm tuổi ở thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc năm 2011. [Ảnh: Chinese Cultural Relics]

Báo Global Times hôm 26/11 cũng dẫn lời ông Zhao Xuyang - Trưởng nhóm dự án khảo cổ thuộc Viện Di tích văn hóa và Khảo cổ thành phố Hàm Dương - nói: Các nút [cúc] áo bằng vàng trên được tìm thấy rải rác tại một trong những ngôi mộ cổ vừa được phát hiện, khi Hàm Dương thực thi kế hoạch tái thiết thành phố bắt đầu từ tháng 8/2021.

Một "kho báu" nhỏ khác gồm những món đồ trang sức bằng vàng hình bàn chân mèo, được khai quật gần đây tại một trong những ngôi mộ cổ ở làng Beibaie, quận Yuanqu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc [Ảnh: China Daily]

Việc phát hiện ra những nút [cúc] áo bằng vàng có từ thời nhà Tần này được đánh giá cao, bởi có thể giúp các nhà khảo cổ phát hiện ra mối giao lưu văn hóa và thương mại giữa phương Đông với phương Tây có lẽ đã diễn ra sớm hơn cả tuyến đường thương mại "Con đường Tơ lụa" Cổ đại.

Đặc biệt kỹ thuật hàn "đính hạt" phát triển mạnh thời nền văn minh Lưỡng Hà. Vì thế việc chúng xuất hiện trên các món đồ trang sức bằng vàng thời nhà Tần cho thấy người thời đó đã tiếp xúc với các nền văn hóa Tây Á…

Linh Quyên [Beijing Time/Xinhua, Global Times]

Video liên quan

Chủ Đề