Mì chính cánh nghĩa là gì

Đắt như mì chính cánh!

Trong đời sống ẩm thực có lẽ khó có thể tìm thấy một gia vị nào có quá trình hình thành, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày như mì chính

Kể từ khi vị giáo sư Kikunae Ikeda tại Nhật Bản khám phá ra vị “umami” [xuất phát từ tiếng Nhật “umai” có nghĩa là ngon] và nghiên cứu thành công chất tạo ra vị umami [mononatri glutamate] rồi được Cục Sáng chế Nhật Bản cấp bằng sáng chế vào năm 1908, cho đến một năm sau đó, sản phẩm “chất tạo ra vị umami” đầu tiên trên thế giới ra đời mang thương hiệu AJI-NO-MOTO mà chúng ta vẫn thường gọi là bột ngọt [hay còn gọi là mì chính] đã nhanh chóng phát triển trên toàn thế giới, từ Mỹ, Brazil, Peru, Pháp, Đức, Bỉ, Ý, Anh đến Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ...

Làm nổi danh các đầu bếp

Tại Việt Nam, từ những năm 30 của thế kỷ trước, mì chính AJI-NO-MOTO đã xuất hiện và chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực. Ngay từ thời bấy giờ, mì chính đã là bí quyết nấu ăn ngon của một số đầu bếp trứ danh, như ở Hà Nội có ông Bếp Ba thường được mời về nấu khi gia đình có tiệc, đám giỗ quan trọng.

Các món ăn do đầu bếp này chế biến thường có vị ngon ngọt làm người ta khó quên, đặc biệt là các món có nước như vi cá, bóng, măng tây, mọc… Hỏi ra mới biết cỗ bàn của ông ngon vì có hộp “thuốc nấu” đặc biệt. Ông bảo một đám giỗ vài chục người ăn thì chỉ cần cho độ 3-4 muỗng “thuốc nấu” này vào nồi nước dùng đã ninh xương gà hay bò sẵn là “ngon quên chết”! Chính hộp thuốc nấu đó, tức “mì chính”, đã làm nên danh tiếng của ông Bếp Ba.

Gợi nhớquá khứ

Trong thời chiến tranh, mì chính luôn có mặt trong những gói lương khô của cán bộ, bộ đội khi đi công tác chiến trường xa. Thời đó, cái thời “nước mắm nấu chung với lá chuối, mua một con cá là cả làng đến xem” thì mì chính là loại gia vị “đắt như vàng”. Thật cũng dễ hiểu khi thời đó người ta bắt đầu ví von nam giới hiếm và quý như “mì chính cánh”, bởi lẽ trong thời chiến tranh, tất cả nam giới đều phải ra mặt trận.

Trong ký ức của rất nhiều người, về thời bao cấp, việc xếp hàng từ gà gáy đến quá trưa để mua được một ít mì chính bằng sổ, bằng tem phiếu hay việc đi mua một lọ mì chính được 2-3 lạng phải hai người chung nhau không có gì xa lạ. Thời ấy, chỉ có hai bữa chính thì đều phải ăn cơm độn với khoai, sắn và ngô. Thức ăn chủ yếu là rau và tương. Hết tương thì dùng nước chấm với muối trắng pha lẫn nước sôi để nguội. Thịt, cá là đồ hiếm nên nếu có mì chính để ăn với cơm độn thì khỏi phải chê. Mì chính đã góp phần làm cho bữa cơm gia đình dễ nuốt hơn.

Người Việt Nam ở nước ngoài cũng vậy. Các du học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh được gửi đi học ở các nước Đông Âu đều thông thạo các cửa hàng nào có bán mì chính và thông báocho nhau rất nhanh để còn mua làm quà hoặc dùng cải thiện bữa ăn nơi xứ người. Trong những thùng quà gửi từ nước ngoài về mà có nửa ký hoặc 1 kg mì chính, lại là mì chính cánh thì còn gì quý hơn!

Hiện nay, có nhiều nhãn hiệu mì chính mới xuất hiện bên cạnh AJI-NO-MOTO nhưng những giá trị mà AJI-NO-MOTO đã và đang xây dựng và phát triển không hề thay đổi. Đó vẫn sẽ là mì chính mang lại vị ngon cho các món ăn, giúp cải thiện bữa ăn cho mỗi gia đình Việt Nam và trên toàn thế giới. Quan trọng nhất, đó vẫn sẽ là nhãn hiệu mì chính được ưa chuộng và tin dùng, đặc biệt là các thế hệ cha ông đi trước khi đã trải qua một thời với những kỷ niệm khó quên với AJI-NO-MOTO.

Bài và ảnh: Bắc Bình

0 Comments


Có một báo cáo cho rằng, tỉ lệ nam tại Việt Nam nhiều hơn tỉ lệ nữ, song có một nghịch lý rằng, có những nơi tỉ lệ nam chiếm quá nhiều và ngược lại, có những lĩnh vực thu hút nữ tham gia hoạt động rất lớn. Có lẽ vì thế mà nảy sinh rất nhiều những câu chuyện tiếu lâm trong cuộc sống về việc âm thịnh dương suy, "mì chính cánh" công sở đã, đang và sẽ tồn tại trong đời sốngNhận diện chân dung "Mr. Mì chính cánh" nơi công sởĐiểm thứ nhất: Luôn được phụ nữ vây quanh. Nam, vốn học khối A, nên từ khi học cấp 2, 3 cho đến đại học đều học với rất nhiều các bạn bè cùng giới. Nhưng đến khi đi làm, do không có điều kiện làm đúng chuyên ngành nên Nam xin sang làm Kỹ thuật cho một công ty chuyên về Nhân sự. Khổ nỗi phòng Nam làm có 6 người, có mình Nam là nam giới. Chẳng thế mà, mỗi lần đi ăn trưa dưới căng tin, cánh đàn ông lại thấy tò mò với anh chàng đi cạnh 5 cô gái duyên dáng, cười cười nói nói mà phát ghen tỵ. Như vậy, đặc điểm đầu tiên là “được” nữ giới bao quanh dù muốn hay không muốn, có chăng cũng là một điểm đáng tự hào.

Xem thêm: Thêm Một Cặp Đôi Vô Tư "Quan Hệ" Nơi Công Cộng: Phản Cảm, Vô Văn Hóa


Điểm thứ hai: Được quan tâm săn sóc đặc biệt. Vẫn là câu chuyện của những "Mr. Mì chính cánh" trong công sở, nếu chú ý một chút sẽ thấy “được nữ giới chăm sóc” là một đặc điểm khác của những anh chàng này. Cho dù là chăm sóc “một cách tự nguyện” như việc chị em lo lắng, quan tâm, hỏi han khi ốm đau, được “tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình” miễn phí… hay không tự nguyện như “được các em để ý” đến phát phiền, thì các anh chàng "mì chính cánh" chiếm vai trò “độc đinh” trong các văn phòng vẫn phải vui vẻ chấp nhận. Người ta nói khác dấu thì hút nhau, vì thế nên việc bị “hút mạnh” hơn do lệch cực thì cũng không quá khó hiểu.Điểm thứ ba: “Điều thứ nhất: Phục vụ chị em là vinh quang, Điều thứ hai: nếu sai xem lại điều thứ nhất”.Có lẽ nên đặt tên cho điểm nhận diện thứ ba trong chân dung các anh chàng Mì chính “không cánh” trong các văn phòng công sở. Hòa, cán bộ văn phòng kể: "Là nam giới trong phòng, từ việc to việc nhỏ, việc cái bàn cái ghế hỏng, cái bóng đèn vỡ, cái máy tính bị virus, dắt xe hộ chị em phụ nữ… mình đều phải “đau khổ một cách đầy vui vẻ” gánh vác. Không phải vì mình ngại, nhưng cũng không ít lần bị “vạ”, có cô bé đồng nghiệp hay tâm sự với mình, đến lúc chàng người yêu đọc tin nhắn tưởng mình và cô ấy thích nhau, hôm sau lên cơ quan gây sự, giải thích mãi là mình đã có người yêu và hoàn toàn “trong sáng”, vậy mà anh ta vẫn còn hậm hực. Hay hôm mình bị ốm mệt, trót to tiếng với một nàng chưa hiểu đầu cua tai nheo thế nào, nàng khóc nức nở làm cả phòng “đánh hội đồng" bắt xin lỗi này nọ. Mình đành ngậm ngùi hôm sau mua ít hoa quả mời cả phòng gọi là tạ lỗi”.Đúng là chiều chuộng phụ nữ là trách nhiệm và nghĩa vụ của đàn ông, nhưng có lẽ chỉ nên tính trong trường hợp một số lượng phụ nữ nhất định thì sẽ thích hợp hơn trong trường hợp bạn là một "Mr. Mì chính cánh chính hiệu con nai vàng”.Điểm thứ tư: TYPN hay ...Trong một tác phẩm văn học có mô tả anh chàng tên TYPN – viết tắt của từ Tôi Yêu Phụ Nữ, thật là một cái tên dễ hiểu và phổ biến với quan niệm của hầu hết giới đàn ông. Nhưng chỉ dám dùng “hầu hết” mà không phải là “tất cả” đàn ông. Giang kể chuyện: "Văn phòng của mình làm về thời trang, một lần có anh rất đẹp trai, tâm lý, có gu ăn mặc, gia đình lại khá giả nên các nàng phòng mình xuýt xoa trầm trồ, loay hoay váy xống, son phấn, rủ rê chàng cà phê, ăn uống, chàng vẫn rất vui vẻ nhưng lại chẳng xi- nhê em nào. Hỏi có người yêu chưa, chàng chỉ cười rất hiền…mọi sự chỉ vỡ lở khi một em phòng mình nhìn thấy chàng đang tay trong tay, ôm chặt một anh chàng to cao vạm vỡ, rồi họ gần gũi đến mức bất thường". Từ sau khi sự việc được phanh phui, chị em phòng mình chỉ biết rút ra kinh nghiệm đàn ông bây giờ thật khó phân biệt bằng mắt thường. Với các ngành liên quan đến nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc… người ta vẫn thường bàng hoàng phát hiện các nhân vật có tên tuổi thừa nhận là người có giới tính thứ ba. Nhưng trong các văn phòng, thì có nên xếp những anh chàng này vào đối tượng "mì chính cánh", hay có chăng là xếp vào thuộc hạng “cùng giới theo tinh thần” cho văn phòng này.

Là "mì chính cánh" dễ hay khó ?Nói dễ thì cũng dễ nhưng đối với nhiều "mì chính" thì khó bằng trời. Trước tiên "mì chính" phải học cách luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu. Bạn sẽ bị ra rìa nếu như chẳng quan tâm gì đến chuyện của chị em.Nếu như bạn lỡ miệng kiểu như "điên à", "dở hơi" hay đại loại một câu suồng sã kiểu như "em là màn hình phẳng" thì chắc chắn bạn sẽ chuốc lấy trăm thứ phiền hà, xì xào to nhỏ. Bạn là số một và là trung tâm vậy nên biết giữ mồm giữ miệng và đừng quá "soi" chị em. Và hãy quan tâm đến những điều nhỏ nhặt xung quanh, như chồng em này ốm, hay con chị ngồi bên đang nằm viện. Chị em luôn cần những lời động viên hay đơn giản chỉ là lời hỏi thăm.Tiểu kếtLà "mì chính cánh" trong văn phòng với các đồng nghiệp nữ vây quanh, vừa là một niềm may mắn, vừa là một thử thách “khó khăn” cho các chàng trai công sở. Chỉ biết rằng, nếu đã là một "Mr. Mì chính cánh" trong văn phòng công sở - bạn hãy sống đúng chất đàn ông của mình, đừng biến mình thành những con rối trong tay chị em, song cũng đừng biến chị em thành trò vui tiêu khiển cho bản thân mình.

Video liên quan

Chủ Đề