Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học học tốt môn the dục

PHẦN MỞ ĐẦU

     1. Lý do chọn đề tài:

     Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 41 có ghi: "Quy định chế độ Giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học". Điều này xuất phát từ ý nghĩa to lớn của Giáo dục thể chất trong nhà trường. Phân môn thể dục cùng với các phân môn khác trong nhà trường, có nhiệm vụ quan trọng trong hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao động mới, trong thời đại mới, mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào tạo con người: Tự chủ - năng động - sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, tự do được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống. Qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Không những thế, Giáo dục thể chất cho thế hệ thanh niên là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây dựng XHCN, bảo vệ Tổ quốc nói riêng. Phân môn thể dục còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam thành những người "phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức".

     Đối với học sinh Tiểu học, các em còn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy đủ, tổ chức sụn chiếm tỷ lệ cao, cột sống yếu. Hệ hô hấp ở độ tuổi này có đường hô hấp còn hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động còn kém [do tim còn nhỏ]. Sự tập trung chú ý chưa bền vững, dễ phân tán, tính hưng phấn cao, trí tưởng tượng phát triển hơn song còn nghèo nàn, tản mạn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao. Do đó làm thế nào để dạy phân môn thể dục trong trường Tiểu học thực sự thu hút được học sinh tập trung chú ý, tích cực tập luyện và tập luyện có hiệu quả, phù hợp với các em là một vấn đề đòi hỏi cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu.

     Môn thể dục là một trong những bộ phận của nền giáo dục, góp phần làm thay đổi mọi mặt của giáo dục toàn diện có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh có đầy đủ khả năng, sức khỏe để tham gia vào cuộc sống sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện, khẳng định tầm quan trọng “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp: công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực”.

     Ở học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối 3 nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu ở các em. Vì vậy trong môn thể dục không nên theo hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải tác động một cách toàn diện, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích tập luyện. Mặt khác có em có sức khoẻ tốt, có em có sức khoẻ yếu, có em tật bẩm sinh. Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà mình không cảm thấy buồn và thua thiệt các bạn? Với mục tiêu của giáo dục, nền tảng giáo dục thể chất đặt ra, với những phương pháp được sử dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng học sinh, kích thích hay động viên, nhiều phương pháp khác nhau để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.

     Là giáo viên chuyên biệt qua nhiều năm dạy lớp 3, tôi thấy các em học môn Thể dục còn miễn cưỡng, chưa chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Nên tôi quyết định chọn đề tài:

     2. Mục đích nghiên cứu:

     Muốn dạy cho học sinh tập đúng, đủ các động tác của bài thể dục phát triển chung. Bài thể dục phát triển chung nhằm phát triển thể lực, tạo sự hứng thú cho học sinh tập luyện nhằm hình thành những kỹ năng vận động cơ bản, củng cố và nâng cao, có sự tác động trực tiếp tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe và ý chí phẩm chất đạo đức cho người học hết sức to lớn.

     Để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại thường xuyên luyện tập và thi đấu các môn thể thao, góp phần phát triển giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống các loại dịch bệnh như"cảm cúm do thời tiết thay đổi và tiêu chảy cấp.. cho học sinh trong trường học.

     Phát hiện và tuyển chọn những em có tài năng thể thao, bổ sung cho lực lượng vận động viên năng khiếu tham gia tập luyện và thi đấu Hội khỏe phù đổng cấp Quận tổ chức hàng năm. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của bản thân và đồng nghiệp.

     3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

     3.1. Khách thể:

     - Học sinh khối 3 trường Tiểu học.

     - Quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

      - Vấn đề tổ chức  các hoạt động trong tiết thể dục cho học sinh lớp 3.

      - Một số biện pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh khi học bài thể dục phát triển chung ở lớp 3.

      - Các tài liệu có liên quan đến môn Thể dục.

     3.2. Đối tượng nghiên cứu:

     “Một số Biện pháp nhằm giúp học sinh hứng thú học các động tác trong bài thể dục phát triển chung lớp 3 ở trường tiểu học”

     4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu nội dung chương trình môn Thể dục lớp 3 , bài thể dục phát triển chung là một trong ba mạch kiến thức:

Đội hình đội ngũ

Bài thể dục phát triển chung

Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản

Trò chơi vận động

- Nghiên cứu Bài thể dục phát triển chung ở lớp 3 nhằm giúp các em:

  +  Nhận biết được tên các động tác của bài thể dục phát triển chung ở lớp 3.

  + Biết tập thành thạo 8 động tác của bài thể dục phát triển chung.

  + Giúp các em ham thích học giờ thể dục đặc biệt là ý thức tập bài thể dục vào các buổi sáng và giờ hoạt động tập thể của trường.

- Tìm hiểu về thực trạng vấn đề dạy và học Thể dục ở lớp 3 trong trường Tiểu học.

- Trình bày một số biện pháp tổ chức dạy học các động tác bài thể dục phát triển chung cho học sinh lớp 3 trong Trường Tiểu học.

     5. Phương pháp nghiên cứu:

     Để hoàn thành được đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:

     5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:

     Bằng việc đọc, phân tích các tài liệu: Sách giáo viên Thể dục lớp 3, các loại sách tham khảo, các bài báo tạp chí, Phục vụ cho việc nghiên cứu.

     5.2. Phương pháp nghiên cứu bằng điều tra, quan sát.

     Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã dự giờ, trao đổi đồng nghiệp những vướng mắc, khó khăn trong quá trình giảng dạy, quan sát, điều tra.

      5.3. Phương pháp thực nghiệm:

      Tôi tiến hành thực nghiệm ở khối lớp 3 từ lớp 3ª1 đến lớp 3ª6.

      5.4. Phương pháp phỏng vấn.

      5.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

      Trong qua trình thực nghiệm tôi đã tổng kết và đúc kết được một số kinh nghiệm làm dữ liệu cho việc nghiên cứu.

      6. Phạm vi, giới hạn của đề tài.

     Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm chỉ tập trung vào việc trình bày "Một số biện phápnhằm giúp học sinh hứng thú học động tác trong Bài thể dục phát triển chung lớp 3 ở trường Tiểu học”.

     Thời gian: Từ tháng 9 năm 2018 đến đầu tháng 3 năm 2019.

     7. Đóng góp của đề tài:

     Đưa ra một số một số biện pháp dạy học bài thể dục nhằm gây hứng thú cho học sinh trong các giờ học, các động tác bài thể dục phát triển chung nhằm giúp bản thân và đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm để giảng dạy tốt Thể dục lớp 3.

PHẦN: NỘI DUNG

          1. Cơ sở lý luận  và cơ sở thực tiễn:

          1.1 Cơ sở lý luận:

          Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp TDTT nói chung. Giáo dục thể chất trong nhà trường được cụ thể hoá bằng các nhiệm vụ cụ thể:

- Nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khoẻ: Thúc đẩy sự phát triển hài hoà của cơ thể đang trưởng thành, phát triển một cách hợp lý các tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, nâng cao khả năng làm việc trí óc và thể lực.

- Nhiệm vụ giáo dưỡng: Trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng, kĩ xảo vận động cần thiết cho các hoạt động khác nhau trong cuộc sống, rèn luyện nếp sống văn minh, lành mạnh, phát triển hứng thú, hình thành thói quen tự tập luyện.

- Nhiệm vụ giáo dục: Góp phần tích cực vào việc hình thành thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, thẩm mĩ, chuẩn bị thể lực cho thanh thiếu niên đi vào cuộc sống lao động và sản xuất.

- Nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao: Phát hiện và bồi dưỡng được những hạt nhân năng khiếu.

Trên cơ sở đó chương trình Thể dục Tiểu học đã đề ra mục tiêu quan trọng nhất đó là củng cố sức khoẻ và phát triển thể lực cho học sinh. Mục tiêu của môn Thể dục lớp 3 là:

+ Biết được một số kiến thức, kĩ năng để luyện tập giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực.

+ Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao.

+ Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sống sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.

Mục tiêu của Bài thể dục phát triển chung lớp 3 là:

+ Các em biết và thực hiện từng động tác tương đối chính xác, đúng nhịp, đúng phương hướng và biên độ.

+ Các em biết vận dụng tự tập hằng ngày để rèn luyện sức khỏe.

Nếu các em tập đúng  các động tác của bài tập thể dục không những giúp các em có sức khỏe tốt cho bản thân mà còn hình thành cho các em nhiều thói quen như hợp tác, sáng tạo và một số tư duy khác nhằm hình thành năng khiếu cho những học sinh có tố chất. Để giúp các em thích học các bài học ở nội dung học các động tác bài thể dục phát triển chung, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu đưa ra một số biện pháp dạy học đối với bài thể dục phát triển chung ở lớp 3.

     1.2. Cơ sở  thực tiễn:

     Trường Tiểu học Mai Động nằm trên địa bàn của phường Mai Động – Hoàng Mai giáp với phường Hoàng Văn Thụ – Hoàng Mai. Phần lớn còn nhiều gia đình do không gian chật hẹp và thời gian học các môn văn hoá, học thêm quá nhiều, ngoài học các con xem điện chỉ thoại và ti vi. Vậy làm thế nào để tạo cho các em có sự hứng thú khi tập luyện môn thể dục và hứng thú là yếu tố dẫn đến tự giác - hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý bảo đảm tính tích cực và độc lập sáng tác trong học tập. Khi người giáo viên đã gây được hứng thú cho học sinh thì mọi hoạt động khác đều nhường chỗ cho sự say mê háo hức... Khi đã tập trung ý thức sẵn sàng chủ động tự giác tư duy theo sự hướng dẫn của thầy, tự tìm hiểu kiến thức trong không khí lớp học vui chơi thoải mái "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ rất hăng say và học tập sẽ đạt kết quả tốt. Vì thế để đạt được hiệu quả của giờ học thể dục người giáo viên ngay từ đầu cần xây dựng cho các em ý thức tự giác, tích cực hăng say học tập. Bản thân người giáo viên phải có những phương pháp giảng dạy khác nhau phù hợp với từng nội dung bài dạy để giờ học không bị nhàm chán và luôn tạo được không khí sôi nổi trong giờ học.

     Căn cứ vào những vấn đề trên tôi đã chọn lựa được những phương pháp phù hợp với nội dung từng phần bài dạy trong giờ thể dục cũng như trong các giờ sinh hoạt tập thể.

     2. Thực trạng và nguyên nhân:

     2.1. Thực trạng:

     Trong quá trình giảng dạy môn thể dục ở Tiểu học, đặc biệt là dạy ở lớp 3, tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đều cho rằng khi học đến chương II là chương dạy bài thể dục phát triển chung học sinh đều không hứng thú học. Với các em học lớp 3 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung đều thích học chương IV: Trò chơi vận động. Trong mỗi lớp tôi dạy thì chỉ có khoảng 25% số học sinh là sau khi học tập một tiết các em tập lại chuẩn xác từ nhịp điệu đến biên độ. Số còn lại các em tập đúng biên độ thì lại chưa chuẩn về nhịp điệu hoặc khi phối hợp các động tác các em chưa linh hoạt hay bắt chước các bạn khác hoặc là các em rất lúng túng khi mời lên sửa thì nhút nhát, xấu hổ. Qua đó các em chưa được xây dựng kĩ năng học tập đúng đắn ngay từ lớp 1 nên học thể dục ở lớp 3 giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để giảng giải mà vẫn không hiệu quả.

     Để thuận tiện cho việc nghiên cứu của đề tài khi các em học đến tuần 7 của năm học này, tôi đưa ra một số khảo sát thực trạng như sau:

     Tôi cho các em học ở trong lớp, tôi ghi tên các động tác của bài thể dục phát triển chung lên bảng theo thứ tự sau:

     Động tác vươn thở, động tác tay, động tác chân, động tác lườn, động tác bụng, động tác toàn thân, động tác nhảy, động tác điều hòa.

      Tôi cho các em tự học thuộc trong nhóm tên các động tác, sau đó tôi phát phiếu.

TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐỘNG – HOÀNG MAI – HÀ NỘI.

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC TẬP MÔN THỂ DỤC

          Câu 1: Em hãy đánh dấu X vào các động tác của bài thể dục phát triển chung ở lớp 3:

          1. Động tác vươn thở                        2. Động tác tay      

          3. Động tác chân                               4. Động tác lườn

          5. Động tác bụng                               6. Động tác toàn thân

          7. Động tác nhảy                               8. Động tác điều hòa

          9. Động tác phối hợp

         Câu 2: Em có thích học các động tác này không? Em hãy đánh dấu X vào một trong hai ô trống dưới đây:

           Em thích học                                      Em không  thích học    

          Kết quả thu được như sau:

TT

Lớp

Sĩ số

HS

Trả lời đúng  câu 1

Thích học bài thể dục phát triển chung

Không thích học bài thể dục phát triển chung

SL

%

SL

%

SL

%

1

3A1

42

20

48

30

71

12

29

2

3a2

40

18

45

20

50

20

50

3

3a3

42

17

40

22

52

20

48

4

3a4

40

18

45

22

55

18

45

5

3a5

42

16

38

22

52

20

48

6

3a6

40

17

43

23

58

17

42

Tổng

246

106

47

139

60

105

40

      2.2. Nguyên nhân:

      * Nguyên nhân từ phía giáo viên:

      Khi học xong hết lớp 3 học sinh thuộc được 7 động tác của bài thể dục phát triển chung, biết khẩu lệnh và thực hiện tương đối những kỹ năng vận động, biết thực hiện các kỹ năng vận động, biết tên trò chơi và chơi khá chủ động. Giáo viên rất chủ quan nghĩ rằng chỉ cần các em tập được những động tác của bài thể dục phát triển chung, nếu em nào sai là do cố tật không thể sửa được. Đối với giáo viên dạy khối 1 và khối 2 phải chú ý rèn cho các em những kĩ năng học tập thật khoa học để tránh các kĩ năng các em thực hiện được ở những lớp này chỉ là đủ các động tác chưa chú ý đến khả năng sáng tạo cũng như tinh thần, ý thức học tập môn thể dục. Nếu trong quá trình thực  hiện các bài dạy giáo viên không rút kinh nghiệm từ lớp này sang lớp kia thì những lỗi sai của các em khi tập sẽ là một chuỗi khó có thể giúp các em có được một giờ học hiệu quả.

      * Nguyên nhân từ phía học sinh:     

      Ở lứa tuổi lớp 3, các em đang ở ngưỡng cửa nhi đồng bước sang là đội viên nên đôi khi còn có những biểu hiện như: Thích thể hiện, chủ quan, có những em cho là mình tập rất chuẩn các động tác của bài thể dục phát triển chung. Nguyên nhân quan trọng nữa là trong giờ thể dục học các động tác của bài thể dục phát triển chung nó khô khan, không thích bằng chơi trò chơi vận động,…

      3. Các biện pháp cụ thể giúp học sinh hứng thú học tập đối với các động tác Bài thể dục phát triển chung.

      3.1.Biện pháp 1: Rèn kĩ năng làm cán sự lớp:

      Khi nhận học sinh bất kì khối lớp nào tôi cũng yêu cầu các em phải tập trung lắng nghe khi thầy nhận lớp phổ biến nội dung bài học. Đối với bài thể dục phát triển chung khi kiểm tra bài cũ tôi yêu cầu các em phải trả lời tên các động tác đã học và đồng thời kiểm tra động tác.

      Ở đây học sinh phải làm theo hiệu lệnh của thầy, hiệu lệnh của bạn, hiệu lệnh của bản thân. Ở những tiết học đầu tiên tôi thường chăm chú để phát hiện những cán bộ lớp tốt bằng cách khi chia nhóm nhỏ để luyện tập, tôi yêu cầu tất cả học sinh trong tổ phải lên điều khiển lớp. Tôi muốn rèn cho các em có kĩ năng làm tổ trưởng để giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có mạnh dạn thì các em mới tự tin để luyện tập các động tác trong bài thể dục.Bởi trong giờ thể dục tiết nào cũng có phần trình diễn trước lớp, nếu em nào nhút nhát, thiếu tự tin thì em đó hay sai nhất. Ở phần này tôi hướng dẫn các em các kĩ năng: tập hợp lớp, tập hợp tổ đồng thời rèn cho các em kĩ năng hô khẩu lệnh phải dứt khoát, to, rõ ràng, có khả năng bao quát các bạn trong lớp, trong tổ. Khi dạy xong 5 tiết của đầu năm học đến bài: “ Ôn đi đều - trò chơi kết bạn” , tôi tổ chức cho các em thi làm tổ trưởng giỏi, phần thưởng của tôi là chiếc khăn quàng đỏ. Yêu cầu của tôi là cho các em thi các nội dung sau: Hô và tập hợp: “ Một hàng dọc tập hợp” ; “Giậm chân tại chỗ”; “Chạy đều”; “Một hàng ngang tập hợp”; “Chúc thầy giáo khỏe”; “Giải tán” . Ở tiết này tôi chỉ cho các em thi đến mức độ này, bởi với các em phải luyện tập dần không thể vội vàng.Tôi khống chế thời gian 5 phút. Với thời gian như vậy: Tổ 1: 2 em lên điều khiển, tổ 2: 1 em lên điều khiển, tổ 3: 3 em lên điều khiển và tổ 3 thức hiện chuẩn nhất. Để giúp các em học tập nhau, tôi đã chuyển 1 em ở tổ ba về đúng vị trí ở tổ 2. Sau giờ học này, tôi thường xuyên cho các em thi như vậy,những em nào thi rồi thì thôi không thi nữa và tôi làm như vậy ở tất cả khối lớp 3 mà mình dạy.

      3.2.Biện pháp2: 1 Sử dụng triệt để và có hiệu quả bộ tranh dạy môn thể dục lớp 3:

      Học lớp 3 khả năng tư duy còn trừu tượng vẫn chưa rõ nét nên việc sử dụng đồ dùng tực quan để minh họa các động tác của bài thể dục phát triển chung là rất cần thiết. Ở tất cả các động tác của bài thể dục tôi thường phối hợp giảng nội dung tranh và làm mẫu.

      Ví dụ: Động tác vươn thở, tay:

      Sau khi giới thiệu cho học sinh tên động tác, tác dụng của động tác, biên độ của động tác. Tôi so sánh luôn với bài thể dục phát triển chung ở lớp 1 cũng có động tác vươn thở, tay nhưng các nhịp đơn giản hơn, biên độ tập cũng nhanh hơn. Tôi sẽ treo tranh động tác vươn thở, thông thường những năm trước tôi treo tranh và giảng luôn nhưng để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức mới. Tôi yêu cầu các em quan sát tranh và phải nêu được nội dung tranh. Ngay từ đầu năm tôi quy định với bài thể dục phát triển chung khi thầy treo tranh thì tất cả lớp phải nghiên cứu phân công nhau nêu nội dung của tranh. Với động tác vươn thở đầu tiên tôi gọi 3 tổ trưởng nêu.Tôi là người chốt lại từng nhịp của động tác vươn thở.

       Động tác vươn thở gồm 8 nhịp:

          + Nhịp 1: Chân trái bước ra trước một bước ngắn, trọng tâm dồn về chân trái, chân phải thẳng, kiễng gót, đồng thời vươn người hai tay đưa về phía trước lên cao chếch hình chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau, ngửa mặt.

          + Nhịp 2: Thu chân trái về vị trí ban đầu, hai tay từ từ hạ xuống về tư thế dọc thân người, đồng thời hóp bụng, thân người hơi cúi.

          + Nhịp 3: Như nhịp 1 nhịp 1 nhưng đổi chân.

          + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.

          + Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân.

     Khi treo tranh và giảng, tôi chỉ trực tiếp vào tranh, nói chậm để các em cảm nhận được các nhịp của động tác. Trong quá trình giảng tranh tôi rèn cho các em kĩ năng tập trung cao độ nếu em nào không tập trung tôi nhắc nhở luôn.

     Để học có khả năng tư duy, ở động tác tay tôi treo tranh lên yêu cầu học sinh bạn nào có thể quan sát kĩ các nhịp của động tác tay và lên nói cách tập từng động tác. Tôi để cho 3 em đứng tiếp theo với tổ trưởng lên trình bày để yêu cầu trong giờ học em nào cũng được trình bày và có thể làm cán sự lớp.

     Với việc để học sinh quan sát và tự nêu các nhịp của các động tác bài thể dục phát triển chung sẽ giúp cho học sinh khối 3 tiếp thu kiến thức của bài chủ động và nhanh hơn.

     Việc để học sinh tự khám phá nhịp các động tác của bài thể dục phát triển chung dựa vào tranh lớp 3 sẽ giúp cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học, mỗi chúng ta chỉ là người chỉ đạo, hướng dẫn các em.

      3.3. Biện pháp3:  Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học:

      Phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung lớp 3:

     Khi giảng dạy đến động tác nào cần nêu tên động tác  đó,sau đó vừa giải thích vừa làm mẫu để học sinh tập theo kiểu bắt chước. Khi làm mẫu, giáo viên cần thực hiện chính xác xuôi chiều [lưng quay về phía học sinh] và có thể theo kiểu soi gương. Ví dụ: khi giáo viên nói cho học sinh bước chân trái sang ngang, thì giáo viên bước chân phải.

- Đối với một số nhịp hoặc động tác khó, giáo viên có thể tập riêng ở nhịp khó hoặc tập đơn lẻ chậm từng động tác.

- Trong quá trình giảng dạy: Tôi thường tách riêng từng động tác đối với các động tác khó:

        Ví dụ 1: Bài 21: Động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.

  Bước 1: Treo tranh minh họa, giảng từng nhịp trên tranh. Ở bước này tôi lưu ý nhịp 2 là nhịp rất khó thực hiện, chân chúng ta phải thẳng, hai tay vỗ vào nhau.Tôi nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em phải có tinh thần học tập động tác này có tác động đến toàn thân, sự phối hợp nhịp nhàng.

  Bước 2: Gọi 1 HS giỏi của lớp lên nói lại. Ở bước này tôi đã rèn cho các em thói quen phải thật tập trung ngay từ lúc thầy bắt đầu làm việc, tại sao tôi gọi học sinh giỏi vì để tránh mất thời gian.

 Bước 3: Tôi tập mẫu, tôi đứng cùng chiều với học sinh, khi tập tôi không giảng giải nữa mà tập luôn.

   Bước 4: Tôi gọi 3 học sinh đại diện cho các tổ lên tập lại, bước này ta có thể coi là tập mẫu cũng được, nhưng tôi lại coi đây là bước khảo sát sự nhận thức và thực hành của các em nên tôi thường gọi học sinh bất kì tránh tập trung vào một đối tượng học sinh.

   Bước 5: Tôi cho cả lớp tập 2 lần để nhìn ra những học sinh tập chưa đúng ở nhịp 2. Tôi gọi các em lên sửa luôn, đối với các em sửa đến hai lần không được tôi sẽ cho các em tập riêng từng nhịp sau đó mới khớp thành tám nhịp của một động tác.

   Bước 6: Tập phối hợp 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng. Để giúp phát huy trí nhớ của các em, tôi gọi đại diện mỗi tổ 2 em lên phối hợp. Thực hiện mục đích để các em phải chủ động học bài và luyện tập thường ngày các em mới nhớ, nếu em nào không nhớ sẽ bị phạt hát [ hoặc lò cò,…]

   Bước 7: Cho học sinh chia tổ thực hành, trong qúa trình các em luyện tập tôi chú ý đến việc quan sát các em và phát huy kĩ năng làm người điều hành. Chú ý: Các em phải hô đúng, quan sát để có thể sửa luôn cho bạn. Riêng với tôi, tôi sẽ quan sát khoảng 2 bạn lên điều khiển tôi mới sang tổ khác.

   Bước 8: Các tổ thực hành tập trước lớp [thi giữa các tổ] các tổ khác quan sát nhận xét. Đối với những học sinh tập sai ở nhịp nào tôi sửa luôn tránh để giờ sau các em lại tiếp tục sai.

   Bước 9: Tập hợp lớp luyện tập động tác, ở bước này tôi sẽ cho các em thay phiên nhau lên làm cán sự lớp điều khiển, tôi chủ động đi đến chỗ các em tập chưa chuẩn sửa luôn cho các em. Với các em tập sai nhiều, tôi không nặng lời với các em mà chỉ nói nhẹ nhàng để các em không tủi thân, khi em tập đúng tôi sẽ khen để em có động lực học tập tiếp. Sau khi sửa sai cho các em xong, tôi cho các em trình diễn bằng nhạc của bài “ Đi học về” của nhạc sĩ Hoàng Long - Hoàng Lân

     Với các bước nêu trên, tôi thường xuyên sử dụng đối với các động tác của bài Thể dục phát triển chung hiệu quả của giờ học đạt cao so với những năm trước tôi chưa sử dụng các bước cụ thể nêu trên, học sinh khối 3 do tôi dạy rất hứng thú với phần học này.

       Ví dụ 2: Bài 22: Động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.

Bước 1: Treo tranh minh họa, giảng từng nhịp trên tranh. Tôi yêu cầu từng học sinh trong tổ phải lên trình bày đến lượt hai các em lên trình bày theo tổ[ Vì mỗi tuần có 6 em phải lên nêu nội dung của tranh]. Tôi nêu luôn tác dụng của động tác toàn thân giúp cơ thể chúng ta mềm dẻo các khớp hông, đùi gối.

Bước 2: Khi các em trình bày xong tôi lưu ý ở nhịp 1 và 5 thân người phải vươn lên cao, trọng tâm phải dồn về phía trước, nhịp 2 và nhịp 6 thân người phải cúi sâu, hai chân thẳng.

Bước 3: Tôi tập mẫu, tôi đứng cùng chiều với học sinh, khi tập tôi không giảng giải nữa mà tập luôn.Tôi hướng dẫn các em làm từng nhịp chậm, làm tốt từng nhịp mới phối hợp các nhịp của động tác

Bước 4: Tôi gọi 3 học sinh đại diện cho các tổ lên tập lại, bước này ta có thể coi là tập mẫu cũng được, nhưng tôi lại coi đây là bước khảo sát sự nhận thức và thực hành của các em nên tôi thường gọi học sinh bất kì tránh tập trung vào một đối tượng học sinh. Tôi yêu cầu cả lớp cùng quan sát và phát hiện ra những nhịp bạn chưa thực hiện được. Ở động tác này, các em đều thường tập chưa chuẩn ở nhịp 1 và nhịp 5 thân người không gập sâu.

Bước 5: Tôi cho cả lớp tập 2 lần để nhìn ra những học sinh tập chưa đúng ở nhịp 2. Tôi gọi các em lên sửa luôn, đối với các em sửa đến hai lần không được tôi sẽ cho các em tập riêng từng nhịp sau đó mới khớp thành tám nhịp của một động tác.Chú ý trong quá trình hô khẩu lệnh cần chậm hơn một chút để các em định hình nhịp tập.

Bước 6: Tập phối hợp 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân. Để giúp phát huy trí nhớ của các em, tôi gọi đại diện mỗi tổ 2 em lên phối hợp. Thực hiện mục đích để các em phải chủ động học bài và luyện tập thường ngày các em mới nhớ, nếu em nào không nhớ sẽ bị phạt hát [hoặc lò cò,…]

Bước 7: Cho học sinh chia tổ thực hành, trong qúa trình các em luyện tập tôi chú ý đến việc quan sát các em và phát huy kĩ năng làm người điều hành. Chú ý: Các em phải hô đúng, quan sát để có thể sửa luôn cho bạn. Riêng với tôi, tôi sẽ quan sát khoảng 2 bạn lên điều khiển tôi mới sang tổ khác.

Bước 8: Các tổ thực hành tập trước lớp [thi giữa các tổ] các tổ khác quan sát nhận xét. Đối với những học sinh tập sai ở nhịp nào tôi sửa luôn tránh để giờ sau các em lại tiếp tục sai.

Bước 9: Tập hợp lớp luyện tập động tác, ở bước này tôi sẽ cho các em thay phiên nhau lên làm cán sự lớp điều khiển, tôi chủ động đi đến chỗ các em tập chưa chuẩn sửa luôn cho các em. Với các em tập sai nhiều, tôi không nặng lời với các em mà chỉ nói nhẹ nhàng để các em không tủi thân, khi em tập đúng tôi sẽ khen để em có động lực học tập tiếp. Sau khi sửa sai cho các em xong, tôi cho các em trình diễn bằng nhạc của bài “Chim bay” của nhạc sĩ Vũ Thanh. Với các bước nêu trên, tôi thường xuyên sử dụng đối với các bài Thể dục phát triển chung hiệu quả của giờ học đạt cao so với những năm trước tôi chưa sử dụng các bước cụ thể nêu trên, học sinh khối 3 do tôi dạy rất hứng thú với phần học này.

     Với các bước nêu trên, tôi thường xuyên sử dụng đối với các bài Thể dục phát triển chung hiệu quả của giờ học đạt cao so với những năm trước tôi chưa sử dụng các bước cụ thể nêu trên, học sinh khối 3 do tôi dạy rất hứng thú với phần học này.

     3.4 Biện pháp 4: Ứng dụng một số bài hát thiếu nhi vào việc dạy các động tác của bài thể dục phát triển chung.

      Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão, nếu chúng ta không biết áp dụng vào công việc của mình thì quả là lãng phí. Sau giờ dạy hội giảng, chuyên đề đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đã phê bình giờ thể dục của trường còn trầm do chưa ứng dụng công nghệ thông tin. Tôi rất trăn trở nếu mình dùng như vậy có tốn kém không? Tôi quyết định lên đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi đã được trang bị một bộ loa có cắm USB để có thể dùng các bài nhạc thiếu nhi vào giờ học thể dục. Đặc biệt có thể sử dụng để dạy cho việc luyện tập bài thể dục phát triển chung vốn được coi là khó khăn.

      Tôi đã lựa chon các bài nhạc thiếu nhi sau để sử dụng chung cho bài dạy của mình. Sau đây  tôi xin trình bày việc lựa chọn đối với riêng bài thể dục phát triển chung.

TT

Tên bài hát

Nhạc sĩ

Áp dụng cho bài thể dục

1

Bài thể dục buổi sáng

Minh Trang

Động tác vươn thở

2

Đội kèn tí hon

Pham Huỳnh Điểu

Động tác vươn tay

3

Con chim non

Lý Trọng

Động tác vươn chân

4

Múa vui

Lưu Hữu Phước

Động tác lườn

5

Đi học về

HoàngLong – Hoàng Lân

Động tác bụng

6

Chim bay

Vũ Thanh

Động tác toàn thân

7

Không giám đâu

Nguyễn Văn Hiên

Động tác nhảy

8

Cánh én tuổi thơ

Phạm Tuyên

Động tác điều hòa

9

Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội

Phạm Tuyên

Phối hợp các động tác.

10

Trái đất này là của chúng em

Nhạc:Trương Quang Lục; Lời: Định Hải

Phối hợp các động tác.

      Để cho bản thân mình có được tư liệu thực sự giảng dạy cho môn thể dục tôi đã cóp nhạc của các bài hát trên và làm thành một đĩa ghi theo đúng thứ tự như trên để vận dụng vào giảng dạy lâu dài.

      Để học sinh hứng thú học tập các động tác của bài thể dục phát triển chung khi lựa chon bài hát tôi cũng chú ý đến giai điệu của bài hát với nhịp của bài thể dục.

          *Ví dụ: Với động tác vươn thở và điều hòa:

      Chúng ta đều biết nhịp hô của hai động tác này chậm, nhẹ nhàng nên tôi sử dụng hai bài hát có giai điệu và tiết tấu nhẹ nhàng.Đưa nhạc vào lúc nào cho hợp lý? Tôi thường đưa vào lúc học sinh trình diễn động tác hoặc bài thể dục theo tôi thường dạy là bước 8. Còn lại các động tác  theo nhịp rõ ràng tôi sử dụng như bảng trên.

          * Ví dụ: Bài 18: Ôn bài thể dục phát triển chung

      Đây là bài ôn tập nên tôi sẽ tận dụng tối đa âm nhạc để các em hứng thú trong giờ học. Ở bài này tôi dạy theo các bước sau [Phần ôn tập bài thể dục phát triển chung]:

          Bước 1: Yêu cầu học sinh nhắc các động tác của bài thể dục phát triển chung.

          Bước 2: Lớp trưởng điểu khiển lớp tập lại: Lần 1: Lớp trưởng hô, lần 2: tập theo nhạc của bài“Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội” nhạc và lời Phạm Tuyên

Tôi quan sát và nhắc nhở các em tập còn chưa chuẩn.

          Bước 3: Chia tổ luyện tập. Các tổ thi nhau trình diễn 2 lần; lần 1: Cán sự điều khiển, lần 2 tập theo nhạc.

          Bước 4: Cả lớp trình diễn theo nhạc 2 lần.

          Khi tôi dạy như vậy các em học rất hăng say, khi trình diễn các em thực sự hòa mình vào bài tập qua giai ðiệu của bài hát. Tôi thấy giờ học thật hiệu quả: Học tập ít sai hơn, khi tập trên khuôn mặt các em thý thái không gò bó như chưa có bài hát.

          Sau một năm giảng dạy tôi thấy ngoài sử dụng bốn biện pháp nêu trên, bằng việc đã mạnh dạn sử dụng các bài nhạc thiếu nhi vào giờ học đạt hiệu quả rất cao.

Theo cá nhân tôi để các em học tốt bài thể dục phát triển chung người giáo viên cần tuân thủ các phương pháp dạy thể dục truyền thống kết hợp với phương pháp dạy học hiện đại. Để học sinh lớp 3 hứng thú học bài thể dục phát triển chung, theo cá nhân tôi chúng ta cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

          Trong quá trình tổ chức cho học sinh tập luyện động tác giáo viên phải hết sức chú ý về sân bãi, dụng cụ tập luyện, biến độ động tác cũng như phương pháp tổ chức. Nếu giáo viên không làm tốt vấn đề này thì khi tập luyện các em dễ bị chấn thương gây tâm lý không an tâm cho học sinh trong lúc tập luyện thì hiệu quả của động tác không cao cả về mặt thể lực cũng như sự phát triển về trí thức của các em.

Giáo viên nêu tác dụng động tác để giáo dục học sinh chăm tập thể dục

       Giáo viên cần khai thác triệt để bộ tranh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các động tác mẫu của bài thể dục phát triển chung lớp 3.

Giáo viên cần xây dựng cho học sinh phương pháp chủ động khai thác kiến thức qua việc phân tích các nhịp của động tác trong bài thể dục phát triển chung.

 Giáo viên làm mẫu, phân tích kỹ thuật động tác, hướng dẫn động tác rõ ràng chính xác.

       Học sinh lên tập thử , lớp quan sát nhận xét tuyên dương.

       GV điều khiển lớp tập, quan sát giúp đỡ học sinh sửa sai.

       Chia nhóm tập theo từng khu vực, giao viên cần qui định thời gian cụ thể.

       Tổ chức thi đua tổ [ nhóm] với nhau lớp nhận xét tuyên dương .

       Đại diện tổ [ nhóm ] thi đua với nhau GV cùng HS nhận xét tuyên dương .

              Trước khi lên lớp ở mỗi bài mỗi động tác phải đặt ra tình huống: Học sinh thường mắc phải lỗi sai như thế nào? Để có biện pháp sửa ngay. Đây là vấn đề rất quan trọng trong khi dạy các bài thể dục phát triển chung lớp 3.

               Khi thực hiện phối hợp cácđộng tác của bài thể dục phát triểnchung với các bài hát Thiếu nhi giúp cho giờ học của các em sôi động hơn, không bị gò bó. Việc phối hợp này vô cùng quan trọng khi học sinh hứng thú học tập tốt thì hiệu quả giờ học sẽ đạt được như mong muốn.

3.5 Biện pháp 5: Nghiên cứu kĩ các động tác của bài thể dục phát triển chung: Chú ý phát hiện những lỗi kĩ thuật mà học sinh thường sai có biện pháp sửa lỗi nhằm nâng cao hiệu quả phối hợi các động tác của bài thể dục phát triển chung ở lớp 3.

          Trong bài thể dục phát triển chung các nhịp mà các em thường mắc lỗi là:

          + Động tác vươn thở: Các em thườngquên không hít thở sâu hoặc hít quá nhanh quá nông.

          Cách sửa như sau: Tôi hô chậm, nhắc học sinh hít  vào từ từ và sâu thân vươn lên cao.

          + Động tác tay: nhịp 1 và 5, hai tay khi đưa ra phía trước lòng bàn tay thường úp vào nhau, phương hướng chuyển động của tay không đúng.

          Cách sửa: Tôi hô chậm nhịp 1,5 và yêu cầu tất cả các em phải để hai lòng bàn tay hướng vào nhau, làm động tác này phải căng cơ không thả lỏng em nào tập chưa chuẩn tôi sửa trực tiếp luôn cho các em.

          + Động tác chân: nhịp 2 và 6 khi hạ thấp trọng tâm hay cong lưng hoặc ngồi với tư thế quá cao..

          Cách sửa: Tôi cho các em tập tách các nhịp sau đó mới phối hợp các nhịp của động tác chân.

          + Động tác lườn: nhịp 2 và 6 khi nghiêng người tay không áp sát mang tai và bị co ôm lấy đầu, thân trên bị gập về phía trước, lườn không căng, chân bị co.

          Cách sửa: Trong khi giảng tranh tôi giảng chậm, khi làm mẫu tôi tách từng nhịp ở các chiều và có thể cho học sinh tập theo luôn. Chú ý nhắc học sinh thực hiện tay chống hông đẩy mạnh để căng lườn về phía nghiêng.

          + Động tác bụng: nhịp 2 và 6 không gập sâu, lúc cúi người hai chân không thẳng.

          Cách sửa: Tôi cho học sinh tập tư thế gập chân trước rồi phối hợp các nhịp của động tác bụng. Chú ý khi chân bước sang ngang cần bước hơi rộng một chút.

          + Động tác toàn thân: nhịp 1 và 5 thân người không vươn lên cao, không dồn trọng tâm vào chân trước và cong lưng, ở nhịp 2 và 6 khi cúi bị co gối, ở nhịp 3 và 7 hai tay dang ngang không thẳng hướng.

          Cách sửa: Tôi hướng dẫn các em làm từng nhịp chậm, làm tốt từng nhịp mới phối hợp các nhịp của động tác.

          + Động tác nhảy: Thực hiện động tác giật cục, không nhịp nhàng.

          Cách sửa: Lúc đầu tôi cho các em nhảy chậm từng nhịp và phối hợp với động tác tay, rồi sau đó mới thực hiện nhanh dần lên.

          + Động tác điều hòa: Các động tác bị gò bó, cứng, không thả lỏng, không kết hợp hít vào và thở ra.

          Cách sửa: Nhịp hô ban đầu chậm, động tác nhẹ nhàng chú ý hít sâu và thả lỏng tích cực. Cách sửa:

          Với các biện pháp rất bình thường khi sửa cho học sinh, tôi thấy năm học này các em đã đạt được kết quả rất đáng mừng.

  4. Kết quả thực nghiệm:

          Sau một thời gian thực hiện phối hợp các biện pháp vào quá  trình giảng dạy bài thể dục phát triển chung, tôi thu hoạch được kết quả cụ thể như sau:

        4.1. Việc thuộc tên các động tác của bài thể dục phát triển chung:

          Tôi lại ra một phiếu học tập hình thức khảo sát như đầu năm học nhưng cách làm khác một chút.Cụ thể như sau: Tôi đưa ra phiếu khảo sát theo mẫu sau:

TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐỘNG – HOÀNG MAI – HÀ NỘI.

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC TẬP MÔN THỂ DỤC

          Câu 1: Em hãy điền đúng tên và thứ tự các động tác của bài thể dục phát triển chung lớp 3 mà em đã học

          1………………………………          2………………………………       

          3………………………………          4……………………………….       

          5………………………………          6……………………………….

          7……………………………...                    8……………………………….      

  Câu 2: Em có thích học các động tác này không? Em hãy đánh dấu X vào một trong hai ô trống dưới đây:

           Em thích học                                      Em không  thích học

Kết quả thu được như sau:

TT

Lớp

Sĩ số

HS

Trả lời đúng  câu 1

Thích học bài thể dục phát triển chung

Không thích học bài thể dục phát triển chung

SL

%

SL

%

SL

%

1

3a1

42

42

 100

42

100

0

2

3a2

40

38

95

39

97,5

1

2,5

3

3a3

42

38

90,4

39

92,8

3

7,2

4

3a4

40

37

92,5

38

95

2

5

5

3a5

42

36

85,7

40

95,2

2

4,8

6

3a6

40

33

82,7

38

95

2

5

Tổng

246

224

91,1

236

95,8

09

4,2

  4.2. Kết quả đạt được trong thực hiện các động tác của bài thể dục phát triển chung:

TT

Lớp

Sĩ số

HS

Phối hợp đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.

Phối hợp chưa đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.

SL

%

SL

%

1

3a1

42

38

90,4

4

9,6

2

3a2

40

35

87,5

5

12,5

3

3a3

42

37

88,1

5

11,9

4

3a4

40

36

90

4

10

5

3a5

42

35

83,3

7

16,7

6

3a6

40

35

87,5

5

12,5

Tổng

246

216

89,1

30

10,9

     Với kết quả đạt được như trên là rất đáng mừng, toàn khối 3 do tôi dạy môn thể dục chỉ còn 10,9% các em chưa thực hiện phối hợp tốt các động tác của bài thể dục phát triển chung. Nguyên nhân là do một số em sức khỏe quá yếu, bị khuyết tật, hiếu động quá so với các bạn nên việc tập chính xác các động tác của bài thể dục phát triển chung là rất khó khắc phục với các em. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với học sinh lớp tôi giảng dạy bởi lớp tôi đại bộ phận đều là con em của gia đình có rất nhiều khó khăn như nêu trên phần thực trạng. Các biện pháp nhằm giúp học sinh học hứng thú khi tập các động tác của bài thể dục phát triển chung ở lớp 3 là một tín hiệu đáng mừng đối với bản thân tôi và học sinh của trường tôi. Đây là tiền đề quan trọng trong việc dạy bài thể dục phát triển chung, các em đã có nền móng vững chắc để năm sau khối 4 ham thích học, hứng thú hơn khi tập bài thể phát triển chung lớp 4.Tôi thiết nghĩ nếu chúng ta  thực hiện đồng bộ các biện pháp, phối hợp nhịp nhàng thì sẽ thu được kết quả mong muốn.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Qua nhiều năm đứng lớp và trực tiếp giảng dạy môn Thể dục lớp 3 tôi nhận thấy việc đầu tiên mỗi giáo viên chúng ta cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên để đưa ra những biện pháp dạy học phù hợp với học sinh của mình.

Với môn thể dục việc giúp học sinh hứng thú học tập các bài thể dục nói chung là không có gì khó khăn.

Song với các bài thể dục phát triển chung của mỗi khối để các em hứng thứ khi học tập là tương đối khó. Vì sao tôi lại nói như vậy? Vì với bài học thể dục bình thường thì tiến trình dạy là: khởi động, chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ, dạy bài mới ôn kiến thức, học kiến thức mới, chơi trò chơi, thả lỏng.

Nhìn vào tiến trình chúng ta thấy rõ các hoạt động dạy học của một tiết thể dục phối hợp rất nhẹ nhàng phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học. Nhưng trong việc dạy các bài thể dục phát triển chung thì thời lượng của một tiết tập các động tác là kéo khá dài hay gây nhàm chán cho các em. Chính vì vậy để các em hứng thú với dạng bài này thì người giáo viên phải nắm chắc: tâm lí lứa tuổi học sinh do mình dạy, phối hợp tốt các biện pháp dạy và học một cách nhịp nhàng và hiệu quả.

Quan trọng hơn là chúng ta phải tâm huyết với nghề mà mình đã lựa chọn hết lòng vì học sinh thân yêu.Với lòng nhiệt huyết với công việc của mình, tôi hi vọng mình cùng với tập thể giáo viên của nhà trường sẽ đào tạo ra một thế hệ học sinh của xã nhà có sự phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mỹ.

2. Khuyến nghị:

2.1: Với ban giám hiệu nhà trường:

     Để có điều kiện tập luyện môn thể dục, phát triển tốt về thể chất, tôi mạnh dạn có vài khuyến nghị như sau:

       - Nhà trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tạo điều kiện để chúng tôi có thời gian tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn của mình ở những trường bạn trong quận hoặc những trường bạn khác quận. Được nhiều hơn

       - Đề nghị bộ phận thiết bị - đồ dùng dạy học cấp thêm một số đồ dùng dạy học cho phân môn thể dục như: tranh, ảnh và một số dụng cụ phục vụ trò chơi như: tranh ảnh, băng đĩa ,bóng, cầu, vòng…

    - Quan tâm, giúp đỡ học sinh nghèo, cấp phát trang  phục thể dục cho các em.

    - Tổ chức thường xuyên hơn  phong trào thể dục thể thao để các em tham gia vui chơi trong năm học để có tinh thần tự tập ở nhà.

     2.2. Đối với cấp trên:

       - Chúng tôi mong muốn được tham gia vào các lớp tập huấn, giao lưu của các trường bạn trong thành phố có phong trào thể dục thể thao tốt để chúng tôi học tập.

       - Chúng tôi mong muốn có thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình nghiên cứu và giảng dạy môn thể dục ở trường tiểu học.

       - Đặc biệt chúng tôi mong muốn cấp trên tạo điều kiện về cơ sở vật chất để nhà trường sân bãi theo quy định để các em được tham gia học tập môn thể dục tích cực hơn.

Quận Hoàng Mai

Video liên quan

Chủ Đề