Mua bảo hiểm y tế bệnh viện đại học y dược

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

1- Tôi đi khám bệnh vượt tuyến ở Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM nhưng quên mang thẻ BHYT. Vậy tôi có được thanh toán chế độ bảo hiểm y tế không? Hồ sơ, thủ tục như thế nào? 2- Người có thẻ BHYT khi đi tham quan, du lịch vào ngày nghỉ không may bị tai nạn thì có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không? 3- Tôi bị mất thẻ BHYT và khám bệnh ở 01 bệnh viện tư nhân [không ký hợp đồng KCB BHYT] vậy có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?

Nội dung này được Bảo hiểm xã hội tỉnh Tây Ninh tư vấn như sau:

  • - Cả 03 trường hợp trên đều đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT nhưng không trình thẻ hoặc khám chữa bệnh tại cơ sở không ký hợp đồng KCB BHYT, theo quy định tại phần II, mục II, điểm 3 Quyết định số 82/QĐ-BHXH, người bệnh tự thanh toán chi phí với cơ sở khám chữa bệnh, sau đó mang chứng từ đến cơ quan BHXH để thanh toán trực tiếp.
    Căn cứ quyền lợi theo đối tượng tham gia BHYT, phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh phù hợp với hạng bệnh viện theo quy định của Bộ y tế và chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính, cơ quan BHXH chi trả trực tiếp cho người bệnh phần chi phí thực tế thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại điểm 1 phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC. - Hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT gồm: + Giấy đề nghị thanh toán trực tiếp + Bản sao thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ. + Bản sao giấy ra viện [điều trị nội trú ] + Bản sao đơn thuốc, hoặc sổ y bạ đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú theo quy định. + Biên lai thu viện phí, hóa đơn mua thuốc theo quy định của Bộ Tài chính + Trường hợp khám chữa bệnh nước ngoài, nộp thêm bản dịch có công chứng sang tiếng việt toàn bộ hồ sơ [Quyết định cử đi học, công tác ở nước ngoài của cấp có thẩm quyền ] - Trường hợp người bệnh không tự đến cơ quan BHXH để làm thủ tục thanh toán, người làm thủ tục thanh toán hộ phải có giấy ủy quyền hoặc giấy chứng nhận quyền đại diện hợp pháp cho người bệnh.


Nguồn:

Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Tây Ninh

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Đường 30/4, khu phố 1, phường 3, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
  • Click để Xem thêm

Tôi đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức và được chẩn đoán u nang vú phải, nay tôi muốn khám chuyên khoa tại bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thì có được không? Và được thanh toán bao nhiêu %? Xin cảm ơn!

Tư vấn bảo hiểm y tế:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế 

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a] Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b] Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c] Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này”

Như vậy

Theo thông tin bạn cung cấp, nơi đăng ký KCB ban đầu của bạn tại bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức và được chẩn đoán u nang vú phải. Nếu bạn tự đi khám chuyên khoa không điều trị nội trú tại bệnh viện Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh mà không có giấy chuyển tuyến thì bạn không được thanh toán chi phí khám bệnh.

Trên đây là bài viết về vấn đề khám trái tuyến ở Bệnh viện Đại học y dược TPHCM có được thanh toán không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:

BHYT có chi trả chi phí khám, chữa bệnh khi đi khám trái tuyến tỉnh?

Đi khám trái tuyến tại bệnh viện Chợ Rẫy có được hưởng BHYT không?

Nếu còn vướng mắc về vấn đề khám trái tuyến ở Bệnh viện Đại học y dược TPHCM có được thanh toán không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.

Cả nhà cho em hỏi: Người nhà em ở tỉnh có mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình. Bây giờ muốn sinh em bé ở bệnh viện Đại học y dược TP HCM thì có sử dụng được bảo hiểm ở quê không? Và nếu có thì được hưởng bao nhiêu phần trăm ạ? Có được hưởng chi phí vận chuyển không ạ?

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:

Thứ nhất, mua BHYT tự nguyện có được sinh con ở BV Đại học y dược TP HCM?

Căn cứ tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: 

đ] 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác. 

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: 

a] Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b] Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c] Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn theo như thông tin bạn cung cấp, người nhà bạn có thẻ BHYT theo hộ gia đình thì mức quyền lợi cao nhất bạn được hưởng khi đi đúng tuyến là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Bệnh viện y dược TP.HCM được xác định là bệnh viện tuyến trung ương. Như vậy, trường hợp nếu người nhà bạn muốn sinh con ở BV Đại học y dược TP.HCM trong khi có nơi khám chữa bệnh ban đầu ở quê thì được xác định trái tuyến trung ương nên sẽ được thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quyền lợi cao nhất; tương đương là 32% chi phí điều trị nội trú khi sinh con trái tuyến.

Thứ hai, có được thanh toán chi phí vận chuyển không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

“Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh

1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 47, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:

a] Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;

b] Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.”

Như vậy, theo quy định trên thì bạn mua BHYT tự nguyện hộ gia đình thì sẽ không thuộc đối tượng được hưởng chi phí vận chuyển BHYT. Ngoài ra, chi phí vận chuyển chỉ thanh toán đối với trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên mà sẽ không thanh toán khi bạn tự đi sinh con trái tuyến trung ương.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172  để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Quy định về mức hưởng BHYT khi đi khám trái tuyến trung ương

Khám ở đâu được hưởng bảo hiểm y tế với mức đúng tuyến?

Video liên quan

Chủ Đề