Mua quả thị ở đâu hà nội

Mâm lễ quả cúng ngày rằm tháng bảy

Miền quê yên ả của tôi hầu như nhà nào cũng trồng thị, nhà ít thì trồng một cây lấy quả để cúng bái, sau đó để ăn chơi. Còn nhà trồng nhiều thì có khi có cả vài, ba, bốn cây với mục đích bán quả.

Gia đình tôi cũng có tới 4cây thịcổ thụ với đường kính thân cây lên tới cả hơn nửa mét, cao cả vài chục mét, là thành quả mà ông bà nội tôi đã vun trồng từ khi còn trẻ. Nội từng kể về xuất xứ của những cây thị trong vườn nhà, đó là thời thanh niên- lúc nội đi lính, đóng quân ở vùng Cao nguyên đá Hà Giang, thấy trong vườn của một gia đình người đồng bào Mông có cây thị cổ thụ, mùa nào cũng sai lúc lỉu quả. Điều đặc biệt là quả thị cây này to gấp đôi so với giống thị trồng ở đồng bằng. Ông chủ trồng cây thị ấy giải thích rằng, ông lấy giống quý đó từ một cây thị mọc hoang trong rừng sâu mang về chiết ghép với giống thị nhà để cho ra giống thị lai này. Và rồi do mê giống thị quả siêu to nên nội đã xin chủ nhà gần chục quả thị chín mang về lấy hạt nhân giống. Trong số những hạt thị được ươm trồng thì chỉ có 4 cây thị con mọc lên, và từ 4 hạt mầm nhú lên xanh tươi ấy đã cho ra kết quả là 4 cây thị hiện hữu sinh trưởng trong khu vườn nhà tôi cho tới tận ngày hôm nay.

Mùa thị chín [Ảnh minh họa]

Suốt quãng thời gian tuổi thơ, lũ trẻ con hàng xóm hay tụ tập dưới những gốc thị nhà tôi để chơi các trò chơi dân gian. Dưới tán lá thị luôn rợp bóng mát. Khi mùa quả chín thì cả không gian ngập tràn một mùi thơm ngào ngạt, khoan khoái, rất dễ chịu. Hương thị chín ùa vào cả những gian phòng ngủ của mỗi gia đình. Chẳng vậy mà mỗi đêm hè trước khi đi ngủ, mẹ luôn nhắc tôi mở toang cánh cửa sổ để cho căn phòng thoáng đãng, đồng thời “đón” hương thị bay vào.

Thích nhất là chị em chúng tôi được sở hữu những quả thị chín màu vàng ruộm, cầm để ngửi hít hà, để chơi khi đan bị bằng sợi rồi thả những quả thị vào đó treo lủng lẳng, xách đi khoe bạn bè… Rồi khi thị chín mềm, màu vàng óng chuyển qua màu xậm là lúc chúng tôi mang thị ra ăn. Thị chín cũng có vị ngọt riêng, rất hấp dẫn. Không chỉ trẻ con mà nhiều người già cũng thích ăn thị bởi theo như mẹ tôi giải thích, trong thành phần thịt của quả thị có chất kích thích tiêu hóa rất tốt, cộng với vài loại vitamin và khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe...

Hít hà hương thơm nồng nàn của quả thị chín [Ảnh minh họa]

Tôi nhớ ngày nội tôi còn khỏe mạnh, hễ thấy những quả thị chín bói đầu tiên là nội lại bắc thang rồi bảo con, cháu leo lên cây hái những quả chín ấy mang xuống, rửa rồi sắp vào đĩa, sau đó đặt ngay ngắn lên bàn thờ để thắp hương khấn ông bà tiên tổ. Nội tôi từng nói với mấy anh chị em chúng tôi rằng: "Quả chín đầu mùa bao giờ cũng phải dành cho ông bà tiên tổ trước, bởi làm như vậy thì mùa sau ông bà tiên tổ mới phù hộ độ trì cho những cây thị sai quả hơn, quả to hơn...".

Sau này, khi ông nội già yếu rồi qua đời thì cha tôi luôn là người kế tiếp công việc khi xưa nội vẫn làm. Cha cũng hái những quả thị chín bói đầu mùa dâng lên bàn thờ để cúng ông bà tiên tổ, cúng nội, sau đó mới hạ lễ xuống phân phát lộc cho mấy anh chị em chúng tôi.

Mấy anh chị em chúng tôi sau này đều trưởng thành, rời quê lên thành phố học tập rồi lập nghiệp ở phố. Mỗi khi về thăm quê, nhìn những cây thị trong vườn, tôi luôn thầm biết ơn những cây thị nội trồng, bởi mỗi mùa thị chín, mẹ có thêm chút ít tiền khi hái thị mang ra chợ bán. Những đồng tiền gom nhặt từ bán thị, mẹ luôn để dành cho mấy anh chị em chúng tôi mua sách bút, quần áo mới để bước vào năm học mới.

Tháng bảy âm lịch lại về mang theo hương thơm ngào ngạt của những quả thị chín vàng óng ả treo lúc lỉu trên vòm cao, tôi lại nôn nao nhớ quê, hoài niệm về một thời dấu yêu nhiều kỷ niệm bên những gốc thị già và những mùa thị chín.

Vị bánh bò tuổi thơ

Nếu như trước đây, quả thị thơm này thường được bán ở các chợ dân sinh lớn nhỏ với giá rẻ chỉ vài nghìn đồng một kg, thậm chí được cho không vì chúng chỉ có mùi thơm chứ ăn không ngon thì vài năm trở lại đây giá của chúng đắt đỏ do nhiều người chuộng loại quả này mua về để trong phòng cho thơm, tạo không khí dễ chịu.

  • Dạo 1 vòng chợ mạng nước ngoài, liệu bạn sẽ tốn bao nhiêu tiền cho 1 bữa cơm Việt?

Hàng năm cứ vào thời điểm cuối hè, đầu thu là mùa của những trái thị vàng chín. Quả thị hình tròn, khi chưa chín có màu xanh.

  • Cốm non đầu mùa giá 200 ngàn/kg vẫn hút chị em đặt mua ăn vặt và làm quà Hà Nội mùa thuĐọc ngay

Nhưng khi chín thì có màu vàng, mọng nước, mùi thơm đặc trưng và thường chia thành 6 - 8 múi. Loại cây này được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc và được người tiêu dùng mua về để trưng trong phòng cho thơm chứ ít khi ăn.

Theo chị Hào, 35 tuổi – một tiểu thương bán thị trên chợ mạng cho biết, thời điểm tháng 8 này đang bắt đầu mùa thị nên có rất nhiều người rộ lên bán loại quả này. Do thị sáp khá thơm lại hiếm có và chỉ có theo mùa nên khách thấy là đặt mua vài quả ngay. Chính bởi thế nên loại quả này vẫn rất được giá và đông khách mua.

Cuối hạ, đầu thu là mùa thị bắt đầu chín. Ảnh minh họa.

Chị Hào cũng cho biết, mỗi tuần, bố mẹ chị ở quê lại thu gom thị và gửi ra Hà Nội khoảng 50kg để chị bán. Đây là những trái thị to và rất thơm ngon: "Cây thị thì mọi người biết hoàn toàn được trồng tự nhiên, không có hóa chất gì. Vì thế chúng đảm bảo chất lượng tiêu chí ngon, bổ, rẻ và sạch 100% vì hoa quả ở quê không có thuốc thang đâu".

Thị đang được tiểu thương này bán 2 mức giá tùy theo loại quả to nhỏ khác nhau. Với những quả to khoảng 4-5 quả/kg thì chị bán 55 ngàn đồng/kg. Những quả bé khoảng 6-7 quả/kg, chị bán 45 ngàn đồng/kg. Để ưu đãi cho khách hàng, chị free ship từ 5kg khu vực tại Hà Nội.

Tiểu thương này cũng cho biết, khách đặt mua đều mua ít nhất 1kg. Họ mua về thắp hương ngày rằm, mùng 1 hoặc để cho thơm phòng, thơm bàn thờ. Người mua nhiều cũng chỉ mua 2-3kg nếu có phòng rộng.

Giá thị sáp mỗi ngày một tăng do ít nhà trồng mà nhu cầu mua ngày càng lớn. Ảnh minh họa.

Khi về, khách mua thị chỉ cần bỏ ra đĩa để bày và để được khoảng vài hôm mà không lo bị hư hỏng. Mỗi phòng để 1 quả thị là nhà đã thơm phức.

Chia sẻ về lý do giá thị vài năm trở lại đây tăng nhanh, chị Hào khẳng định: "Sở dĩ thị đắt hơn vài năm gần đây là do nhu cầu mua cao, trong khi sản lượng trồng thị ở các hộ gia đình đang giảm mạnh. Chưa kể, thị sáp ở quê giờ khá hiếm bởi người dân đốn hết để trồng những cây ăn quả khác. Vì thế, nguồn cung không đủ cầu. Mỗi ngày ở quê bố mẹ mình cũng chỉ thu gom được 10-20kg thôi. Cả tuần cũng chỉ cố gom được 1 tạ. Vì thế mỗi lần bán cũng chỉ có vài chục kg".

Thị có mùi thơm nên khách mua về để phòng hoặc để ban thờ. Ảnh minh họa.

Cũng vừa đặt mua 1kg quả thị này về để phòng cho thơm, chị Trần Thủy Hà, 28 tuổi hồ hởi khoe: "Trước đây ở quê, tuổi thơ dữ dội của mình còn được trèo cây hái thị rồi. Vì thế, mùa thị như này nhớ nhà lắm. Hôm trước đi chợ thấy có thị bán, mình cũng mua 1kg về chia 2 đĩa để ở phòng khách và phòng ngủ cho thơm. Đúng là chỉ cần 1 quả đã thơm nức cả phòng, ai đi ra vào cũng hít hà và rất thích".

Người phụ nữ này cũng khẳng định, dù mùa thị nhưng giá bán thị ở trên thành phố cao gấp đôi ở quê nhưng chị vẫn không tiếc tiền mua vì quả này có thể để được cả tuần mới hỏng. Chưa kể, mỗi năm chỉ có 1 mùa thị nên chị tranh thủ chơi.

Mỗi khách thường mua vài quả về để . Ảnh minh họa.

Được biết, thị không chỉ được bán ở Hà Nội mà tại các khu chợ truyền thống ở TP HCM, một số sạp cũng lấy về vài kg để bán. Thị đang được các tiểu thương ở Sài Gòn bán với giá 120.000 đồng một kg nhưng vẫn rất đông khách mua.

Nhiều tiểu thương ở đây cho biết, do họ lấy sỉ với giá lên tới 80.000 đồng một kg nên mỗi trái thị họ bán giá 7.000-10.000 đồng/trái. Dù có mức giá chát song khách hàng nào cũng không kêu ca. Thông thường khách sẽ mua theo cân giá sẽ rẻ hơn. Song nhiều khách do chỉ cần vài quả để bàn hoặc phòng khách nên đa phần họ mua theo quả, dù giá có hơi đắt đỏ. Tính ra mỗi ngày những tiểu thương cũng bán được cả trăm quả thị.

Trào lưu dạy làm bánh Trung thu lại nở rộ, thợ bánh đứng lớp 1 ngày thu về cả chục triệu đồng

Video liên quan

Chủ Đề