Ví dụ về quyền sở hữu tài sản của công dân

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 18: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

Quyền sở hữu của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

Ví dụ: Ông A có một căn nhà đứng tên sổ đỏ là ông, ông A có quyền mua, bán, tặng, cho căn nhà đó; có thể sử dụng ngôi nhà theo ý muốn.

Lời giải:

Không xâm phạm tài sản của cá nhân, tập thể, tổ chức và của nhà nước.

Xử sự đúng đắn khi nhặt được của rơi, vay mượn, làm hư hỏng tài sản người khác.

Lời giải:

Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật.

Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản

[Lựa chọn câu trả lời đúng nhất]

A. Quyền chiếm hữu tài sản của mình

B. Quyền sử dụng và định đoạt tài sản của mình

C. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mình

D. Quyền bán tài sản của mình cho người khác

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A. Công dân không có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của mình.

B. Chỉ cần tôn trọng tài sản của mình, không cần tôn trọng tài sản của người khác.

C. Việc tôn trọng tài sản của người khác là nghĩa vụ của mọi công dân.

D. Nhặt được của rơi không biết của ai thì có thể sử dụng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Lời giải:

Hành vi Đúng Sai
A. Chỉ người nào là chủ sở hữu tài sản thì mới có quyền sử dụng tài sản ấy. x
B. Người không phải là chủ sở hữu cũng có thể có quyền sử dụng tài sản của người khác. x
C. Chỉ người nào là chủ sở hữu mới cần giữ gìn cẩn thận tài sản của mình. x
D. Người mượn tài sản của người khác cũng cần giữ gìn tài sản ấy. x

Câu hỏi:

1/ Trong trường hợp này Linh có quyền quyết định [quyền định đoạt] cho Hằng mượn xe của Liên không?

2/ Theo em, khi mượn xe của Liên, Linh có quyền và nghĩa vụ gì?

Lời giải:

1/ Linh không phải là chủ sở hữu của chiếc xe đạp này nên chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền cho người khác mượn.

2/ Linh có quyền trả xe đúng thời hạn, giữ gìn và bảo quản xe, trả đúng người.

– Tài bảo Định : “Chúng mình nên mang ví đến đồn công an để trả lại cho người mất”.

– Định nói: “Chúng mình nhặt được ví người ta đánh rơi chứ có lấy cắp đâu. Theo tớ, cứ lấy hết số tiền này, còn ví thì trả lại nguyên chỗ cũ”.

Câu hỏi:

1/ Tài và Định có quyền lấy tiền trong ví đó không? Vì sao?

2/ Em sẽ xử sự thế nào nếu gặp trường hợp tương tự?

Lời giải:

1/ Cả số tiền và ví đều không phải của Tài và Định nên hai bạn không có quyền sử dụng nó.

2/ Nếu gặp trường hợp giống hai bạn, em sẽ tìm cách liên hệ để trả lại cho người bị mất.

Lời giải:

– Quyền chiếm hữu: chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản, được giao tài sản thông quan giao dịch dân sự, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên.

– Quyền sử dụng: chủ sở hữu khai thái công dụng, hoa lợi tức từ tài sản.

– Quyền định đoạt: là quyền của chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

1/ Vì sao Xuân Anh đem trả lại tiền cho người đánh mất?

2/ Hành vi của Nguyễn Thuý Hồng đã nói lên điều gì về nghĩa vụ của công dân?

Lời giải:

1/ Xuân Anh rất kiên định, Xuân Anh chỉ cười không nói trước những lời khuyên của các bạn trong lớp, rồi đứng dậy xin phép cô Ngọc ra ngoài để trả cho người mất.

2/ Tấm gương sáng con ngoan, trò giỏi “nhặt được của rơi trả lại người mất” của Nguyễn Thuý Hồng đã nói về nghĩa vụ của công dân là tôn trọng tài sản của người khác. Đó là hành vi đáng để các bạn học sinh học tập và noi theo.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm tài sản
  • 2. Đặc điểm pháp lý của tài sản
  • 3. Khái niệm về quyền sở hữu.
  • 4. Về hình thức sở hữu.
  • 5. Về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Khái niệm tài sản

Khái niệm tài sản: Tài sản - với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữu - đã được Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định như sau:

"Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.

Vật chính là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật và mọi vật khác vói ý nghĩa vật lí ở mọi trạng thái [rắn, lỏng, khí].

Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lí, vật là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó [vật chất] của con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật.

Ví dụ: Không khí trong tự nhiên, nước suối, nước sông, nước biển... không được coi là vật. Nhưng nếu các vật này được đóng vào bình nước hay được làm nóng, làm lạnh... lại được coi là vật.

Như vậy, ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con người, vật với tư cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của các giao dịch dân sự.

Do sự phát triển của khoa học, công nghệ, khái niệm vật trong khoa học pháp lí cũng được mở rộng.

Ví dụ: Phần mềm trong máy tính hoặc chất thải nếu sử dụng làm nguyên liệu sẽ được coi là vật nhưng bình thường không được coi là vật.

Vật là tài sản không chỉ là những vật tồn tại hiện hữu mà còn bao gồm cả những vật [hay tài sản] chắc chắn sẽ có. Điều 175 Bộ luật dân sự năm 2015 [BLDS 2015] đã xác định loại tài sản này là hoa lợi và lợi tức - đây chính là sự gia tăng của tài sản ữong những điều kiện nhất định. Tương tự, tiền và những loại giấy tờ có giá cũng được xác định là những loại tài sản có tính chất đặc biệt.

>> Xem thêm: Sở hữu trí tuệ là gì ? Quyền sở hữu trí tuệ là gì ? Bảo vệ quyền SHTT

Như vậy, nếu xét dưới góc độ luật học thì khái niệm tài sản được nhìn nhận trong mối quan hệ với quyền sở hữu và được xem xét dưới các khía cạnh đa dạng như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, động sản và bất động sản.

Cần phân biệt tài sản với khái niệm hàng hoá trong khoa học chính tri - kinh tế học [là sản phẩm do con người tạo ra có giá trị và giá trị sử dụng]. Giá trị của hàng hoá được xác định bằng lao động xã hội đã bỏ ra để sản xuất hàng hoá đó. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên là vật [tài sản] nhưng không phải hàng hoá vì không gắn với lao động xã hội. Vì vậy, khái niệm tài sản có phạm vi ngoại diên rộng hơn khái niệm hàng hoá.

2. Đặc điểm pháp lý của tài sản

Để nhận diện về tài sản thì nhất thiết phải chỉ ra được các đặc điểm pháp lý của chúng. Trên cơ sở tìm hiểu các quy định của pháp luật dân sự truyền thống và hiện đại, chúng tôi cho rằng, tài sản có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:

Thứ nhất, tài sản là những đối tượng mà con người có thể sở hữu được. Nếu tài sản là vật hữu hình thì con người có thể nắm giữ hoặc chiếm giữ được thông qua các giác quan tiếp xúc; nếu tài sản là vật vô hình thì con người phải có cách thức để quản lý và kiểm soát sự tồn tại của chúng, ví dụ: các tài sản trí tuệ phải được thể hiện trên những "vật mang" nhất định để con người có thể nhận biết được và chủ thể sáng tạo có thể đăng ký xác lập quyền của mình tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, tài sản phải mang lại những lợi ích nhất định cho con người, có giá trị và trị giá được thành tiền. Ở đây, cần có sự phân biệt giữa yếu tố giá trị và trị giá được thành tiền của tài sản. Tài sản có giá trị được hiểu là tài sản đó có ý nghĩa về mặt tinh thần hay có giá trị sử dụng cụ thể nào đó với mỗi chủ thể khác nhau.

Ví dụ, một bức ảnh đã cũ từ thời thơ ấu vô cùng có giá trị đối với một người nhưng để định giá được bức ảnh đó có giá trị bao nhiêu tiền thì phải có căn cứ như thông qua bán đấu giá hay căn cứ vào sự thoả thuận của các bên để xác định nó trị giá bao nhiêu tiền hoặc có thể chẳng ai trả giá cho bức ảnh đó.

Như vậy, không phải mọi tài sản có giá trị thì đều có thể trị giá được thành tiền. Tuy nhiên, nếu như có chủ thể xâm phạm đến bức ảnh đó, như đốt hay xé bỏ nó thì chủ sở hữu của bức ảnh vẫn có quyền kiện đòi bồi thường khi tài sản bị xâm phạm và Tòa án phải thụ lý để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu. Và để xác định được mức bồi thường thì cần định giá cho bức ảnh đó - đây là câu chuyện không đơn giản cho Tòa án khi đó không phải là hàng hóa có giá trên thị trường.

Ngoài ra, tài sản còn phải thỏa mãn một đặc điểm là có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự hay phải là đối tượng của các giao dịch dân sự. Cụ thể: Điều 115 BLDS 2015 có định nghĩa:

"Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác."

>> Xem thêm: Quyền sở hữu tài sản là gì ? Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được quy định thế nào ?

Về nguyên tắc, quyền tài sản có thể chuyển giao trong các giao lưu dân sự phụ thuộc vào bản chất của chúng có hay không có "gắn với yếu tố nhân thân" và quy chế pháp lý được dành riêng cho chúng như chúng không thuộc loại tài sản pháp luật quy định là loại tài sản bị cấm lưu thông. Ví dụ: quyền đòi nợ là quyền tài sản không gắn với nhân thân nhưng quyền yêu cầu cấp dưỡng hay quyền được hưởng lương hưu… là những quyền tài sản gắn với nhân thân. Về nguyên tắc, các giá trị nhân thân chỉ thuộc về một chủ thể nhất định, không thể chuyển giao cho người khác.

3. Khái niệm về quyền sở hữu.

Bộ luật cơ bản kế thừa các quy định về thực hiện quyền sở hữu trong BLDS 2015. Cụ thể theo quy định tại Điều 158: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”

- Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Về nguyên tắc xác lập quyền sở hữu được quy định tại điều 160 BLDS 2015 như sau:

“Điều 160. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

3. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.”

Bộ luật có sửa đổi, bổ sung một số quy định về hình thức sở hữu và căn cứ xác lập quyền sở hữu cho phù hợp với thực tiễn và xu thế hội nhập hiện nay. Trong đó:

4. Về hình thức sở hữu.

>> Xem thêm: Tài sản và quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận 03 hình thức sở hữu: Sở hữu toàn dân; sở hữu riêng và sở hữu chung Cụ thể:

– Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân;

Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân; tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản; sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

5. Về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

– Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.

Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.

– Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

* Về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật theo Điều 236 BLDS 2015

Để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ dân sự, sự thống nhất trong quy định pháp luật liên quan đến thời hiệu hưởng quyền, Bộ luật quy định nguyên tắc chung về thời hiệu xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật mà không phân biệt tài sản đó thuộc sở hữu của ai, theo đó, người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác.

>> Xem thêm: Các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành

Video liên quan

Chủ Đề