Vieệt nam có bao nhiêu bãi cát biển đạt chuẩn quốc tế

Bão Damrey, một trong những cơn bão có sức tàn phá lớn nhất ở vùng biển Nam Trung Bộ của Việt Nam trong ký ức của những người còn sống, đã đổ bộ vào tỉnh Khánh Hòa vào ngày 4 tháng 11 năm 2017. Gây ra cái chết của 107 người và ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế và tài sản của người dân, cơn bão như một lời nhắc nhở tàn khốc về sức tàn phá của thiên nhiên. Với một đất nước có nhiều năm ứng phó với thiên tai như Việt Nam, bão Damrey không phải là cá biệt – và ngay thời điểm này miền Trung Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của một loạt các cơn bão và lũ gây thiệt hại nặng về tính mạng.

Người dân ở ven biển Việt Nam, một quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất, thường xuyên phải đón bão, triều cường, lũ, xói lở bờ biển, hạn hán hoặc xâm nhập mặn. Trong những năm tới, những rủi ro thiên tai này chắc chắn sẽ gia tăng cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, tăng trưởng kinh tế cao và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, bất chấp những rủi ro này, vùng ven biển vẫn là nơi có nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh – như du lịch, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản - là động lực mạnh tiếp tục thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Tăng cường Khả năng Chống chịu Khu vực Ven biển là báo cáo mới do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Toàn cầu về Giảm nhẹ và Phục hồi Thảm họa cùng soạn thảo đã phân tích một cách có hệ thống các rủi ro thiên tai và đề ra kế hoạch hành động để thúc đẩy sự phát triển có khả năng thích ứng tại vùng ven biển.

Rủi ro thiên tai cao hơn đối với người dân ven biển

Rủi ro đối với con người là rất lớn. Báo cáo cho thấy khoảng 12 triệu người dân ở các tỉnh ven biển có nguy cơ phải gánh chịu những trận ngập lụt lớn và hơn 35% các khu dân cư nằm dọc bờ biển đang bị xói lở. Vì các khu an toàn ngày càng đông dân, nên các khu dân cư mới phải tập trung ở những khu vực có nguy cơ ngập lụt cao gấp đôi so với những khu vực đô thị đã có từ lâu.

Thiên tai cũng gây ra thiệt hại lớn cho các ngành kinh tế và dịch vụ công trọng điểm. Mỗi năm, khoảng 852 triệu đô la Mỹ [0,5% GDP của Việt Nam] và 316.000 việc làm trong các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch và công nghiệp phải hứng chịu rủi ro do lũ lụt trực tiếp gây ra. Du lịch ven biển chủ yếu dựa vào bãi biển và các hệ sinh thái nguyên sinh, nhưng ước tính có khoảng 42% số khách sạn ven biển nằm gần những bãi biển đang bị xói lở. Trên toàn quốc, khoảng một nửa số cơ sở y tế nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt cao. Ở một số tỉnh, tỷ lệ này thậm chí còn lên đến gần 100%. Hơn một phần ba mạng truyền tải và phân phối điện của Việt Nam nằm trên đất rừng, dễ bị cây đổ vào khi có bão. Mất điện làm làm gián đoạn sản xuất và giảm tỷ lệ vận hành thiết bị.

Dù mức độ rủi ro thiên tai đã là rất lớn, biến đổi khí hậu dự kiến ​​sẽ còn làm tăng những nguy cơ này. Theo kịch bản trong tình huống xấu, mực nước biển dâng 30 cm có thể làm diện tích các khu vực ven biển đô thị có thể bị ngập sâu thêm 7% và thêm 4,5 triệu người nữa bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. Số người có thể bị đẩy vào cảnh nghèo đói vào năm 2030 do biến đổi khí hậu có thể lên tới 1,2 triệu người.

Các giải pháp quản lý rủi ro chưa đáp ứng được nhu cầu

Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích quan trọng về quản lý rủi ro thiên tai trong những thập kỷ gần đây, các biện pháp này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước. Thông tin về nguy cơ và rủi ro kinh tế-xã hội còn phân tán và thường không đầy đủ. Việc thiếu hướng dẫn, thực thi, năng lực và kinh phí đã gây ra nhiều hạn chế trong việc lập quy hoạch không gian, lập quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng an toàn cũng như bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng một cách có hệ thống.

Ví dụ, báo cáo cho thấy 2/3 hệ thống đê biển của Việt Nam, trải dài hơn 2.659 km, không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn theo quy định. Ở nhiều tỉnh, ngay cả tiêu chuẩn được quy định cũng không đủ mạnh để trở thành biện pháp bảo vệ cần thiết. Các hệ thống dựa vào tự nhiên có thể thúc đẩy khả năng thích ứng của vùng ven biển nhưng lại không được đánh giá cao và đang chịu ngày càng nhiều áp lực từ hoạt động phát triển và khai thác quá mức. Hoạt động phát triển du lịch trên bờ và nuôi trồng thủy sản đang làm suy giảm chức năng bảo vệ của các hệ thống cồn cát ven biển và làm xói lở bờ biển thêm trầm trọng. Và mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc quản lý những rủi ro thiên tai còn lại, rủi ro đang lớn dần lên có nghĩa là Việt Nam phải tăng cường hơn nữa hệ thống tài chính phòng chống, cứu trợ và ứng phó với thiên tai.

Cân bằng rủi ro và cơ hội

Để đảm bảo vùng ven biển của Việt Nam có thể phát huy tiềm năng kinh tế một cách an toàn, cần sớm thực hiện nhiều hành động. Trì hoãn thực hiện các hành động này 10 năm sẽ làm cho những cú sốc tự nhiên có thể ảnh hưởng lên khoảng 4,3 tỷ đô la Mỹ giá trị phát triển kinh tế.

Báo cáo đề xuất một kế hoạch hành động cụ thể nhằm tăng cường khả năng chống chịu ở các vùng ven biển, với các can thiệp mang tính chiến lược trong năm lĩnh vực sau:

  1. Tăng cường dữ liệu và các công cụ ra quyết định bằng việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin chi tiết về nguy cơ và rủi ro cho truy cập rộng rãi, cũng như hệ thống quản lý tài sản cơ sở hạ tầng quan trọng, như giao thông, nước sạch và vệ sinh, điện.
  2. Lập quy hoạch không gian dựa trên rủi ro để đảm bảo hoạt động tăng trưởng kinh tế ở vùng ven biển không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các mô hình phát triển không an toàn - chẳng hạn như xây dựng khu dân cư mới ở các vùng có nguy cơ ngập lụt cao. Cần hướng sự phát triển vào các khu vực an toàn hơn và giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa trên những dữ liệu rủi ro được thường xuyên cập nhật.
  3. Tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công bằng cách tích hợp thông tin rủi ro vào các giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế và bảo trì của tất cả các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng. Cần nâng cấp đê biển và đê sông, bắt đầu từ những khu vực rủi ro nhất và được bảo vệ kém nhất.
  4. Khai thác các giải pháp dựa vào thiên nhiên thông qua việc phục hồi, bảo tồn, giám sát và quản lý các hệ sinh thái. Cần tăng cường các chính sách, khung pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan.
  5. Nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó với thiên tai thông qua việc nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm, tăng cường năng lực ứng phó của địa phương, điều chỉnh mạng lưới bảo trợ xã hội và thực hiện một chiến lược huy động vốn toàn diện để ứng phó với rủi ro.

Thực hiện những hành động mang tính quyết định này, Việt Nam có cơ hội bảo vệ sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trước những rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu.

Các nguồn tài liệu khác:

Vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch biển, ven biển và đảo với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Du lịch đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế biển ở nước ta, đang là hướng ưu tiên phát triển và có mức tăng trưởng khá rõ rệt trong những năm gần đây.

Từ bắc vào nam, 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có biển là các tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, Tp. Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.

Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, trong đó 24 đảo có diện tích trên 10 km2 [l0 - 320 km2], cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Ở đây không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn.

Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước... Các di tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm,. .. phân bố ngay ở vùng ven biển.

Các trung tâm kinh tế thương mại, các thành phố du lịch nằm ven biển hoặc cách bờ biển không xa như Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên, Hà Nội, Sài Gòn,... Hệ thống đường bộ, đường xe lửa xuyên Việt và liên vận quốc tế chất lượng cao được xây dựng dọc bờ biển. 

Đặc điểm địa hình ven biển tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch trên suốt chiều dài đất nước như đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả… xen kẽ với các mũi nhô và vũng, vụng ven bờ với khoảng 126 bãi cát biển đẹp, trong đó khoảng 20 bãi cát biển đạt tiêu chuẩn quốc tế, dài 16 km, chưa kể đến hàng trăm bãi biển nhỏ, đẹp, nằm ven các vụng tĩnh lặng ven các đảo hoang sơ có thể phát triển loại hình du ngoạn, picnic,... Vùng biển ven bờ tập trung tới trên 2.500 đảo lớn nhỏ, nhiều đảo/cụm đảo có giá trị du lịch như Quan Lạn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, vịnh Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc,...

Vùng biển nước ta giàu tiềm năng bảo tồn với những giá trị sinh thái tập trung chủ yếu ở hệ thống 13/28 vườn quốc gia; 22/55 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có 2 khu bảo tồn biển là Hòn Mun [Khánh Hoà] và Cù Lao Chàm [Quảng Nam]; 17/34 khu rừng văn hóa lịch sử và môi trường ở vùng ven biển và hải đảo ven bờ, trong đó tiêu biểu là di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; rừng ngập mặn Cần Giờ và vùng quần đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới,... Danh mục 16 khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và được Chính phủ phê duyệt. Du lịch lặn đã bắt đầu phát triển ở Nha Trang dựa trên cơ sở khai thác các giá trị dịch vụ của rạn san hô.

Nguyệt Anh

Video liên quan

Chủ Đề