Cây sương sâm mua ở đâu

Sương sâm lông rừng là loại cây quen thuộc tại Việt Nam.  Lá sương sâm lông dùng để giải nhiệt, chắc hẳn ai cũng từng được ăn món sương sâm mát lành.

Sương sâm lông dễ trồng cho dù bạn gieo từ hạt giống hay Combo 2 Cây Giống Sương Sâm Lông Rừng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian chăm sóc.

 

Combo 2 Cây Giống Sương Sâm Lông Rừng giúp bạn tiết kiệm thời gian chăm sóc

ƯU ĐIỂM KHI GIEO TRỒNG SƯƠNG SÂM LÔNG TỪ CÂY GIỐNG

1️⃣ Việc trồng cây bằng cây giống sẽ vô cùng tiện lợi. Sau khi mua cây giống về, bạn chỉ cần đem đi trồng và chăm sóc cho cây lớn. bạn tiết kiệm được thời gian xử lý hạt giống, thời gian nảy mầm.

2️⃣ Chủ động được số lượng cây gieo trồng. Đảm bảo bộ rễ phát triển toàn vẹn, không bị đứt đoạn, không có chấn thương ngoại cảnh. Điều đó giảm đến tối thiểu mức xâm hại các vi sinh vật gây bệnh giúp cây con khỏe mạnh trong mọi điều kiện trồng. 

3️⃣ Sự tuyển chọn khắt khe: những cây có lỗi hay bị dị tật, thậm chí những cây ko đủ năng lượng sống sẽ bị loại ngay từ đầu đảm bảo những cây giống khỏe mạnh đến tay người gieo trồng.

 

Sau khi mua cây giống về, bạn chỉ cần đem đi trồng và chăm sóc cho cây lớn. bạn tiết kiệm được thời gian xử lý hạt giống, thời gian nảy mầm. 

[shortcode_data id="40"] Form đặt hàng trong bài sản phẩm [/shortcode_data]

CÁC BƯỚC GIEO TRỒNG CÂY GIỐNG SƯƠNG SÂM LÔNG

1️⃣  Bỏ cây ra khỏi lớp vỏ bọc bầu ươm

Bạn hãy cẩn thận loại bỏ lớp vỏ bọc bên ngoài của bầu ươm nhưng vẫn giữ cho lớp đất xung quanh rễ cây non được nguyên vẹn. Nới lỏng các nút dây buộc nếu có, sau đó cẩn thận trượt cây từ trong bầu ươm ra. Không nên giật mạnh cây cảnh ra khỏi bầu vì như vậy có thể làm đứt rễ cây

2️⃣  Giải quyết vấn đề rễ cây bó lại với nhau hoặc quấn quanh bầu đất

Đôi khi cây non có hiện tượng rễ cây bó lại với nhau thành chùm hoặc rễ cây nhìn giống như đang quấn thành từng vòng quanh bầu đất. Trong trường hợp này, hãy cắt một đường chữ X phía dưới đáy bầu đất và kéo dài lên theo chiều dọc hai bên của bầu đất với một con dao sắc nhọn để bảo toàn bộ rễ cây non.

Việc làm này giúp kích thích sự phát triển của  rễ mới ngay khi gieo trồng. Chú ý không làm ảnh hưởng đến phần rễ kết nối với thân cây. 

3️⃣ Đặt cây non vào chính giữa hố đất/chậu cây

Hãy bảo đảm cây con ở một vị trí thẳng vuông góc mặt chậu bằng cách thay đổi vị trí đặt viên nén chứ không phải cố định thân cây, sau đó lấp hố bằng lớp đất được đào ra ban đầu.

Khi rễ cây đã được đặt đúng vị trí trong chậu, lấp đất vào các khoảng trống và đặt một cọc tre mới gần với thân cây. Việc còn lại là buộc thân cây vào cọc bằng những sợi dây mềm để bảo vệ thân cây khỏi những tổn thương có thể xảy ra trong quá trình sinh trưởng.

 

Tránh trồng cây quá sâu, nếu mặt trên của bầu đất nằm phía dưới mép hố, bạn nên vùi thêm một ít đất vào bên dưới để nâng bầu đất trên cùng cao hơn một chút. 

CÁC BƯỚC CHĂM SÓC CÂY GIỐNG SƯƠNG SÂM LÔNG

1️⃣ Tưới nước

Đất và mùn quanh cây non của bạn cần được giữ ẩm nhưng không được để ngập úng hoặc ướt sũng. Nhớ tưới nước từ từ quanh gốc cây mà không phải xối thẳng vào thân cây và tránh tưới quá nhiều khi bạn nhìn thấy nước đọng.

2️⃣ Bón phân

Cây rễ trần thì không được trộn phân trước khi trồng, Còn cây trong bầu thì trộn thêm tỷ lệ 10% các loại hữu cơ hoai mục. Bón phân hữu cơ hay phân chuồng hoai mục cho cây 1 tháng 1 lần. Sau mỗi đợt thu hoạch lá, bón thêm NPK 16-16-8, phân bón lá vi lượng, hạn chế bón phân đạm.

3️⃣ Xử lý sâu bệnh

Cây sương sâm lông rừng sinh trưởng là loại cây trồng ít sâu bệnh hại, cây sợ úng, úng sẽ làm cây bị bệnh, nhanh chết.  Vì vậy, hãy chú ý đến đất trồng ban đầu phải tơi xốp, thường xuyên nhặt bỏ lá già để cây thông thoáng. Vì chúng ta trồng trong gia đình để thưởng thức nên không sử dụng thuốc nhé.

4️⃣ Làm giànKhi cây ra ngọn nên làm giàn cho cây leo. Làm giàn từ cây tre hoặc làm giàn như trồng khổ qua, dưa leo dây. Chú ý quấn ngọn định hướng để giúp cây leo dễ hơn. Hạn chế việc vun xới đất tránh làm đứt rễ, cây lâu hồi phục và dễ bị nhiễm nấm bệnh.

 

Làm giàn giúp cây phát triển, lan rộng

Để lựa chọn cây giống sương sâm lông rừng chất lượng, mời bạn ghé cửa hàng Hạt Giống Đà Lạt nơi chuyên cung cấp các loại hạt giống, cây giống hoa, rau củ quả chất lượng cùng các loại vật tư giúp chăm sóc cây trồng hiệu quả.

[shortcode_data id="39"] Tại sao nên mua hg tại hgdalat [/shortcode_data]

[shortcode_data id="40"] Form đặt hàng trong bài sản phẩm [/shortcode_data]

[shortcode_data id="42"] Phần cuối bài viết sản phẩm - thông tin liên hệ mua hàng [/shortcode_data]

Sương sâm lông cây giống tại nhà vườn Hải Đăng.

Lần cập nhật [ chỉnh sửa và cải tiến ] nội dung gần nhất: 3/8/2019.

A. Xem cây quất hồng bì tại vườn

Cây giống sương sâm

B. Phân loại và gọi tên

Tên thường gọiSương sâm
Tên gọi khác trong Tiếng ViệtDây lá mối, sương sâm lông, sương sâm rừng
Tên Tiếng AnhĐang tìm hiểu
Tên gọi khác tại một số quốc gia, lãnh thổ, khu vực, dân tộc, bộ lạc, …Bahasa Indonesia [ tiếng Indonesia ]: Cincau;

മലയാളം [ tiếng Malayalam ]: സൈക്ളിയ ബാർബേറ്റ;

Basa Sunda [ tiếng Sunda ]: Tangkal Camcauh, Cingcau;

中文 [ Trung văn ]: 毛叶轮环藤;

Danh pháp khoa học [ hiện tại ]Cyclea barbata Miers
Danh pháp đồng nghĩa
Không có danh pháp đồng nghĩa nào cho cái tên trên
Bộ thực vậtMao lương [ Ranunculales ]
Họ thực vậtBiển bức cát [ Menispermaceae ]
Chi thực vậtCyclea
Nguồn gốcĐang tìm hiểu

C. Mô tả cây

C. barbata là cây dây leo có các nhánh khía rãnh, có lông dày. Lá có cuống, hình khiên, cụt đầu hoặc hơi khía mép ở gốc, hình tam giác nhọn, tận cùng bởi một mũi nhọn hình sợi, màu lục và hầu như nhẵn ở mặt trên, màu nhạt và có lông mềm ở mặt dưới, dài 6 – 10 cm, rộng 4 – 9cm, có 5 – 7 gân; cuống lá ngắn hơn phiến hai lần. Cụm hoa ở nách lá, dài hơn cuống lá, phân nhánh, với các nhánh ở dưới dài hơn, tới 7 cm. Hoa thành đầu hình cầu hay hình trứng, màu vàng. Quả hạch hình cầu, màu đỏ, hẹp, có lông, đường kính 5 mm. Hạch hình mắt chim, lồi cả hai mặt, có 8 u sần.

D. Công dụng của sương sâm

1. Ẩm thực

Lào và Isan [ đông bắc Thái Lan ], lá sương sâm được sử dụng để làm món keng noh mai som [ tiếng Thái là: แกงหน่อไม้ส้ม, một món lẩu chua bao gồm thêm măng, ớt…

Tại Việt Nam, lá sương sâm được dùng làm thạch và rau ăn. Chỉ cần xay, giã nát một lượng loại lá tươi sương sâm với một lượng nước lọc để nguội nhất định, lọc lược sạch. Sau đó để một hai giờ, chất nước này sẽ kết đông và có màu xanh lá cây. Theo kinh nghiệm, sương sâm có hai loại là sương sâm lông [ lá và dây có lông tơ mịn ] và sương sâm lá láng [ lá trơn nhẵn, không có lông]. Trong đó sương sâm lông sẽ cho thạch đông mịn và ngon hơn sương sâm láng.

Ở Campuchia, người ta dùng lá cây này để ăn với món lẩu Samlo ngon đáo để.

2. Chữa bệnh

Theo y học cổ truyền, dây sâm lông có vị ngọt, đắng, tính mát. Có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, hành ứ, lợi tiểu, … trị nóng nhiệt, đầy bụng, chậm tiêu, sỏi tiết niệu, táo bón, mụn nhọt, … cực kì hữu hiệu.

Một số bài thuốc thú vị

  • Chữa tiểu tiện khó khăn, sốt, lỵ: Lá tiết dê tươi 50 gram, vò nát hay giã nhỏ. Sau đó cho thêm một ít nước chín nguội, vắt lấy nước, để một chốc cho đông lại. Có thể thêm đường cho dễ uống. Ngày 40 – 100 gram lá tươi.
  • Chữa chậm tiêu, đau bụng: Rễ tiết dê 4 phần, Hạt tiêu 5 phần, Gừng 6 phần. Tất cả đem đi trộn đều, thêm mật ong vào nhào thành bột nhão, viên thành viên. Ngày uống 0,20 – 0,30 gram thuốc này.

Phong lộc hoa ship toàn quốc – mua ngay kẻo hết 

E. Cách làm thạch sương sâm

Cách làm thạch sương sâm mát lạnh

Bước 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Lá sương sâm: Lấy khoảng 300 gram;

– Nước: 3 lít;

– Đường phèn hoặc đường thốt nốt;

– Nước cốt dừa: Tùy ý;

– Tinh dầu thơm: Tùy theo khẩu vị;

Bước 2: Xử lí lá sương sâm

Rửa sạch lá sương sâm với vòi nước lạnh, loại bỏ tất cả lá vàng, lá héo, úa sau đó tiến hành cho vào ngâm với nước muối pha loãng.

Sau khoảng 15 phút ngâm, vớt lá ra rổ vẩy cho ráo nước sau đó trải đều lá ra và tiến hành phơi cho lá thật héo. Công đoạn phơi héo này sẽ giúp tăng độ dai cho lá, dễ vò hơn và thành phẩm sương sâm cuối cùng cũng sẽ được dai ngon hơn bội phần.

Bước 3: Thực hành chắt lọc lấy nước cốt lá sương sâm

Cách 1: Vò bằng tay

Đổ khoảng 3 lít nước vào một chiếc thau sạch, rồi cho lá sương sâm đã phơi héo vào. Chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện.

Bạn bắt đầu dùng tay bóp, vò thật mạnh và nhanh cho đến khi cho đến khi thấy có màu xanh trên lá đã kiệt và chỉ còn lại phần xác thì ta tiến hành vắt bỏ xác bằng cách lọc qua rây lọc. Tốt nhất nên lọc đi lọc lại 2 lần trở nên để chắc rằng không còn phần xác lá trong nước lá xâm.

Hớt hết sạch bọt trong nổi trên nước lá xâm. Cuối cùng ta sẽ thu được nước lá sâm có màu xanh và mùi thơm đặc trưng của loại lá này, khá trong và hơi nhớt.

⇒ Cách 2: Sử dụng máy xay sinh tố

Nếu bạn sử dụng máy say sinh số thì thành phẩm chắc chắn sẽ không ngon và dai bằng cách vò bằng tay nhưng cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian đấy.kha khá thời gian

Cho lá sương sâm tươi, đã rửa sạch vào nước vào máy xay nhuyễn. Sau đó đổ nước lá sương sâm qua rây lọc để có thể loại bỏ xác, bạn có thể dùng tay để vắt phần xác cho cho ra hết nước trên dây lọc. Vớt hết bọt trắng nổi trên bề mặt, ta cũng sẽ thu được nước lá sâm thành phẩm như cách vò bằng tay ở trên.

Bước 4: Chờ đợi

Đổ nước lá xâm vào bát hoặc khuôn hoặc vào ly đã chuẩn bị trước. Sau đó chờ đến khi nước lá sương sâm đông thành thạch. Hoặc cho vào trong ngăn mát tủ lạnh cho thời gian chờ đông.

Bước 5: Chuẩn bị nước đường trong thời gian chờ đợi đông

Đun đường thốt nốt hoặc đường phèn trong nước, tỉ lệ nước và tỉ lệ đường phụ thuộc khá nhiều vào khẩu vị của từng người. Nếu muốn ăn ngọt, bạn có thể cho nhiều đường, nếu ăn nhạt thì có thể cho nước nhiều hơn. Đun cho đến khi nước sôi, đường hòa tan hết trong nước là được.

Đợi cho nước nước nguội hẳn và có thể dùng chung với thạch sương sâm.

Bước 6: Thưởng thức

Sau khi thấy thạch đã đông hẳn sẽ là công đoạn thưởng thức, bạn có thể cắt ra thành từng miếng nhỏ chẳng hạn, thêm một chút nước cốt dừa, chút tinh dầu thơm và chút đá lạnh vào. Hương vị sẽ tuyệt vời hơn bạn tưởng đó

Có gì bán đó – Cây ngọc ngân – Click xem ngay

F. Kỹ thuật trồng sương sâm

Kỹ thuật trồng sương sâm

Ủ hạt giống sương sâm lông: Ngâm hạt giống theo tỉ lệ 4 sôi : 6 lạnh trước một đêm, sau đó dùng khăn nhỏ, dày gói các hạt giống lại, làm ướt sau đó buộc lại và treo chỗ nào có nắng vừa cho đến khi nào hạt giống nứt nanh [ thường là từ 7 – 10 ngày ].

Làm đất: Sương sâm thích hợp trên nhiều loại đất, thích hợp nhất vẫn là nơi đất cao ráo thoát nước tốt, có độ mùn cao, được che mát từ 20 – 30 %. Cây cần nhiều nước nhưng không thể chịu úng nên những vùng đất mà chẳng may thấp phải tiến hành lên ụ hay lên liếp cao để thoát nước. Để cây phát triển tốt hơn nữa thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có cây chà chống đỡ. Trồng theo hàng phải thì phải làm luống.

Ươm cây giống: Chọn những cây lá tốt sinh trưởng mạnh [ lá trông xanh bóng, mượt, kích thước lá to ], tách ra đem trồng, vào tháng 5 Âm lịch khi có mưa nhiều thì sương sâm sẽ kém sinh trưởng và có thể bị chết, phải thu gom cây con, hạt giống đem cất để chuẩn bị cho năm sau. Trồng cây con gieo sẵn từng hàng vào đất [ ngập tối thiểu 2/3 đoạn thân vừa cắt ], sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hàng ngày tưới nước 2 lần cho cây.

Làm giàn cho dây leo: Khi cây ra ngọn nên tiến hành làm giàn cho dây leo. Làm giàn từ cây tre, hay làm giàn tam giác như trồng khổ qua, dưa leo dây. Chú ý: Quấn ngọn định hướng để giúp dây leo dễ hơn.

Lưu ý khi chăm sóc cây sương sâm

Bón phân: Lượng phân bón được định lượng cho 1.000 m2 như sau: Bón lót bằng phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35 kg. Đặc biệt bón cho cây đang thu hoạch bằng phân chuồng ủ hoai + phân NPK: 16 – 16 – 8 với liều lượng 5 kg phân chuồng + 200 gram phân NPK: 16-16-8/năm/gốc chia làm nhiều lần trong năm [ 3 – 5 lần bón ]. Để bảo đảm vườn luôn xanh tốt, thường xuyên tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, hạn chế lạm dụng phân đạm.

Phòng trừ sâu bệnh: Lá sương sâm là loại cây trồng ít bị sâu bệnh hại. Sương sâm rất sợ úng, úng thì tất nhiên sẽ dễ bị bệnh. Đặc biệt là bệnh thối rễ, chết nhanh. Nếu đất không được tơi xốp và thoát nước tốt thì bệnh chết nhanh có điều kiện phát triển mạnh, gây chết dây hoàn toàn. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dày thì những lá phía dưới hay bị cháy, dùng Fe-EDTA tưới vào lá sẽ giúp phát triển diêp lục từ đó lá sẽ xanh lại.

Thu hoạch cây sương sâm

Từ lúc dây bắt đầu bỏ ngọn và bắt đầu leo được khoảng 3 – 4 tháng sau thì có thể bước vào thu hoạch được, để lá càng xanh đậm càng tốt, khi vò sẽ cho ra nước sương sâm ngon hơn. Tùy theo mục đích sử dụng mà cắt nguyên đoạn thân hoặc hái lá làm Sương sâm.

Thêm một chút Chậu sứ cao cấp cũng đâu có thừa – mua ngay kẻo hết

G. Mua cây giống sương sâm lông ở đâu uy tín ?

Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.

  • Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống sương sâm lông phù hợp.

  • Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.

  • Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.

  • Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.

Video liên quan

Chủ Đề