Nước non lận đận một mình thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay nghĩa là gì

Kiểm tra bài cũ:1. Thế nào là từ đồng âm?2. Hãy đặt một câu với cặp từ đồng âm sau đây: đậu [động từ] - đậu [danh từ]. Tiếng Việt:Tiết 50: : I. Thế nào là thành ngữ?1. Bài tập: SGK/ 143.Nước non lận đận một mìnhThân cò bấy naylên thác xuống ghềnh Nước non lận đận một mìnhThân cò lên thác xuống ghềnh bấy nayLên thác xuống ghềnhLên núi xuống ghềnh.Lên núi xuống rừng.Leo thác lội ghềnh.Lên trên thác xuống dưới ghềnh.Lên thác cao xuống ghềnh sâu.Lên ghềnh xuống thác.Lên xuống ghềnh thác.Không thể thay thế bằng từ khác.Không thể thêm bớt từ ngữ.Không thể hoán đổi vị trí các từ.Thay thế một vài từ trong cụm từ bằng từ khác.Thêm một vài từ ngữ khác vào cụm từ.Thay đổi vị trí các từ trong cụm từ.THÀNH NGỮCụm từ cố định Nêu ý nghĩa của cụm từ lên thác xuống ghềnh Chỉ sự gian nan, vất vả, khó khăn, nguy hiểm.Ý nghĩa hoàn chỉnh “lên thác xuống ghềnh” Cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nước non lận đận một mìnhThân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.Thành ngữ là gì?* Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Đứng núi này trông núi nọTìm những biến thể của các thành ngữ sau : Đứng núi này trông núi khácThành ngữ có cấu tạo cố định nhưng vẫn có thể có những biến đổi nhất định. Lưu ý: Đứng núi này trông núi kiaNước đổ lá khoai Nước đổ lá môn Nước đổ đầu vịtLòng lang dạ thú  Lòng lang dạ sói Nước non lận đận một mìnhThân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.Lên thác xuống ghềnh Chỉ sự gian nan, vất vả, khó khăn.nghĩa chuyển [nghĩa bóng] ẩn dụThành ngữ lên thác xuống ghềnh đựơc hiểu theo nghĩa nào? Nhanh như chớp Rất nhanh , chỉ trong khoảnh khắc. [ Như ánh chớp loé lên rồi tắt ngay] Nghĩa của thành ngữ Được hiểu thông qua phép chuyển nghĩa[ So sánh]Tại sao lại nói nhanh như chớp?Nghĩa của thành ngữ trên là gì?So sánh Nghĩa của thành ngữ Bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó Mưa to gió lớn Trời mưa rất to kèm theo gió lớn và sấm chớp. Nghĩa của thành ngữ Được hiểu thông qua phép chuyển nghĩa [Ẩn dụ, so sánh] Được hiểu thông qua phép chuyển nghĩa [Ẩn dụ, so sánh] Bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó Bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh … 1.Tham sống sợ chết 2.Ếch ngồi đáy giếng 3.Lòng lang dạ thú 6. Mẹ goá, con côi 4.Lên thác xuống ghềnh 5.Mưa to, gió lớn Hiểu theo nghĩa đen Hiểu theo nghĩa chuyển I. Thế nào là thành ngữ? -Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa trọn vẹn. - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh… II. Sử dụng thành ngữ:1. Bài tập b.“Tôn sư trọng đạo” là câu thành ngữ nói lên lòng kính trọng và sự tôn vinh nghề giáo.Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ:Vi ngữChủ ngữPhụ ngữThành ngữ có thể làm chủ ngữ , vị ngữ trong câu hoặc làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ… a.Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non.[Hồ Xuân Hương]c. Anh đã nghĩ… phòng khi tắt lửa, tối đèn thì em chạy sang…[Tô Hoài] So sánh hai cách nói sau:Câu có sử dụng thành ngữ Câu không sử dụng thành ngữ Thân em vừa trắng lại vừa tròn với nước non. Bảy nổi ba chìm Thân em vừa trắng lại vừa trònLênh đênh, trôi nổi với nước non.Nước non lận đận một mìnhThân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.Nước non lận đận một mìnhThân cò gian nan, vất vả, gặp nhiều nguy hiểm bấy nay.Câu hỏi thảo luậnPhân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trong hai câu trên?=>Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. II. Sử dụng hành ngữ:- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ,cụm động từ…- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. THÀNH NGỮI/ Thế nào là thành ngữ?II/ Sử dụng thành ngữ:III. Luyện tập: Bài tập 1 Những món ăn ngon, quý hiếm được lấy trên rừng, dưới biển. Những món ăn ngon, quý được trình bày đẹp. [ Những món ăn của vua chuá ngày xưa ]a. Sơn hào hải vị: Nem công chả phượng:b. Khoẻ như voi:Tứ cố vô thân: Rất khoẻ. Mồ côi, không anh em họ hàng, nghèo khổ.c. Da mồi tóc sương:  Chỉ người già, tóc đã bảc, da đã nổi đồi mồi. - Lời tiếng nói- Một nắng hai- Ngày lành tháng- No cơm ấm…- Bách … bách thắng- Sinh lập nghiệp. . . . . . . . . ănsươngtốtáochiếncơĐiền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn- Chân cứng đá …-Máu chảy … mềmmềmruộtBài tập 3 Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên, Ếch ngồi đấy giếng, Thầy bói xem voi.Bài tập 2 Tóm tắt truyệnẾch ngồi đáy giếng Nước mắt cá sấu Sự gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu. Rừng vàng biển bạc Rừng và biển đem lại nguồn tái nguyên thiên nhiên vô vùng quý báu.SJC9999 ….....................Chuột sa chĩnh gạo GạoRất may mắn, gặp được nơi sung sướng, đầy đủ, nhàn hạ Ăn cháo đá bát. Sự bội bạc, phản bội, vong ơn.

Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình”, làm ăn lận đận” vất vả giữa cuộc đời. Có khác nào “thân cờ”, lúc thì “ăn đêm”, lúc thì “đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt”, lúc thì “lên thác xuống ghềnh”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” của “thân cò” đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã “bấy nay” trải qua bao năm tháng giữa chốn “nước non” mênh mông:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Lời ai oán của “thân cò”, của người mẹ đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:
Ai làm cho bể kia đẩy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cỏ con?
“Bể đầy”, “ao cạn” là hai biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. “Ai làm” là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ điêu linh, “cho gầy cò con”. Đời mẹ đã “lận đận”, đời con càng đói rét, bị bóc lột đau thương.

Chữ “cho” được điệp lại ba lần: “Ai làm cho..., cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: “Đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

1. Biểu cảm

2. Nói về số phận của những người nông dần phong kiến với cuộc sống vắt vẳ, khó khăn, nghèo khó và gian truân. [ có thể nói, bài ca dao chính là một tiếng kêu đầy đau đớn và oán thán trong cuộc sống khắc nghiệt và đầy bất công.Là tiếng kêu cho sự oan ức,đói rét bị bóc lột đến tận cùng cũng là lời ám chỉ, tố cáo xã hội phong kiến và bọn thống trị đã đẩy họ đến đường cùng.]

3. lận đận

4. lên thác xuống ghềnh thành ngữ này thể hiện sự vất vả ,bấp bênh với nhiều khó khăn trong cuộc sống

5. – ẩn dụ ” con cò” với người nông dân [phụ nữ] phong kiến đầy bấp bênh. 

[ – đảo ngữ ]

– từ đối lặp : lên – xuống trong thành ngữ lên thác xuống ghềnh

1] PTBĐ : Biểu cảm

2]Nội dung bài ca dao chính là một tiếng kêu đầy đau đớn và oán thán trong cuộc sống khắc nghiệt và đầy bất công.Hình ảnh ẩn dụ "thân cò" và "cò con" chính là để chỉ con cái của họ trong cái xã hội phong kiến đầy bấp bênh.Là tiếng kêu cho sự oan ức,đói rét bị bóc lột đến tận cùng cũng là lời ám chỉ, tố cáo xã hội phong kiến và bọn thống trị đã đẩy họ đến đường cùng.

3] Từ láy : lận đận

4]

 Trong bài ca dao có câu thành ngữ đó là:

+Lên thác xuống ghềnh :Thể hiện sự vất vả ,bấp bênh với nhiều khó khăn trong cuộc sống

5]

+ Biện pháp tu từ : ẩn dụ 

Ẩn dụ hình ảnh của con cò với người phụ nữa trong xã hội phong kiến.

+ Biện pháp tu từ  đảo ngữ

+ Sử dụng thành ngữ : lên thác xuống ghềnh

Bài làm 1

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình", làm ăn ịận đận” vất vả giữa cuộc đời. Có khác nào “thân cờ", lúc thì “ăn đêm”, lúc thì “đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt", lúc thì “lên thác xuống ghềnh”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” của “thân cò” đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã “bấy nay” trải qua bao năm tháng giữa chốn “nước non” mênh mông:

“Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.

Lời ai oán của “thân cò”, của người mẹ đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:

“Ai làm cho bể kia đẩy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cỏ con ?”

“Bể đầy”, “ao cạn” là hai biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. “Ai làm” là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ điêu linh, “cho gầy cò con”. Đời mẹ đã “lận đận”, đời con càng đói rét, bị bóc lột đau thương.

Chữ “cho” được điệp lại ba lần: “ai làm cho…, cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiên lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: “đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

Bài làm 2

Đêm dài nô lệ của dân tộc đã qua. Những kiếp người cơ hàn, những cảnh đời bi kịch khốn cùng vì cướp bóc, áp bức dưới chế độ phong kiến cũng không còn. Nhưng vẫn còn đó, những câu ca dao, bài ca dao phản ánh hiện thực đau lòng của một thời. Ai oán và bi thương, lòng ta không khỏi rưng rưng khi đọc những lời than vãn cho mình, cho người, cho số phận của đồng loại cùng chung chịu kiếp con cò – qua rất nhiều bài ca dao. Một trong số đó là bài ca dao than thân chan chứa đau đớn, xót xa:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ngày làm chẳng đủ ăn thi phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Tần tảo sớm hôm nuôi gia đình con cái nhưng ông trời có lẽ không công bằng, bởi nếu công bằng thì trước những lời ai oán đó ông trời sao không xúc động?

Lên thác xuống ghềnh – chỉ sự vất vả gian nan trong cuộc đời, lận đận một mình. Không phải là ngày một, ngày hai mà là bấy nay; kiếp người đằng đẵng bao năm giữa chốn nước non mênh mông này.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Trong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về vật chất và tinh thần khiến cho họ chỉ biết kêu, kêu mà chẳng biết kêu ai. Nghèo vẫn hoàn nghèo, họ cố tìm cách thay đổi cảnh ngộ mà không sao thoát khỏi:

Cây khô xuống nước cũng khô

Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo

Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc ấy người nông dân muốn vượt ra ngoài nhưng không thể thoát được. Do vậy mà lời ai oán của thân cò – người mẹ đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con

Cảnh đời ngang trái, loạn lạc bể đầy, ao cạn. Ai làm là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị gây ra bao cảnh ngang trái làm cho gầy cò con. Đời mẹ đã gian nan lận đận, đời con càng đói rét đau thương. LỜI thơ như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án bọn thống trị tham quan. Thân phận họ nhỏ bé như con tằm, con kiến. Mà con tằm, con kiến thì:

Con kiến mà leo cành đa

Leo phải cành cụt leo ra leo vào..

Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bỉ đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bót lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.

Bài làm 3

Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng tuy lao động cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Có bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm, ca dao dân ca cũng có biết bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than chính cho số phận hoặc than vàn cho số phận đồng loại.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…

Ngày làm chẳng đủ ăn thì phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Tần tảo sớm hôm nuôi gia đình con cái nhưng ông trời có lẽ không công bằng, bởi nếu công bằng thì trước những lời ai oán đó ông trời sao không xúc động?

Lên thác xuống ghềnh – chỉ sự vất vả gian nan trong cuộc đời, lận dận mệt mình. Không phải là ngày một, ngày hai mà là bấy nay, kiếp người đằng đẵng bao năm giữa chốn nước non mênh mông này.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lèn thác xuống ghềnh bấy nay

Trong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về vật chất và tinh thần khiến cho họ chỉ biết kêu, kêu mà chẳng biết kêu ai. Nghèo vẫn hoàn nghèo họ cố tìm cách thay đổi cảnh ngộ mà không sao thoát khỏi:

Cây khô xuống nước cũng khô

Phận nghèo đi đến nơi mô càng nghèo

Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc ấy người nông dân muốn vượt ra ngoài nhưng không thể thoát được. Do vậy mà lời ai oán của thân cò – người mẹ đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con

Cảnh đời ngang trái, loạn lạc bể đầy, ao cạn. Ai làm là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị gây ra bao cảnh ngang trái làm cho gầy cò con. Đời mẹ đã gian nan lận đận, đời con càng đói rét đau thương. Lời thơ như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án bọn thống trị tham quan. Thân phận nhỏ bé như con tằm, con kiến. Mà con tằm, con kiến thì:

Con kiến mà leo cành đa

 Leo phải, cành cụt leo ra leo vào…

Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bi đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bóc lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.

Video liên quan

Chủ Đề