Mức thuế nhập khẩu hàng hóa mỹ phẩm xách tay năm 2024

BNEWS Hàng hóa xách tay vào Việt Nam cần những giấy tờ gì để chứng minh không phải hàng nhập lậu và quy định về khai báo hải quan thế nào đối với hàng xách tay? Mời bạn đọc tham khảo dưới đây.

Hàng hóa xách tay vào Việt Nam cần những giấy tờ gì?

Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hàng hóa xách tay không phải hàng nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện như sau: - Có hóa đơn chứng từ kèm theo rõ ràng; - Không nằm trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; - Hàng hóa có giấy phép nhập khẩu [đối với hàng nhập khẩu theo giấy phép]; - Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đúng quy định; - Hàng hóa có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định pháp luật... Như vậy hàng hóa xách tay cần phải thuộc những trường hợp trên thì mới được coi là hợp pháp.

Hàng hóa xách tay thế nào bị coi là hàng hóa nhập lậu?

Theo định nghĩa tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng hóa nhập lậu bao gồm: - Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu; - Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; - Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; - Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; - Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Quy định khai báo hải quan đối với hàng hóa xách tay như thế nào?

Về khai báo hải quan với hàng hoá xách tay căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP về thủ tục đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh như sau: Người xuất cảnh, nhập cảnh không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang hàng hóa vượt định mức hành lý miễn thuế qua khu vực kiểm tra hải quan mà không khai hải quan đều coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Khi khai hải quan, người khai hải quan không gộp chung định mức miễn thuế của nhiều người nhập cảnh để khai báo miễn thuế cho một người nhập cảnh, trừ hành lý của các cá nhân trong một gia đình mang theo trong cùng chuyến đi. Việc khai báo định mức miễn thuế tính theo từng lần nhập cảnh. Theo đó, người nhập cảnh không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.

Quy định miễn thuế đối với hành lý của người xuất, nhập cảnh

Về mức miễn thuế theo Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh như sau :

  1. Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.
  2. Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;
  3. Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;
  4. Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này [không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện] có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 đồng Việt Nam; Như vậy, nếu không thuộc trường hợp vượt định mức hành lý miễn thuế thì phải khai hải quan nếu không sẽ bị xem là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Hàng xách tay được hiểu là các loại hàng hóa được mang từ nước ngoài về Việt Nam qua đường xách tay như: người thân ở nước ngoài, đi du lịch nước ngoài xách tay như một loại hành lý và mang về, nhân viên hàng không mua hàng ở nước sở tại mang về, vài cá nhân hoặc công ty đứng ra làm dịch vụ mua hàng và chuyển về Việt Nam...

Bán hàng xách tay là một hình thức kinh doanh hợp pháp khi hàng hóa kinh doanh có đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định. Một số điều kiện như đảm bảo đúng số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa không trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hàng hóa có hóa đơn, chứng từ kèm theo và đúng quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn....

Theo Luật sư Phạm Ngọc Hải, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Thăng Long, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, để đúng luật, các loại hành lý, hàng hóa mang từ nước ngoài về chỉ được miễn thuế nếu đáp ứng các điều kiện về miễn thuế xuất nhập khẩu theo Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và cụ thể hơn là Nghị định 134/2016 của Chính phủ.

Hàng hóa được quảng cáo là hàng xách tay được bày bán tại phố Nguyễn Sơn [Hà Nội] [Ảnh: Hạnh Vũ].

Cụ thể, người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu [trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh] do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức như sau:

- Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3 lít.

Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can [sau đây viết tắt là chai] có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 1 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 1 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật;

- Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;

- Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;

- Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này [không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện] có tổng trị giá hải quan không quá 10 triệu đồng;

Trường hợp vượt định mức phải nộp thuế, người nhập cảnh được chọn vật phẩm để miễn thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.

Hiện hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về đến Việt Nam sẽ phải đúng các loại thuế, phí sau:

- Thuế nhập khẩu

- Thuế giá trị gia tăng [VAT]

- Lệ phí hải quan

- Với một số mặt hàng đặc biệt, hàng hóa có thể chịu thêm các loại thuế khác như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế bảo vệ môi trường…

Căn cứ những quy định trên, nếu bạn hàng xách tay và đảm bảo có đủ các điều kiện về nhập khẩu, tem mác, giấy tờ và đóng đủ các loại thuế, phí theo quy định sẽ không phải bán hàng nhập lậu và không bị xử phạt.

Trường hợp bán hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định, không làm thủ tục hải quan... thuộc trường hợp được xác định là hàng hóa nhập lậu.

Theo Điều 15 Nghị định 98/2020 của Chính phủ, hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 50 triệu đồng. Số tiền phạt vi phạm có thể tăng gấp 2 lần trong một số trường hợp đặc biệt.

Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, người có hành vi buôn lậu với hàng hóa có giá trị cao từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng có tiền án, tiền sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế hoặc hàng hóa là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật Hình sự. Người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đến cao nhất là 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng, cao nhất có thể lên đến 20 năm tù.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này có thể bị phạt tiền cao nhất đến 15 tỷ đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động.

Hàng xách tay bao nhiêu phải đóng thuế?

Nếu vượt mức 10.000.000 đồng thì bạn phải nộp thuế nhập khẩu [đối với phần vượt mức].

Mỹ phẩm nhập khẩu chịu thuế suất bao nhiêu?

Thuế giá trị gia tăng nhập khẩu mỹ phẩm là 10% trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Thuế nhập khẩu mỹ phẩm sẽ được phân loại cơ bản thành hai nhóm là thuế nhập khẩu ưu đãi và ưu đãi đặc biệt [Loại có xuất xứ theo hiệp định thương mại tự do].

Mỹ phẩm nhập khẩu là gì?

Mỹ phẩm nhập khẩu được định nghĩa là một chất, hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người như: da, tóc, lông, môi, răng… để làm thơm, sạch, thay đổi diện mạo, điều chỉnh mùi cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt nhất.

Hãng mỹ phẩm nhập khẩu cần giấy tờ gì?

Nhập khẩu mỹ phẩm thì không cần phải xin giấy phép nhập khẩu nhưng phải làm thủ tục công bố mỹ phẩm với sở y tế. Cần lưu ý thông tin hàng hóa trên các chứng từ như Invoice, Packing List, tờ khai hải quan… cần thống nhất với nội dung trên Giấy công bố.

Chủ Đề