Mục tiêu a.1 đánh giá thủ tục hành chính năm 2024

Mục đích: Rà soát, đánh giá toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần [sau đây gọi tắt là dịch vụ công trực tuyến] trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Công bố, công khai đầy đủ các thông tin về dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Yêu cầu: Thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ.

Phạm vi thực hiện: Rà soát, đánh giá toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh [cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã] đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Đối tượng thực hiện: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện rà soát, đánh giá toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý để đề xuất cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Nội dung: Thực hiện rà soát; lấy ý kiến của UBND các huyện, thành phố về danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Xây dựng báo cáo rà soát gồm: Các sở, ban, ngành xây dựng báo cáo gồm

Danh mục thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Danh mục thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu triển khai ngay việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong đó, chỉ ra nguyên nhân chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đồng thời đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để đảm bảo thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Thời gian báo cáo chậm nhất trong ngày 21/8/2023.

Phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến: Sở Thông tin và Truyền thông trên cơ sở đánh giá tổng thể hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và báo cáo rà soát thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Văn phòng UBND tỉnh, lựa chọn những dịch vụ công thiết thực, tần suất sử dụng cao gắn liền nhu cầu hàng ngày của người dân, doanh nghiệp, có đầy đủ các điều kiện để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến trước ngày 15/9/2023.

Theo đó, các cơ quan trong việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính có trách nhiệm theo quy định nêu trên.

Nội dung kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, việc rà soát, đánh giá được thực hiện theo các cách thức nào?

Theo khoản 2 Điều 24 Thông tư 02/2017/TT-VPCP quy định:

Quy trình rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
...
2. Tiến hành rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
Căn cứ vào nội dung Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, việc rà soát, đánh giá được thực hiện theo các cách thức sau:
a] Rà soát, đánh giá từng thủ tục hành chính
Cách thức rà soát, đánh giá đối với từng thủ tục hành chính cụ thể được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này.
b] Rà soát, đánh giá nhóm thủ tục hành chính
Nhóm thủ tục hành chính đưa vào rà soát, đánh giá là những thủ tục hành chính có liên quan đến cùng một đối tượng hoặc có liên quan trong quá trình giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
Cách thức rà soát, đánh giá đối với nhóm thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Thông tư này.
c] Rà soát, đánh giá theo chuyên đề
Cách thức rà soát, đánh giá theo chuyên đề được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Thông tư này.
d] Cơ quan rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác [nếu thấy cần thiết] để thu thập thông tin trong quá trình rà soát, đánh giá, cho ý kiến, tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá. Việc tổ chức lấy ý kiến các bên có liên quan có thể thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tham vấn hoặc các biểu mẫu lấy ý kiến.

Do đó, kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, việc rà soát, đánh giá được thực hiện theo các cách thức

- Rà soát, đánh giá từng thủ tục hành chính

- Rà soát, đánh giá nhóm thủ tục hành chính

- Rà soát, đánh giá theo chuyên đề

- Cơ quan rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác [nếu thấy cần thiết].

Mục tiêu của thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức [Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 63/2010/NĐ-CP].

Mục tiêu của cải cách hành chính là gì?

Mục tiêu tổng quát trong cải cách hành chính của tất cả các nước trên thế giới là hướng tới việc xây dựng một bộ máy hành chính gọn nhẹ hơn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn, hướng tới phục vụ tốt hơn các nhu cầu và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân và cả xã hội.

Việc tổ chức đánh giá tác động của thủ tục hành chính được tiến hành bởi ai?

Theo đó, cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính đã thực hiện tổ chức đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính theo theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục ...

Thủ tục hành chính do ai quy định?

Thủ tục hành chính phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành hoặc trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành; do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

Chủ Đề