Mục tiêu của chiến dịch truyền thông

Với sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng công nghệ, kéo theo đó là sự phát triển của các chiến dịch truyền thông, quảng cáo. Vậy Làm thế nào để có chiến dịch truyền thông hiệu quả?

Chiến dịch truyền thông là gì?

Chiến dịch truyền thông là việc doanh nghiệp nỗ lực trong quá trình tiếp thị nhằm hỗ trợ hoặc củng cố bằng việc sử dụng một hay là nhiều nền tảng truyền thông xã hội. Chiến dịch khác với hoạt động truyền thông hàng ngày, vì nó có thể đo lường và có mục tiêu truyền thông.

Các chiến dịch có thể là sự kiện, hoạt động xã hội hoặc bài đăng trên các trang mạng xã hội có cùng chung một chủ đề nhất định, nhằm hướng đến mục tiêu là truyền tải thông điệp đến khách hàng. Xét về lợi ích lâu dài, thì chiến lược truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng và khách hàng trung thành. Từ đó, sẽ gắn kết khách hàng với thương hiệu mà không mất chi phí quảng cáo.

Chiến lược truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng – Ảnh: Minh họa

Truyền thông sẽ cải thiện nhận thức về thương hiệu và tương tác của khách hàng trên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, còn giúp nâng cao chỉ số KPI, cải thiện mục tiêu kinh doanh, đo lường và phân tích kết quả bán hàng cho doanh nghiệp. 

Lợi ích từ chiến dịch truyền thông cho các doanh nghiệp

Chiến dịch truyền thông giúp tăng mức độ nhận diện

Nếu doanh nghiệp sử dụng các chiến lược quảng bá rời rạc với nhiều nội dung khác nhau sẽ khiến cho người đọc cũng như khách hàng tiềm năng sẽ bỏ qua một vài thông tin cần thiết. Mặt khác, nếu doanh nghiệp chú trọng tính nhất quán về nội dung, thông tin được nhắc lại trên các công cụ như truyền hình, báo, mạng xã hội… thường xuyên, điều này chắc hẳn sẽ giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Chiến dịch truyền thông giúp tăng mức độ nhận diện – Ảnh:Minh họa

Khi doanh nghiệp tích hợp nhiều chiến dịch trong một thông điệp sẽ khiến cho khách hàng nhìn nhận và hiểu rõ hơn về sản phẩm. Từ đó, nâng cao độ nhận diện thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ và tạo được niềm tin cho khách hàng. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia trong ngành nếu tích hợp tối thiểu 4 kênh kênh tiếp thị thì hiệu quả mà chiến dịch truyền thông mang lại sẽ cao hơn 300% so với tích hợp 1- 2 kênh.

Chiến dịch truyền thông giúp tiết kiệm nhân lực và chi phí

Quảng cáo sản phẩm bắt buộc doanh nghiệp phải bỏ thời gian và công sức để thiết kế video, hình ảnh, lên ý tưởng nội dung cho từng chiến dịch. Đặc biệt, khi áp dụng chiến dịch truyền thông, bạn chỉ cần đưa ra một concept phù hợp với văn hóa công ty, sau đó triển khai ở các kênh khác nhau như: Facebook, Instagram, Tik Tok Điều này sẽ tránh được việc cạn ý tưởng, trùng lặp ý tưởng. 

Ngoài ra, còn tận dụng được các ưu thế khác nhau của từng kênh mà doanh nghiệp muốn tiếp thị. Điều này sẽ giúp giảm chi phí và tiết kiệm được nguồn nhân lực, tăng doanh thu và bạn có thể dễ dàng chia sẻ nội dung từ trang này sang trang khác.

>>> VÌ SAO BẠN CẦN MỘT CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG?

Tăng độ tin tưởng của khách hàng

Với làn sóng công nghệ 4.0 khách hàng dễ dàng kiểm chứng thông tin mà doanh nghiệp quảng cáo thông qua các trang mạng xã hội. Và khách hàng hiện nay thì thường có xu hướng hoài nghi “sản phẩm này có tốt không?”. Doanh nghiệp có thể giải quyết hoài nghi đó của khách hàng một cách dễ dàng nhờ vào chiến lược truyền thông. 

Tăng độ tin tưởng của khách hàng – Ảnh: Minh họa

Khi doanh nghiệp đã xây dựng được chiến lược, thông điệp sẽ được gửi đến khách hàng một cách đồng nhất và xuyên suốt, thay vì bạn chạy quảng cáo rời rạc không có tính nhất quán. Từ đó, mức độ tin tưởng của khách hàng sẽ tăng lên, không còn nghi ngờ và quyết định mua và sử dụng sản phẩm. 

Một số lợi ích khác mà chiến dịch truyền thông mang đến cho doanh nghiệp

Chiến dịch truyền thông nhằm đưa thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng. Từ đó, tạo nên lượng khách hàng tiềm năng, nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp. Đồng thời, tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ, bền vững trên thị trường hiện nay. 

Ngoài những lợi ích thiết thực mang đến cho doanh nghiệp thì truyền thông tích hợp còn giúp cổ vũ, gắn kết nội bộ công ty, nâng cao tinh thần nhân viên. Để đảm bảo tính nhất quán trong xuyên suốt chiến dịch đòi hỏi các thành viên phải gắn kết với nhau để quá trình vận hành được trơn tru. Sau mỗi chiến dịch thành công sẽ mang đến hứng khởi và năng lượng cho nhân viên, từ đó sẽ cống hiến cho doanh nghiệp nhiều hơn nữa.

Tại sao doanh nghiệp cần chiến dịch truyền thông

Khi doanh nghiệp áp dụng chiến dịch sẽ giúp đạt được những mục tiêu ngắn hạn cho doanh nghiệp như cung cấp thông tin, nâng cao độ nhận biết, nhắc nhở khách hàng, thuyết phục người dùng. Ngoài ra, các chiến dịch còn giúp xác định được thông điệp, định vị khách hàng, xác định đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến

Chiến lược truyền thông giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã hướng đến – Ảnh: Minh họa

Bên cạnh đó, chiến lược truyền thông cũng được xem là một phần chiến lược thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần có chiến lược truyền thông rõ ràng vì nó sẽ định hướng cho hoạt động truyền thông. Đồng thời, cũng tạo được vị trí vững chắc trong nhận thức, suy nghĩ của khách hàng và giúp truyền tải được thông điệp đến khách hàng hiệu quả, nhanh chóng.

Chiến dịch truyền thông hiệu quả doanh nghiệp cần những gì?

Nghiên cứu và phân tích chiến dịch truyền thông

Đầu tiên doanh nghiệp cần phải xác định được đối tượng mục tiêu mà mình muốn hướng đến là ai, có thể là khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng đã quen thuộc với doanh nghiệp. Đối tượng truyền thông hướng đến có thể là một cá nhân hay một nhóm người. 

Chiến dịch truyền thông thành công cần phải đạt 2 mục tiêu đó là thay đổi hành vi và nhận thức của khách hàng. Do đó, điều cần làm là phân tích và nghiên cứu mục đích của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Nghiên cứu và phân tích chiến dịch truyền thông -Ảnh: Minh họa

Xác định được mục tiêu truyền thông là gì, nó có thể là cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trong quá trình xây dựng chiến lược cần tăng cường hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, từ đó thay đổi thái độ của họ. Và mục tiêu cuối cùng đó là thúc đẩy khách hàng đến hành động. 

Khi nghiên cứu và phân tích các chiến lược truyền thông chuẩn xác sẽ giúp doanh nghiệp thành công hơn trên thị trường.

Định hướng phát triển chiến dịch truyền thông

Sau khi đã tìm hiểu rõ thực trạng thương hiệu, tiếp theo là giai đoạn đưa ra các định hướng chiến lược truyền thông cụ thể.

Sau khi đã nghiên cứu và phân tích thực trạng của thương hiệu thì doanh nghiệp cần đi đến định hướng chiến dịch truyền thông một cách cụ thể.

Định hướng phát triển chiến dịch truyền thông – Ảnh: Minh họa

Cần lưu ý trong thiết kế thông điệp vì mục tiêu truyền thông đó là truyền tải thông điệp đến khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cần phải đưa ra một thông điệp hiệu quả, tạo được sự chú ý, từ đó thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng.

Tùy theo chiến lược truyền thông đã xây dựng, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp. Có 2 kênh truyền thông đó là gián tiếp và trực tiếp.

Xác định thời gian và nguồn lực cho chiến dịch

Thời gian của mỗi chiến lược truyền thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mục tiêu, nguồn lực…. Xác định được thời điểm và phân bố được nguồn lực hợp lý là yếu tố hàng đầu tác động đến thành công của truyền thông.

Để có được chiến dịch hiệu quả, tiết kiệm chi phí doanh nghiệp nên tìm cho mình một chuyên gia truyền thông có kinh nghiệm để tư vấn, cố vấn hoặc huấn luyện cho đội ngũ để có chiến lược truyền thông nhất quán, để lại nhiều ấn tượng trong lòng khách hàng. 

Chiến dịch truyền thông là một hình thức quảng bá mà các doanh nghiệp nên áp dụng, vì những lợi ích mà nó mang lại là rất lớn. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia truyền thông tận tâm và có nhiều kinh nghiệm thực chiến hãy liên hệ ngay chuyên gia Nguyễn Thu Len – Founder & CEO Len Nguyễn Media hoặc Hotline 090 377 2086 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp, nhanh nhất.

[Theo Len Nguyễn Media]

Mục tiêu truyền thông là 1 trong 3 mục tiêu quan trọng của 1 chiến dịch IMC, bên cạnh mục tiêu doanh thu và mục tiêu marketing. Đương nhiên, mục tiêu quan trọng nhất trong kinh doanh luôn là doanh thu, lợi nhuận, nhưng làm sao để tăng trưởng, bán được hàng thì phải tùy thuộc thực tế của từng nhãn hàng.

Và việc của người làm Marketing là phải tìm đúng mục tiêu cần truyền thông quan trọng của IMC bằng tư duy “Always start with WHY” – luôn tự hỏi vì sao mình cần triển khai chiến dịch này. Nói cách khác, việc đầu tiên bạn cần làm là đặt mục tiêu chuẩn SMART để làm kim chỉ nam, bàn đạp cho 1 chiến dịch IMC thành công.

Một chiến dịch truyền thông thường xoay quanh 4 mục tiêu, lần lượt tạo thành một tháp hình phễu, tương ứng với các giai đoạn trong quá trình mua hàng của khách hàng. Vì vậy, marketer cần đi từ trên xuống dưới xem doanh nghiệp mình đang gặp vấn đề ở phần nào, từ đó chọn ra mục tiêu mà chiến dịch truyền thông IMC cần giải quyết vấn đề đó.

1.  Category need [Nhu cầu về ngành hàng]

Trước tiên, hãy nhìn vào nhu cầu về ngành hàng nói chung. Nếu đối tượng mục tiêu của chiến dịch chưa có nhu cầu sử dụng ngành hàng mới mà doanh nghiệp kinh doanh, thì đây sẽ là mục tiêu của chiến dịch. Khi đó doanh nghiệp bạn sẽ là người tiên phong khai phá hoặc thúc đẩy phát triển ngành hàng mới này.

Cùng nhìn vào ngành hàng sữa non, gần đây xuất hiện xu hướng mới là các mẹ muốn dùng sữa non công thức để giải quyết bài toán 2 trong 1, vừa tăng sức đề kháng và đảm bảo đủ nguồn dưỡng chất cần thiết cho con. Mama sữa non Colos Multi định vị là dòng sữa non công thức đóng túi lần đầu tiên có mặt tại thị trường Việt – đối mặt với thử thách không nhỏ là phải educate [định hướng] khách hàng cách tiêu dùng sản phẩm, cạnh tranh trực tiếp với sữa bột công thức đóng lon đang bán mạnh trên thị trường.

Dự án Mama sữa non Colos Multi do Pharmaco triển khai

Trong trường hợp đối tượng của chiến dịch đã và đang là những người sử dụng loại sản phẩm này thì bạn có thể chuyển xuống mục tiêu dưới – Brand Awareness.

2. Brand awareness [ấn tượng về thương hiệu]

Khi người dùng đã có nhu cầu sử dụng sản phẩm nhất định, họ sẽ phải đứng trước vô vàn lựa chọn từ các nhãn hàng khác nhau. Nếu trên thị trường, thương hiệu của bạn vừa mới gia nhập hoặc đã tồn tại từ lâu nhưng còn nhiều người chưa biết đến, thì điều bạn cần làm là thực hiện một chiến dịch nâng cao mức độ nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm.

Hãy tập trung tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ về thương hiệu để khách hàng “biết mặt, nhớ tên”. Thậm chí, nếu họ đã quá quen với tên thương hiệu của bạn trước đây, nhưng giờ đã lãng quên khi mải chạy theo các thương hiệu mới hiện đại, bắt mắt hơn thì cần làm mới lại bao bì, nhận diện và triển khai chiến dịch để tung dòng sản phẩm này ra thị trường.

3. Brand attitude [thái độ với thương hiệu]

Một khi khách hàng đã nhận diện, sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, team marketing có thể thực hiện nghiên cứu về thái độ của khách hàng đối với thương hiệu.

Nếu kết quả nghiên cứu hay khảo sát cho thấy những người biết đến thương hiệu đang chưa có sự tin yêu, trung hay, thay tệ hơn là không có thiện cảm với nhãn hàng, team marketing cần lên kế hoạch triển khai chiến dịch truyền thông về brand attitude. Mục đích để khách hàng yêu quý brand hơn, từ đó mới có thể từng bước đưa sản phẩm đến “gần” hơn với họ và khiến họ trở thành khách hàng trung thành lâu dài.

Ngược lại, nếu sau khi nghiên cứu và khảo sát, brand thấy được những người biết đến thương hiệu đã có thiện cảm tốt, yêu quý brand rồi, thì có thể bỏ qua mục tiêu này và tiến đến mục tiêu cuối cùng trong phễu mục tiêu truyền thông.

Brand attitude - thái độ của khách hàng với thương hiệu

4. Brand purchase [Thúc đẩy mua hàng]

Nếu thương hiệu của bạn đã đạt được tất cả 3 mục tiêu trên, team marketing có thể xây dựng một chiến dịch tập trung để thúc đẩy ý định mua hàng của tệp khách hàng mục tiêu.

Các bạn chắc hẳn vẫn nhớ chiến dịch Share A Coke của Coca-Cola nhanh chóng “hạ gục” trái tim của rất nhiều bạn trẻ trên toàn thế giới. Đây không chỉ đơn thuần là một chiến dịch quảng bá thương hiệu Coca Cola trên toàn cầu mà đã đã thúc đẩy mạnh mẽ ý định mua hàng, tạo hiệu ứng lan truyền rộng khắp trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, chiến dịch “Share a coke” có tên “Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè” bắt đầu từ ngày 09/06/2014 và gây được tiếng vang rất lớn. Những chai Coca-Cola in tên người dùng đã trở thành cơn sốt, được giới trẻ yêu thích, săn lùng và trở thành hiện tượng được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội.

Nguyên tắc xác định mục tiêu truyền thông chuẩn SMART mới chỉ là 1 trên 6 bước cần thiết để lập kế hoạch cho 1 chiến dịch truyền thông tích hợp IMC hoàn chỉnh, sẽ được HLV Lê Phương Dung và HLV Hán Tạ Hà Anh chia sẻ tường tận từng bước tại khóa học online IMC plan của Học viện Marketing & Sales Y Dược MPG, khai giảng chủ nhật 29/8/2021.

Khóa học IMC Plan

Link tham khảo: //khoahoc.pharmaco.com.vn/

Nguồn: CEO Lê Phương Dung

---------------------------------------------

Video liên quan

Chủ Đề