Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học mới singapore

Singapore có sự khởi đầu từ một làng chài ven biển, nhưng chỉ trong vòng nửa thế kỷ các đã phát triển thành một trong các nước nền kinh tế và giáo dục đứng đầu Châu Á. Chúng ta đã biết Hệ thống Giáo dục Singapore có tính chất toàn cầu, vậy hãy cùng tìm hiểu những triết lý giáo dục hiện đại của Singapore là gì?

Triết lý giáo dục hiện đại của Singapore

1. Triết lý giáo dục hiện đại của Singapore:

Trong bài phát biểu nhân ngày Quốc khánh của Singapore [24 - 8 - 2004] Thủ tướng Lý Hiển Long đã đề cập đầu tiên về mục đích cải thiện công tác giảng dạy và chất lượng học tập của đất nước. Sau đó được Bộ Giáo dục Singapore đưa ra chủ trương “Dạy ít, học nhiều” vào năm 2005. Ông muốn các nhà giáo dục “dạy ít hơn để học sinh học được nhiều hơn”, nhằm tạo ra một hệ thống giáo dục sáng tạo, khả năng tư duy tích cực và nguồn cảm hứng học tập suốt đời. Ý tưởng này lấy cảm hứng từ tầm nhìn của Singapore về “Trường học tư duy, quốc gia học tập” năm 1997. Triết lý giáo dục được áp dụng bằng cách giáo viên phải sắp xếp lại các giáo trình dạy một cách phù hợp, vừa truyền tải đủ kiến thức cơ bản vừa tạo được môi trường để các em tự mày mò nghiên cứu và thực hành những gì được dạy.

Những buổi học không còn khô khan như trước kia, học sinh bắt đầu chủ động hơn trong quá trình học, khám phá các thí nghiệm, được trải nghiệm những thực tế và tăng tính tương tác giữa học sinh và giáo viên.

Triết lý giáo dục hiện đại của Singapore

Xem thêm: Độ tuổi nào đi du học Singapore là phù hợp?

2. Hiệu quả việc áp dụng triết lý giáo dục hiện đại của Singapore:

Bộ Giáo dục Singapore phổ biến cho học sinh danh sách “các kỹ năng của thế kỷ XXI”, trong đó có những kỹ năng mềm như tự nhận thức và có trách nhiệm những quyết định đưa ra. Singapore cũng đặt mục tiêu giảm sự chú trọng vào các kỳ thi để hạn chế căn bệnh thành tích. Bộ Giáo dục cũng quyết định sẽ thay đổi việc đánh giá học sinh bậc tiểu học và bậc trung học kể từ năm 2019. Do đó, học sinh cấp 1 - 2 được giảm thi cử, không đánh giá xếp hạng trong lớp và các điểm số khác trong học bạ. Bên cạnh đó, chiến dịch “Cuộc sống ngoài điểm số” cũng được bắt đầu để giúp các bậc phụ huynh bớt chú trọng vấn đề điểm số, giảm áp lực học tập cho con em của mình.

Thành quả việc áp dụng các chương trình giáo dục linh hoạt, hiệu quả đã giúp học sinh Singapore đạt được những thành tích nổi bật như đứng ngôi vị quán quân trong bảng xếp hạng của Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế [PISA] về kết quả các bài thi toán học, đọc hiểu và khoa học [năm 2016]. Bảng xếp hạng này được tiến hành 3 năm 1 lần, dựa theo kết quả các bài kiểm tra dành cho học sinh lứa tuổi 15, thuộc 70 quốc gia trên thế giới.

Giáo sư Lee Sing Kong - Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu giáo dục quốc gia Singapore cho biết sự thành công của hệ thống ngành giáo dục Singapore là đặt ra mục tiêu ban đầu rõ ràng. Sau đó phải liên tục bám sát môi trường thực tế để phù hợp với các kỹ năng và yêu cầu việc làm trong thời đại mới. Bộ Giáo dục cũng nhấn mạnh đầu tư vào việc phát triển đội ngũ giáo viên và lãnh đạo nhà trường, đảm bảo đạo đức nghề nghiệp, giàu kinh nghiệm.

Xem thêm: Du học hè Singapore cho trẻ em

Trong suốt quá trình du học tại một vùng đất mới, Open Minds sẽ giúp tất cả các bạn nhỏ chuẩn bị đầy đủ về hành trang, tâm lý và sự tự tin để quá trình học tập được diễn ra một cách suôn sẻ nhất. Chúng tôi sẽ luôn theo sát, hỗ trợ mọi khó khăn của các em bạn trong suốt thời gian theo học tại trường.

Với sự minh bạch trong việc cung cấp các thông tin về khóa học; sự cầu tiến, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ và sự tận tâm trong việc chăm sóc, giúp trẻ giải quyết mọi khó khăn khi du học. Với phương châm “Niềm vui của con bạn là sự hạnh phúc của đội ngũ chúng tôi”, Open Minds luôn là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ du học tốt nhất hiện nay với bề dày hơn 29 năm kinh nghiệm, chúng tôi đã hoàn tất hơn 3000 bộ hồ sơ du học ở khắp các quốc gia trên thế giới.

Có thể nói, bất cứ hành trình du học nào cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, nhưng tất cả sẽ được giải quyết khi bạn quyết định lựa chọn Open Minds là nơi cung cấp dịch vụ du học. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc của bạn nhé!

Hotline: 0909.014.930 [Ms.Châu]

Singapore cung cấp nhiều trường học khác nhau cho mọi lứa tuổi và khả năng học tập, từ tiểu học đến đại học. Có nhiều con đường khác dẫn đến bằng đại học hoặc công việc. Tuy nhiên, những bước đi đầu tiên vào hệ thống giáo dục ở Singapore thường bắt đầu với mẫu giáo. Trẻ em Singapore đi học mẫu giáo đến năm 6 tuổi, chuẩn bị cho bậc học tiểu học. 

Giáo dục Mầm non:

Giáo dục mầm non là một khía cạnh thiết yếu của hệ thống giáo dục ở Singapore. Ở trường mầm non của Singapore, trẻ em học cách phát triển kỹ năng viết và viết cơ bản, cũng như kỹ năng xã hội, sự sáng tạo và các hoạt động thể dục. Đồng thời sẽ được học hai thứ tiếng [thường là tiếng Anh hoặc tiếng Trung, tiếng Malay, hoặc tiếng Tamil]. Các trường mẫu giáo địa phương tuân thủ năm thời gian học bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 11, với kỳ nghỉ hè kéo dài một tháng vào tháng 6. 

Giáo dục Tiểu học:

Từ năm 7 tuổi trở đi, trẻ em đi học tiểu học, bao gồm khóa học 4 năm và giai đoạn định hướng 2 năm. Mục tiêu của giai đoạn này của hệ thống giáo dục ở Singapore là dạy cho trẻ những kỹ năng toán học cơ bản, giúp trẻ em nắm vững tiếng Anh và nâng cao kiến ​​thức về tiếng mẹ đẻ.

Các trường tiểu học rất khác nhau về chương trình giáo dục và các hoạt động ngoại khóa mà họ cung cấp. Điều quan trọng để lựa chọn trường tiểu học ở Singapore là xem xét về sở thích của con trẻ và xem liệu trường được chọn có phù hợp với những sở thích đó hay không. Một số trường tập trung vào các môn thể thao, những trường khác có thể tập trung về nghệ thuật, hoặc câu lạc bộ xã hội.

Các trường Phổ thông cơ sở

Các trường phổ thông cơ sở tại Singapore được nhà nước tài trợ, trợ giúp hoặc có thể hoạt động độc lập. Học sinh phải học từ 4 đến 5 năm ở chương trình phổ thông cơ sở dưới 2 hệ: hệ đặc biệt [Special], cấp tốc [Express] hoặc hệ bình thường [Normal]. Hệ đặc biệt và cấp tốc kéo dài trong 4 năm nhằm chuẩn bị cho các em thi lấy bằng GCE ‘O’ Level. Học sinh theo học hệ bình thường có thể học chương trình văn hóa hay chuyên ngành kỹ thuật. Cả hai chương trình này đều chuẩn bị cho các em thi lấy bằng GCE ‘N’ Level sau 4 năm học và sau khi kết thúc chương trình này, học sinh học thêm một năm nữa để thi lấy bằng GCE ‘O’.

Chứng chỉ GCE “O” Level [General Certificate of Education Ordinary Level]: là một đánh giá cấp quốc gia phối hợp tổ chức của Bộ Giáo dục Singapore và Đại học Cambridge, được tổ chức vào tháng 3 hàng năm tại đảo quốc sư tử. Bằng cấp này được xem như là một trong những yêu cầu đầu vào để vào trường bách khoa của chính phủ, “Junior college”,  và của nhiều tổ chức giáo dục khác. Các môn học chính bao gồm: tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa và tiếng Hoa.

Chứng chỉ GCE “N” Level [General Certificate of Education Normal Level]:  kỳ thi này gồm 2 phân ngành văn hóa và kỹ thuật N[Academic] và N[Technical].

Chương trình giáo dục phổ thông cơ sở bao gồm các môn Anh ngữ, tiếng bản xứ, toán, khoa học và nhân văn. Vào năm thứ 3 bậc phổ thông cơ sở, các em học sinh chọn môn phụ cho mình tùy thuộc vào phân ban các em học như nghệ thuật, khoa học, thương mại hay chuyên ngành kỹ thuật. 

Các trường Trung học/ dự bị đại học

Sau khi hoàn thành kỳ thi “O” Level với kết quả tốt, sinh viên cso thể học dự bị đại học trong 2 năm tại các trường gọi là “Junior college”, cuối khóa dự bị đại học sinh viên sẽ phái thi lấy chứng chỉ GCE “A” Level, sau đó nộp đơn vào học tiếp chương trình cử nhân tại các trường đại học công lập.

Sinh viên nước ngoài muốn được nhận vào chương trình dự bị đại học phụ thuộc vào việc còn chỗ hay không.

Chứng chỉ GCE “A” Level [General Certificate of Education Advance Level: [tương đương với chương trình lớp 11, 12 tại Việt Nam] đây được xem là tấm vé để vào các trường đại học công lập tại Singapore hoặc các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Tùy vào đẳng cấp, uy tín và yêu cầu của từng trường đại học và chuyên ngành học, yêu cầu kết quả A level của học sinh khác nhau. 

Học dự bị đại học – Junior College [JC]:

Sau khi hoàn thành kì thi chứng chỉ GCE ‘O’, học sinh có thể nộp đơn vào các trường gọi là “junior college” cho một khoá học 2 năm hoặc các viện học tập trung cho một khoá học 3 năm dự bị đại học. Chương trình gồm hai môn bắt buộc: Viết luận đại cương và tiếng mẹ đẻ. Cuối một khoá dự bị đại học, sinh viên phải thi lấy chứng chỉ GCE ‘A’ [Advanced] 

Các trường Bách khoa – Polytechnics:

Các trường Bách khoa được thành lập tại Singapore để cung cấp cho sinh viên chương trình theo hướng thực hành ở bậc cử nhân. Một số trường Bách khoa tại Singapore:

– Trường BK Nanyang

– Trường BK Ngee Ann

– Trường BK Republic

– Trường BK Temasek.

Các trường này cung cấp hàng loạt các khoá học như là kỹ thuật, kinh doanh, thông tin đại chúng, thiết kế và giao tiếp thông tin. Cũng có các khoá học chuyên ngành như là nhãn khoa, kỹ thuật hàng hải, đại dương học, y tá, giáo dục tiểu học và điện ảnh cho những ai muốn theo đuổi một nghề nghiệp cụ thể.

Sinh viên tốt nghiệp từ những trường Bách khoa này được các nhà tuyển dụng ưa thích bởi những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với nền kinh tế mới. 

Các viện giáo dục kỹ thuật – Institute of Technical Education [ITE]:

ITE là một lựa chọn sau giáo dục phổ thông cho những ai muốn phát triển kỹ năng kỹ thuật và kiến thức trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Bên cạnh việc cung cấp những khoá học chính quy và các chương trình thực tập cho những học sinh tốt nghiệp trung học, ITE còn cung cấp những chương trình giáo dục chuyển tiếp cho những người đã đi làm.

Các trường đại học trong hệ thống giáo dục của Singapore

Có 3 trường đại học nổi bật tại Singapore:

– Đại học quốc gia Singapore [NUS]

– Đại học kĩ thuật Nanyang [NTU]

– Đại học quản lý Singapore [SMU]

Các trường đại học trong hệ thống giáo dục của Singapore

Các trường này cung cấp hệ thống giáo dục toàn diện với bằng cấp được quốc tế công nhận, có cơ hội về học bổng và nghiên cứu sau đại học cũng có sẵn cho sinh viên sau tốt nghiệp. 

Các trường đại học quốc tế tại Singapore:

Ngoài các trường địa phương, các trường đại học cấp quốc tế đã góp phần nâng cao đẳng cấp và phạm vi giáo dục cấp trên phổ thông ở Singapore. Một số trường đại học quốc tế hàng đầu đã hợp tác với các trường đại học trong nước để đặt trụ sở tại Singapore như:

– Viện công nghệ Gor – Viện Logistic, Châu Á – Thái Bình Dương.

– Trường ĐH Jonhs Hoopin của Singapore – Johns Hopkins Singapore

– Viện công nghệ Massachuset [MIT] – hợp tác Singapore – MIT

– Trường ĐH Shanghai Jiao Tong

– Trường ĐH Stanford – hợp tác Singapore – Standford

– Trường ĐH Wharton thuộc ĐH Pennsylvania – Trung tâm nghiên cứu SMU Wharton

– Trường ĐH Kỹ thuật Eindhoven [Đức] – Trường ĐH khoa học và kỹ thuật Muenchen [Đức]

Page 2

GIỚI THIỆU THÀNH LẬP CÔNG TY DU HỌC EDUWIN

Hiện nay, mạng công nghệ của thế giới đã phát triển vượt bậc, giúp cho việc kết nối giữa các nước được gần hơn bao giờ hết. Các bạn trẻ đã trở nên mạnh dạn, tự tin để vươn mình ra xa hơn, tiếp cận được nền giáo dục tân tiến nhất, nhằm giúp các em vững vàng hơn không chỉ về mặt kiến thức, mà còn hoàn thiện hơn về nhiều kỹ năng sống, trở thành một công dân toàn cầu, giúp ích  cho bản thân, gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, mạng công nghệ phát triển, cũng sẽ đồng nghĩa với việc các em tiếp cận với quá nhiều thông tin, ngành học, trường học cũng như đất nước. Rất nhiều em bị lúng túng trước quá nhiều thông tin. Ngoài ra, các em còn thiếu nhiều sự hỗ trợ đúng đắn về chọn ngành học phù hợp nhất cho bản thân mình. Sự chọn lựa sai về ngành nghề sẽ dẫn đến việc thiếu tự tin khi bước vào môi trường làm việc. Hiển nhiên, việc chọn lựa học bổng, trường học cũng như một đất nước phù hợp với năng lực học tập, năng khiếu và tài chính là một việc vô cùng quan trọng. Đội ngũ  tư vấn của Công Ty Tư Vấn Du Học EduWin với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, và trên 10 năm làm việc về giáo dục, đạt nhiều giải thưởng và tín nhiệm trong lĩnh vực du học, giáo dục, chắc chắn sẽ mang lại sự hài lòng và tin tưởng nhất cho các em học sinh cũng như quý phụ huynh.

Tầm nhìn:

Đối với học sinh:

-Tư vấn tận tâm để các em có chọn lựa chương trình học đúng nhất khi đi du học.

- Hỗ trợ các em tìm được nhiều học bổng tại các nước

- Tư vấn cho các em có được những kiến thức, kỹ năng khi học tập tại nước ngoài để các em hạn chế Sốc văn hóa, hòa nhập vào môi trường mới sớm nhất có thể để việc học tập cũng như những trải nghiệm du học được ý nghĩa và hiệu quả nhất.

- Định hướng cho các em về cơ hội thực tập trong quá trình học, cũng như cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường để các em có những hành trang chuẩn bị được tốt nhất cho công việc của mình.

- Hỗ trợ, động viên chu đáo cho các em trong suốt quá trình học tập.

Đối với phụ huynh:

-Tư vấn chu đáo cho các phụ huynh về những chương trình học, cơ hội việc làm cho học sinh khi đi du học.

- Tư vấn cho phụ huynh hồ sơ xin thị thực đi cùng hoặc đi thăm cũng như dự lễ tốt nghiệp của các em trong suốt quá trình học tập.

- Hỗ trợ cho phụ huynh về mặt tinh thần cũng như các kiến thức du học trước, trong cũng như sau khi các em đi học.

-Là cầu nối vững chắc giữa nhà trường và học sinh để việc học tập của các em đạt được lợi ích tối đa.

Đối với các đối tác:

-Tìm hiểu kỹ thông tin về các trường đối tác và chỉ tiến hành hợp tác khi biết chắc rằng các trường mang lại không chỉ chất lượng học tập, hoạt động ngoại khóa mà còn những dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên, học sinh quốc tế phải thật sự tốt.  

- Luôn cập nhật những thông tin mới nhất các các trường để tư vấn cho các em những lợi ích cao nhất.

-Tư vấn kỹ lưỡng cho học sinh về trường và chỉ tuyển sinh các em có mong muốn đi học tập đúng đắn.

- Luôn phấn đấu làm việc một cách chuyên nghiệp để mang lại sự hài lòng nhất cho các trường.

Đối với nhân viên:

- Tạo môi trường làm việc thoải mái, năng động, và phát huy hết năng lực của nhân viên.

- Cung cấp cho nhân viên đầy đủ các khóa đào tạo về chương trình, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, tận tâm.

- Tạo điều kiện cho nhân viên những cơ hội thăm quan các trường ở nước ngoài, giúp cho nhân viên có kiến thức, trải nghiệm thực tế để tư vấn chính xác nhất cho học sinh.

Khẩu hiệu hoạt động:  Brighten your life- Du học EduWin mong muốn mang lại những cơ hội học tập, trải nghiệm du học tốt nhất cho các em, để các em có được tương lai tốt đẹp nhất có thể.

Trân trọng,

 

Giám Đốc

Phan Thị Mỹ Hạnh

Page 3

GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI CANADA

Canada [phiên âm tiếng Việt: Ca-na-đa; phát âm tiếng Anh: /ˈkænədə/], là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Về phía nam, Canada giáp với Hoa Kỳ liền kề; về phía tây bắc, Canada giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ. Ở phía đông bắc của Canada là đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch. Ở ngoài khơi phía nam đảo Newfoundland của Canada có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp. Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới.

Nhiều dân tộc Thổ dân cư trú tại lãnh thổ nay là Canada trong hàng thiên niên kỷ. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 15, người Anh và người Pháp thành lập các thuộc địa trên vùng duyên hải Đại Tây Dương của khu vực. Sau các xung đột khác nhau, Anh Quốc giành được rồi để mất nhiều lãnh thổ tại Bắc Mỹ, và đến cuối thế kỷ 18 thì còn lại lãnh thổ chủ yếu thuộc Canada ngày nay. Căn cứ theo Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh vào ngày 1 tháng 7 năm 1867, ba thuộc địa hợp thành thuộc địa liên bang tự trị Canada. Sau đó thuộc địa tự trị dần sáp nhập thêm các tỉnh và lãnh thổ.

Canada là một nền dân chủ đại nghị liên bang và một quốc gia quân chủ lập hiến, Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Canada là một thành viên của Thịnh vượng chung các quốc gia. Canada là quốc gia song ngữ chính thức [tiếng Anh và tiếng Pháp] tại cấp liên bang. Do tiếp nhận người nhập cư quy mô lớn từ nhiều quốc gia, Canada là một trong các quốc gia đa dạng sắc tộc và đa nguyên văn hóa nhất trên thế giới, với dân số xấp xỉ 35 triệu người vào tháng 12 năm 2012. Canada có nền kinh tế tiến bộ và đứng vào nhóm hàng đầu thế giới, kinh tế Canada dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và hệ thống thương mại phát triển cao. Canada có quan hệ lâu dài và phức tạp với Hoa Kỳ, mối quan hệ này có tác động đáng kể đến kinh tế và văn hóa của quốc gia.

Canada là một quốc gia phát triển và nằm trong số các quốc gia giàu có nhất trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu người cao thứ tám toàn cầu, và chỉ số phát triển con người cao thứ 11. Canada được xếp vào hàng cao nhất trong các so sánh quốc tế về giáo dục, độ minh bạch của chính phủ, tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt, và tự do kinh tế. Canada tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và liên chính phủ về kinh tế: G8, G20, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Canada là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO].

Kinh Tế

Ngân hàng Canada là ngân hàng trung ương của quốc gia. Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Công nghiệp sử dụng hệ thống cục Thống kê Canada để lập kế hoạch tài chính. Sở giao dịch chứng khoán Toronto là sở giao dịch chứng khoán lớn thứ bảy trên thế giới với 1.577 công ty niêm yết vào năm 2012. Canada là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới, với GDP danh nghĩa năm 2012 là khoảng 1,82 nghìn tỷ đô la Mỹ.Đây là một thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế [OECD] và G8, và là một trong mười quốc gia mậu dịch đứng đầu thế giới, với một nền kinh tế toàn cầu hóa cao độ.Canada có một nền kinh tế hỗn hợp, xếp hạng trên Hoa Kỳ và hầu hết các quốc gia Tây Âu về chỉ số tự do kinh tế của Heritage Foundation [Tổ chức Di sản], và trải qua bất bình đẳng thu nhập ở mức tương đối thấp.Năm 2008, lượng hàng hóa nhập khẩu của Canada có giá trị trên 442,9 tỷ CAD, trong đó 280,8 tỷ CAD bắt nguồn từ Hoa Kỳ, 11,7 tỷ CAD bắt nguồn từ Nhật Bản, và 11,3 tỷ CAD bắt nguồn từ Anh Quốc. Vào năm 2008 quốc gia này thặng dư đến 46,9 tỷ CAD.

Kể từ đầu thế kỷ 20, sự phát triển của các ngành chế tạo, khai mỏ, và các lĩnh vực dịch vụ đã chuyển đổi Canada từ một nền kinh tế nông thôn mức độ lớn sang nền kinh tế đô thị hóa, công nghiệp. Giống như nhiều quốc gia phát triển khác, ngành công nghiệp dịch vụ chi phối kinh tế Canada, cung cấp việc làm cho khoảng ba phần tư lực lượng lao động toàn quốc.Tuy nhiên, Canada có sự khác biệt về tầm quan trọng của khu vực sơ khai, mà trong đó các ngành đốn gỗ và dầu mỏ là hai trong số các thành phần nổi bật nhất.

Canada là một trong vài quốc gia phát triển xuất khẩu ròng năng lượng.Canada Đại Tây Dương có các mỏ khí đốt ngoài khơi rộng lớn, và Alberta cũng có các tài nguyên dầu khí lớn. Các mỏ cát dầu Athabasca và các tài sản khác khiến Canada sở hữu 13% trữ lượng dầu toàn cầu, và lớn thứ ba trên thế giới, sau Venezuela và Ả Rập Saudi.Canada cũng là một trong các quốc gia lớn nhất về cung cấp nông sản trên thế giới; Các thảo nguyên Canada là một trong những nơi sản xuất có tầm quan trọng toàn cầu nhất về lúa mì, cải dầu, và các loại hạt khác. Các mặt hàng tài nguyên tự nhiên xuất khẩu chính của nước Canada là thiếc và urani, và quốc gia này cũng là nhà xuất khẩu hàng đầu về nhiều loại khoáng sản khác như vàng, niken, nhôm, thép, quặng sắt, than cốc, và chì.Tại nhiều thị trấn tại bắc bộ Canada, nơi mà nông nghiệp gặp khó khăn, kinh tế của họ dựa vào các mỏ khoáng sản lân cận hoặc các nguồn gỗ. Canada cũng có một ngành chế tạo tương đối lớn tập trung tại nam bộ Ontario và Québec, các ngành công nghiệp quan trọng đặc biệt gồm có ô tô và hàng không.

Đại diện chính phủ của Canada, México, và Hoa Kỳ ký vào Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ [NAFTA] vào năm 1992.

Sự hội nhập của kinh tế Canada với Hoa Kỳ tăng lên đáng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiệp định Mậu dịch các sản phẩm ô tô [APTA] năm 1965 mở cửa biên giới cho mậu dịch trong ngành sản xuất ô tô. Trong thập niên 1970, các mối quan tâm về sự độc lập năng lượng và sở hữu ngoại quốc trong lĩnh vực chế tạo thúc đẩy chính phủ Tự do của Thủ tướng Pierre Trudeau ban hành Chương trình Năng lượng quốc gia [NEP] và Cơ quan Đánh giá đầu tư nước ngoài [FIRA]. Trong thập niên 1980, Thủ tướng Brian Mulroney thuộc Đảng Cấp tiến Bảo thủ đã bãi bỏ NEP và đổi tên FIRA thành cơ quan "Đầu tư Canada", nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài.Hiệp định Thương mại tự do Canada – Hoa Kỳ [FTA] năm 1988 đã loại trừ thuế quan giữa hai quốc gia, trong khi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ [NAFTA] mở rộng thành một khu vực bao gồm cả México vào năm 1994. 

Page 4

Đừng bỏ lỡ cơ hội học MBA tại Gonzaga University ngon bổ rẻ

Du học Mỹ - Cơ hội học bổng toàn phần 100% cho 4 năm từ trường Đại học Elmhurst...

Trường Đại học George Mason - Virginia, Mỹ

Lý do nhiều bạn chọn học tại trường Đại học Louisiana State University...

Lý do vì sao bạn nên học ngành Nursing tại trường Đại học Adelphi?...

Du học Mỹ - Học bổng $100.000 từ trường Đại học Saint Joseph’s College of Maine...

Ngành Entreneurship tại đại học UTAH - Lựa chọn hoàn hảo cho những nhà khởi nghi......

Du học Mỹ - Đón đầu xu hướng với Ngành Thú Y tại trường đại học Louisiana...

Sức hút ngành Tài Chính tại trường đại học Adelphi tọa lạc tại thành phố Garden ......

Trường Đại học Dayton miền đất hứa cho tấm bằng Thạc Sĩ danh giá Ngành Tài Chính...

Trường University of the Pacific – Best in the West

Cơ hội rút ngắn thời gian học ngành Nha tại trường đại học Pacific dành cho học ......

Tại sao nên chọn học ngành Tài chính - Kế toán tại trường Đại học Gonzaga?...

Chỉ với $12,500USD/ năm các bạn đã được học tại một trường đại học tốt tại Mỹ...

Học bổng nghìn năm có một tại trường đại học danh tiếng University of The Pacifi......

Du học Mỹ - Cùng tìm hiểu ngành dược tại trường Đại học Illinois thuộc Chicago...

Tại sao nên học dược tại trường Đại học Mississippi,Mỹ

Du học Mỹ -Trường University of the Pacific [UOP] được mạnh danh là Best in the ......

Saint Louis University - Học bổng lên tới 120,000 USD từ trường đại học top #103......

Du học Mỹ phụ huynh và các em nên chọn thành phố lớn hay thành phố nhỏ?...

Vì sao nên chinh phục vũ trụ cùng ngành Aerospace Engineering tại trường đại học......

Tiểu bang Utah, Mỹ điểm đến của nhiều sinh viên với những cái nhất...

Trường Braemar College –là một trong những trường trung học phổ thông tư thục hà......

Chương trình Trung học tại Mỹ - Bước đệm tuyệt vời cho tương lai...

Thông tin học bổng tại các trường đại học hàng đầu nước Mỹ...

Trường Braemar College là một trong những trường trung học hàng đầu Toronto, Can......

Trường đại học công lập đầu tiên của bang Vermont và lâu đời thứ #18 tại Hoa Kỳ ......

Cơ hội du học Đại học tại đất nước Châu Âu với học phí rất tiết kiệm chỉ 3.000EU......

Chàng trai từ chối học bổng 100% của Đại học Quốc gia Moscow, Nga để sang Mỹ chi......

Chương trình thạc sĩ ngành tài chính tại Mỹ với học phí dưới 1 tỷ...

Page 5

GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC HOA KỲ

Giáo dục Hoa Kỳ chủ yếu là nền giáo dục công do Chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương ở Hoa Kỳ điều hành và cung cấp tài chính. Việc giáo dục trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo mang tính chất bắt buộc. Một phần của giáo dục bắt buộc được thực hiện thông qua nền giáo dục công. Giáo dục công có tính chất phổ cập ở cấp tiểu học và trung học. Ở các cấp học này, hội đồng học khu gồm những thành viên được bầu chọn thông qua bầu cử ở địa phương đề ra chương trình học, mức độ hỗ trợ tài chính, và những chính sách khác. Các học khu có nhân sự và ngân sách độc lập, thường tách biệt khỏi các cơ cấu có thẩm quyền khác ở địa phương. Chính quyền các tiểu bang thường quyết định các tiêu chuẩn giáo dục và thi cử.

Vào năm 2000, Hoa Kỳ có 76,6 triệu học sinh và sinh viên theo học từ mẫu giáo cho đến sau đại học. Trong số này, có 72% số người trong độ tuổi từ 12 đến 17 được xem là học "đúng lớp đúng tuổi" [tức là đang theo học bậc phổ thông hoặc cao hơn]. Trong số những học sinh theo học bậc phổ thông, có 5,2 triệu [10,4%] theo học trong các trường tư thục. Hơn 85% dân số ở độ tuổi trưởng thành ở Hoa Kỳ hoàn thành chương trình trung học; 27% có bằng đại học hoặc bằng cấp cao hơn. Theo số liệu năm 2005 của Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ [U.S. Census Bureau], mức lương trung bình của một người tốt nghiệp từ một trường đại học hay viện đại học là hơn 51.000 đô la/năm, cao hơn 23.000 đô la so với mức lương trung bình của những người chỉ có bằng trung học.Có 98% dân số Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 15 trở lên biết chữ.Trẻ em có thể hoàn thành các yêu cầu giáo dục bắt buộc bằng cách theo học trong các trường công lập hay các trường tư thục do tiểu bang chứng nhận.Trong hầu hết các trường công lập và tư thục, giáo dục được chia thành ba cấp: tiểu học, trung học cơ sở, và trung học phổ thông. Trong hầu hết các trường ở các cấp học này, trẻ em được chia nhóm theo độ tuổi thành các lớp, từ mẫu giáo [kế đó là lớp 1] cho các em nhỏ tuổi nhất trong trường tiểu học cho đến lớp 12, lớp cuối cùng của bậc trung học. Độ tuổi chính xác của học sinh theo học các lớp này hơi khác nhau từ vùng này sang vùng khác. Giáo dục sau trung học thường được điều hành tách biệt với hệ thống các trường tiểu học và trung học.

Các cấp học

Hầu hết trẻ em Hoa Kỳ bắt đi học trong các cơ sở giáo dục công lập ở tuổi lên 5 hay 6. Năm học thường bắt đầu vào tháng 8 hay tháng 9, sau kỳ nghỉ mùa hè. Trẻ em được phân thành từng nhóm xếp theo năm học gọi là lớp [grade], bắt đầu với các lớp mầm non, sau đó là mẫu giáo, và tích lũy dần lên lớp 12. Ở mỗi lớp, trẻ em thường học cùng với nhau cho đến cuối năm học [vào tháng 5 hay tháng 6]. Tuy vậy, trẻ em chậm phát triển có thể ở lại lớp hay học sinh tài năng có thể học lên lớp nhanh hơn so với các bạn học cùng tuổi.

Nói chung, hệ thống giáo dục phổ thông Hoa Kỳ bao gồm 12 lớp tiểu học và trung học, học sinh học trong khoảng thời gian 12 năm học trước khi được tốt nghiệp và đủ điều kiện để vào học đại học.Sau khoảng thời gian trong nhà trẻ và trường mẫu giáo là 5 năm tiểu học.Sau khi hoàn thành 5 lớp ở trường tiểu học, học sinh vào học trường trung học để lấy bằng tốt nghiệp trung học [high school diploma] nếu hoàn thành chương trình học của tất cả 12 lớp.

Những học sinh nào hoàn thành trung học và muốn vào học trong một trường đại học hay viện đại học thì phải theo học chương trình bậc đại học. Những cơ sở giáo dục bậc đại học có chương trình học kéo dài 2 năm hoặc 4 năm trong một lĩnh vực cụ thể. Chương trình học như vậy gọi là chuyên ngành [major], bao gồm những môn học chính yếu hay những môn học đặc biệt.

Cấp học tiếp theo trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ là sau đại học. Sau khi có bằng đại học, công việc học tập tiếp theo có thể thực hiện ở hai mức. Một là học để lấy bằng thạc sĩ [master's degree] thông qua một khóa học chuyên sâu, tiếp tục chương trình đã học ở bậc đại học. Khóa học này kéo dài 2 năm. Bước tiếp theo là theo học để lấy bằng tiến sĩ. Thời gian tối thiểu để lấy bằng tiến sĩ là khoảng từ 3 năm đến 7 hay 8 năm tùy theo chuyên ngành và đề tài nghiên cứu cũng như năng lực của sinh viên.

Chính phủ Mỹ không trực tiếp công nhận hoặc chấp thuận các trường đại học như bộ GD-ĐT của Việt Nam vẫn làm. Thay vào đó, Bộ Giáo dục Mỹ chỉ là cơ quan xem xét và công nhận "các tổ chức đánh giá" là các tổ chức sẽ đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo và chương trình giáo dục. Theo TS Mark A.Ashwill - nguyên giám đốc Viện Giáo dục quốc tế Mỹ [IIE], có sự khác biệt lớn giữa phê duyệt và công nhận. Trong đó, được phê duyệt [approved] đơn giản chỉ là cho phép đơn vị đó hoạt động - việc này hoàn toàn do tiểu bang xem xét. Còn được công nhận [accredited] có nghĩa là cơ sở giáo dục được một cơ quan thuộc Bộ Giáo dục Mỹ công nhận. Đây mới là một quy trình đánh giá toàn diện, nghiêm ngặt. Các đơn vị đào tạo sẽ được kiểm tra về mọi mặt để xác nhận sự hoạt động của nó là có giá trị, cho ra những văn bằng có chất lượng. Ở Mỹ có 2 cơ quan công nhận [accrediting agencies] các tổ chức kiểm định là Bộ Giáo dục liên bang [USDE] và Hội đồng kiểm định GD đại học Mỹ [CHEA], trong đó USDE là cơ quan nhà nước và CHEA là cơ quan độc lập được các trường và các tổ chức kiểm định thừa nhận. Như vậy, hai cơ quan này không trực tiếp kiểm định các trường mà các trường kiểm định thông qua các tổ chức kiểm định. Uy tín nhất là 8 tổ chức kiểm định ở sáu vùng địa lý như vùng đông bắc, vùng phía nam, vùng phía tây; rồi đến 11 tổ chức cấp quốc gia như Hội đồng [HĐ] kiểm định giáo dục và đào tạo từ xa, HĐ kiểm định các trường cao đẳng và trung học dạy nghề; và 66 tổ chức chuyên môn nghề nghiệp như: HĐ kiểm định về điều dưỡng đại học, HĐ kiểm định về đào tạo giáo viên, Ủy ban Kiểm định nha khoa Mỹ. Các tổ chức này được hoặc USDE, CHEA hay cả 2 cơ quan này đồng công nhận. Cấp tiểu bang không ủy quyền hay cấp phép cho các tổ chức kiểm định. Tính đến thời điểm này, cả USDE và CHEA đều có cơ sở dữ liệu về các trường sau bậc trung học được kiểm định, với khoảng 7.700 trường và 18.700 chương trình đào tạo. Có những trường được cả 2 cơ quan này công nhận.

Các môn tự chọn

Ngoài các môn chính ra, nhiều trường trung học có nhiều khóa học tự chọn để học sinh theo học, mặc dù sự sẵn có của những khóa học như vậy tùy thuộc vào nguồn tài chính và chương trình học của từng trường cụ thể.

Các khóa học tự chọn thường là về các lĩnh vực sau:

  • Nghệ thuật thị giác [đồ họa, tạo hình, hội họa, nhiếp cảnh, điện ảnh]
  • Nghệ thuật trình diễn [kịch nghệ, trình diễn âm nhạc, hợp xướng, trình diễn nhạc giao hưởng, khiêu vũ]
  • Giáo dục công nghệ [mộc, cơ khí, sửa xe, thiết kế rô-bốt]
  • Máy tính [xử lý văn bản, lập trình, thiết kế đồ họa]
  • Thể thao [điền kinh, bóng bầu dục, bóng chày, bóng ném, bơi lội, quần vợt, thể dục dụng cụ, bóng đá, vật, v.v...]
  • Xuất bản [báo, tạp chí,...]
  • Ngoại ngữ [thường là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp; ít phổ biến hơn là tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Ả Rập, tiếng Hoa, tiếng Nhật...].

Nếu phụ Huynh và học sinh muốn nắm rõ hơn về chương trình thì hãy email hoặc gọi EduWin, EduWin sẽ hướng dẫn và tư vấn chi tiết chương trình nhé.

👉 Liên hệ tư vấn và làm hồ sơ:
💌 Email:
🌎 Website: www.eduwin.edu.vn
☎️ Hotline : 0909 391 795/ 0979 341 505

Video liên quan

Chủ Đề