Mười hai bến nước là gì năm 2024

Bài thơ ấy tôi nhận thực là hay: thực là chân tình, thực là điêu luyện. Người ở Tòa soạn tự tiện trả lời trong hộp thư một câu không được lịch sự mấy, nên từ đó tuyệt vô âm tín. Đến khi khỏi bệnh tôi đã tìm kiếm tác giả bài thơ đó nhiều lần, nhưng đều không được tin gì đích xác. Bóng chim tăm cá thật là đáng buồn vậy.

Nay tạ lòng tri âm, tôi xin trân trọng tặng người cuốn thơ này, là cuốn thơ tôi ưng ý nhất từ trước đến giờ. Mong người ở nơi chân trời nào đó vui lòng đón nhận tấm chân thành ấy.

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Thư giãn

Nguyễn Bính: Mười hai bến nước Nghe thêm các bài về Nguyễn Bính

Trang Phê Bình Văn Học – Thụy Khuê

Cõi nhớ Nguyễn Bính cũng lại khởi đi từ hồn thơ Tố Như:

Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dồn lại một ngày dài ghê [Kiều]

Nguyễn Bính:

Ví chăng nhớ có như tơ nhỉ Em thử quay xem được mấy vòng Ví chăng nhớ có như vừng nhỉ Em thử lào xem được mấy thưng! [Nhớ, 1936]

Bính đong, Bính đếm niềm nhớ như Nguyễn Du đã đong, đã lắc nỗi sầu. Để đo Nguyễn Du dùng ngày tháng. Để lường Nguyễn Bính dùng dây tơ. Nhưng trẻ tuổi, nóng tính, Bính không dằn được nhục cảm:

Anh ơi! Em nhớ em không nói! Nhớ cứ đầy lên cứ rối lên [Nhớ]

Nguyễn Bính đóng kịch cùng nhà văn Đoàn Giỏi [giả gái, phải] trong thời kháng chiến chống Pháp

Đó mới chỉ là nỗi nhớ có đôi phần sôi nổi, những định nghiã lý tính hay dục tính chưa nhuần lắm. Bài Chân quê, sâu lắng hơn, nhà thơ, đem nỗi nhớ chan lên những câu thơ không có nhớ:

Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? [Chân quê]

Tuyệt không một chữ nhớ, nhưng ở mỗi: nào đâu, là một vấn mình về nỗi nhớ, là một trách móc người yêu sao lại đánh mất y phục, đánh mất quá khứ, đánh mất chính mình.

Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thày u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều [Chân quê]

Nhà thơ không chỉ trách cô gái quê đi tỉnh đã học đòi mốt“khăn nhung quần lĩnh” làm mất hương thơm đồng nội đi, mà còn là lời cầu khẩn tha thiết của một người tình, gắn bó với gốc gác cội nguồn “van em em hãy giữ nguyên quê mùa”, và đào đến bản thân nỗi nhớ trong con người: trong thâm tâm, nhớ chính là cái mà mình đã mất, mình đã đánh mất, mình đã mất mình, mình bị tha hoá. Chân quê là bài thơ về tất cả những sự đánh mất mình, không chỉ xẩy ra ở thôn quê, với người con gái quê mà có thể xẩy ra cho bất cứ ai, bất cứ ở đâu.

Cho nên khi Hoài Thanh viện vào Chân quê để chê Nguyễn Bính nhà quê là đã không phải, rồi những người bênh vực Nguyễn Bính [Tô Hoài, Bùi Hạnh Cẩn, Đức Trấn, Nguyệt Hồ…] đưa ra lập luận: đây là Bản tuyên ngôn thơ của Nguyễn Bính chống lại các kiểu thơ lai căng, Âu hoá tới mức lộ liễu [ý nói thơ Xuân Diệu], cũng lại không phải nữa, vì năm 1936 cả Nguyễn Bính lẫn Xuân Diệu đều mới có thơ đăng báo, chưa nổi tiếng đến mức gây tranh luận.

Nhớ còn là một cảm tình, nó có khả năng lan rộng ra không gian, nối một địa điểm [như thôn Đông] với lòng người [thôn Đoài]:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười thương một người [Tương tư]

Thôn Đông và thôn Đoài là hai địa điểm, nhờ hai chữ ngồi nhớ chúng trở thành người. Rồi ngồi nhớ tạo nên một vũ trụ: vũ trụ tương tư, vũ trụ một chiều của lòng mong nỗi nhớ. Như vậy thôn Đông và thôn Đoài chỉ đứng làm cảnh cho Nguyễn Bính nói về niềm nhớ, chúng là quân cờ cho nỗi nhớ để nhà thơ thú nhận tình yêu của mình:

Gió mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng [Tương tư].

Nhưng tiền thân của nỗi nhớ là gì?

Là sự vắng mặt. Vắng mặt là bắt đầu, là bào thai, là xuất xứ của nỗi nhớ:

Vắng bóng cô em từ dạo ấy Để buồn cho những khách sang sông [Cô lái đò]

Và say là thuốc chữa bệnh nhớ:“Chén ứa men lành lạnh ngón tay” của Nguyễn Bính xứng đáng đứng cạnh “hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình” của Nguyễn Du.

Nguyễn Bính đã bắt được cơ nguyên của nỗi nhớ, những bài thơ hay của ông luôn luôn đi từ hai nguồn: Nhớ và Say. Và Huế là một địa điểm quan trọng trong đời Nguyễn Bính: từ Huế Nguyễn Bính vào Nam và dường như không trở lại Bắc nữa, cho đến 1954, Huế còn là một chuyển biến trong thơ Nguyễn Bính, từ thơ bạc mệnh sang thơ quan hoài.

Thơ quan hoài

Hiện nay chưa biết rõ Nguyễn Bính đi Nam lần đầu năm nào, có thể khoảng 1939, vì trong tập Lỡ bước sang ngang [in năm 40] có bài Lá thư về Bắc.

Theo Tô Hoài, trong Những gương mặt [nxbTác phẩm mới, 1988], thì “Quãng những năm 1940, đói rách quá, ở Hà Nội ăn bám anh em mãi không còn được, chúng tôi đành phải kéo nhau đi kiếm ăn nơi xa xôi. Lúc đầu đi ba người Nguyễn Bính, Vũ Trọng Can và tôi” [trang 110]. Bùi Hạnh Cẩn ghi Vũ Trọng Can và Nguyễn Bính, và thơ Nguyễn Bính cũng chỉ ghi có hai người:

Chúng tôi hai đứa xa Hà Nội Bốn tháng hình như kém mấy ngày. Lăn lóc có dư mười mấy tỉnh, Để rồi nằm mốc ở nơi đây. Thuốc lào hút mãi người ra khói, Thơ đọc suông tình hết cả say. Túi rỗng nợ nần hơn chúa Chổm, Áo quần trộm mượn, túng đồ thay. [Giời mưa ở Huế]

Vẫn theo Tô Hoài, ít lâu sau, Trọng Can và Tô Hoài trở về Hà Nội, Nguyễn Bính ở lại Huế và sau vào Sài Gòn. Trong thời gian ở Huế, Nguyễn Bính đã làm một số thơ tuyệt hay sau này tập hợp lại trong tập Mười hai bến nước.

Mười hai bến nước viết để tạ lòng một người tri âm vô danh vắng mặt. Nội dung tập hợp những bài, phần lớn làm ở Huế, nhớ về Hà Nội, trong khoảng thời gian 1941- 1942. Tập thơ khai trương và tổng kết quá khứ đau thương của một đời giang hồ, mà say và nhớ là hai biệt chất dựng nên thơ, cô đọng thành thơ, như thể cậu thanh niên hai mươi tuổi ấy, bỗng“một đêm mái tóc quá quan thay màu”, không những đã sống trọn đời này, mà còn sống lùi về dĩ vãng của đời trước. Huế xưa, Huế nay, Bính trẻ, Bính già, Bính say, Bính tỉnh, như thế nào thì Nhớ và say cũng trào lên nét bút như thế.

Nhà thơ thả hồn mình chia ba chia bẩy vào cõi nhớ của kiếp giang hồ.

Hơi thơ ở đây không giống những tập thơ khác, đặc cách và cổ kính hơn. Như thể chất tím Huế đã nhuộm vào thơ, nước sông Hương làm buốt hồn thơ.

Đến đây để “kiếm ăn” và cũng để trốn chạy chính mình, tìm xa niềm đau cũ:

Chiều nay tôi chắp tay tôi lại, “Đừng gặp người xưa nữa, lạy giời” [Hoa với rượu].

Xa đất Bắc, Nguyễn Bính đã viết những bài thơ tuyệt vời gửi cho người thân, gửi về dĩ vãng, như bài Hoa với rượu, Giời mưa ở Huế, Xuân tha hương, Một chiều say, Oan nghiệt… Đất thần kinh là nơi Nguyễn Bính chọn để đoạn tuyệt với những đớn đau, những oan nghiệt cũ của tình đời:

Giờ đây cha khóc mà thương nhớ Gửi vọng về con một chiếc hôn Tiền cha không đủ hoàn lương mẹ Còn lấy đâu mà nuôi nấng con?” [Oan nghiệt].

Vào Nam, Nguyễn Bính sáng tác nhiều khúc ngâm lữ thứ khác, giọng vẫn quan hoài, nhưng đã khác với giọng Huế, như Nửa đêm nghe tiếng còi tầu, Nam kỳ cũng gió cũng mưa, Bài hành phương nam, Đêm mưa đất khách… Nhưng tới Nam là tuyệt lộ rồi, không còn đi xa hơn được nữa:

Hỡi ơi! Trời đất vô cùng rộng Nào biết tìm đâu một mái nhà? Có như mắt Tịch xanh mà uổng Đất khách cùng đường ta khóc ta! Mưa mãi, mưa hoài, mưa bứt rứt Đêm dài dằng dặc, đêm bao la… [Đêm mưa đất khách, Sài Gòn, 1943]

Tất cả thơ quan hoài của Nguyễn Bính đều có giọng bi ca, nhưng gồm thâu được nhiều mối tơ, nỗi hận đất trời và tình người nhất là bài Một con sông lạnh.

Một con sông lạnh tuy không nổi tiếng như Tràng giang của Huy Cận hay Nguyệt cầm của Xuân Diệu, nhưng lớn lao, thơ mộng và sâu rộng hơn, âm thầm, lặng lẽ, đớn đau như thân phận Nguyễn Bính, một Tỳ bà say, mang tâm thức Hà nội hành hương vào Huế:

Chén sầu nghiêng giữa trường giang, Canh gà bên nớ giằng sang bên này. Khoan đàn, em hãy gắng say, Một đêm, chỉ một đêm nay thôi mà. Chúng tôi người bến sông xa, Giang hồ một chuyến về qua xứ này, Phiền em dăm bảy đường tay, Một con sông lạnh, vài giây tơ tằm.

…Rung rung ánh nến hoen vàng, Hơi men lắng xuống, tiếng đàn cao lên Ô, nàng chẳng phải là em Tôi nghe vó ngựa hoà Phiên, rõ ràng, Đừng em, quên đấy – thôi nàng Đất Hồ xa quá, nàng sang sao đành. Trời ơi, Hán Đế vô tình, Tôi xin đốt cả kinh thành ấy đi… Chưa say, em, đã say gì; Chúng tôi còn uống, còn nghe em đàn. …Rung rung ánh nến hoen vàng, Đôi giây nức nở muôn ngàn nhớ thương. Đôi giây như thể đôi đường… Em ơi, Hà Nội là phương hướng nào. Đêm tàn chẳng có chiêm bao, Đêm tàn có mấy chòm sao cũng tàn, Chén sầu đổ ướt trường giang, Canh gà bên nớ giằng sang bên này. Lạy giời, đừng sáng đêm nay, Đò quên cập bến, tôi say suốt đời, Chiêu Quân lên ngựa mất rồi… [Một con sông lạnh]

Khi vào Nam, Nguyễn Bính làm Tỳ bà truyện, dài 1548 câu, Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng sưu tập, đăng trong Việt nam thi nhân tiền chiến. Nhưng Một con sông lạnh, làm ở Huế, mới thực sự cô đọng hồn tỳ bà. Mọi rung động của Nguyễn Bính với người tài tử vang lên không gian, tan trong tiếng nhạc, loãng trong bầu khí mơ hồ, yêu ma, không thể có được ngoài trời Huế mù sương, nước sông Hương lạnh, say, đắm đuối:

Rung rung ánh nến hoen vàng, Hơi men lắng xuống, tiếng đàn cao lên Ô, nàng chẳng phải là em

Để rồi chìm khuất trong đáy say là nỗi nhớ không cùng, rứt ra rừ tiếng tơ ai oán:

Rung rung ánh nến hoen vàng Đôi giây nức nở muôn vàn nhớ thương.

Sự giằng co, chia cắt, bên ni, bên nớ của con người vô gia cư, không bến đỗ, lấy nhớ làm địa chỉ, lấy say làm chất bồi dưỡng tâm hồn. Mười hai bến nước còn là tập thơ tương tư quá khứ, là tâm sự của người “ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên”. Ngự viên xưa là vườn Thượng uyển, nay đã trở thành xóm nhà lá, thanh vắng rợn người:

Nhọc nhằn tiếng cú trong canh vắng Nhao nhác đàn dơi lúc đỏ đèn [Xóm Ngự Viên]

Đò Huế, sông Huế, trời Huế, mõ Huế, đàn Huế, những hiện tượng hữu hình được nhà thơ ẩn hoá đi, trong âm thanh và màu sắc, làm vang lên trong âm và ngữ, rồi lắng xuống, chìm đi, như chưa bao giờ hiện hữu:

Suốt giời không một điểm sao Suốt giời mực ở nơi nào loãng ra! Lửa đò trong cái giăng hoa, Mõ song giục giục, canh gà te te. Chừ đây, bên nớ bên tê, Sương thu xuống, gió thu về bồng bênh Đàn ai chừng đứt giây tình, Nổi lên một tiếng buồn tênh rồi chìm [Lửa đò]

Nghệ thuật làm nhoè hiện tại, xoá hiện hữu, đẩy chúng đi xa, làm chúng vắng mặt đi, chính là nghệ thuật tạo sầu, nuôi tương tư, trong môi trường say, môi trường xót xa tuyệt vọng của Nguyễn Bính:

Cúi mặt soi gương chén rượu đầy Bốn mắt nhuộm chung màu lữ thứ [Giời mưa ở Huế]

Chị Trúc, «chị tôi buộc thắm giam hồng lênh đênh» [Một chiều say] không có thật. Chị Trúc, trong thơ Nguyễn Bính, là một sáng tạo thi ca. Ở đâu cũng có hồn chị Trúc. Chị Trúc không phải là người yêu. Chị là mẹ. Chị cũng là cha. Chị là cây trúc cho hồn thơ bám rễ leo lên. Chị là địa chỉ của nỗi nhớ ở người con mất mẹ từ ba tháng tuổi. Nhưng chị cũng là hiện thân nỗi cô đơn và chị còn là đối tác của cô đơn. Nguyễn Bính tạo ra chị Trúc, để biến những tâm sự độc thoại của mình thành đối thoại, tạo khoảng cách giữa nhà thơ và chị Trúc, giữa Huế và Bắc, giữa người trong ấm cúng và kẻ đi ngoài sương gió, để tưởng như có một người chờ mình ngoài Hà Nội, để mở ra một không gian lô-gíc nhớ, mà Xuân tha hương trở thành tâm thơ của tất cả những kẻ xa nhà khi Tết đến:

Tết này chưa chắc em về được Em gửi về đây một tấm lòng Ôi! Chị một em, em một chị Giời làm xa cách mấy con sông

Em đi giang giở đời sương gió Chị ở vuông tròn phận lãnh cung Chén rượu tha hương, trời: đắng lắm Trăm hờn nghìn giận suốt mùa đông Chiều nay ngồi ngắm hoàng hôn xuống Nhớ chị làm sao nhớ lạ lùng … Tết này chưa chắc em về được Em gửi về đây một tấm lòng Tết này, ô, thế mà vui chán Những một mình em uống rượu hồng [Xuân tha hương]

Trong «những một mình em uống rượu hồng» là niềm cô đơn chia hai, chia ba, chia bẩy, thành những một mình, tìm đến say như một cõi phúc, cô đơn và say hoà quyện nhau, tan trong nhau, thành chất lỏng:

Tôi rót hồn tôi xuống đã nhiều Hồn tôi còn được có bao nhiêu?

Những oan nghiệt trong một đời giao kết giữa say và nhớ trong thơ Nguyễn Bính, tạo nên một hồn thơ không hạnh phúc: Nợ tình trả hết, túng đừng vay [Giời mưa ở Huế].

Một hồn thơ trọn kiếp cô đơn: Đầu tôi lại gối cánh tay tôi [Oan nghiệt].

Một cô đơn tận cùng: Bàn tay lại nắm phải bàn tay.

Cũng hồn thơ ấy đã có lần: Uống say cười vỡ ba gian gác. Ném cái chung tình xuống đáy sông [Xuân tha hương],

Với bao nhiêu thất bại đắng cay: Sòng đời thua đến trắng hai tay [Hành phương Nam].

Nhưng có lúc vẫn sảng khoái, bất cần đời: Vẫn dám ăn tiêu cho đến hết. Ngày mai ra sao rồi sẽ hay [Hành phương Nam].

Một hồn thơ vừa phỉ phui nỗi nhớ, ném cái chung tình đi, nhưng đã trót:

Tôi vào sâu quá và xa quá Đường lụt sương mờ lụt lá rơi

Và cũng chính hồn thơ ấy, trong sâu thẳm của hồn mình, vừa muốn đẩy xa nổi nhớ, lại vừa sống vì nỗi nhớ. Tìm đến nỗi nhớ như một cứu cánh của cuộc đời, của tình yêu và nghệ thuật. *

Chúng tôi không thể kết thúc sự tìm hiểu thơ Nguyễn Bính mà không nhắc đến mối duyên của Nguyễn Bính với cách mạng. Ở Nguyễn Bính dường như đã có gì đoạn tuyệt với cách mạng, không chỉ ở thời điểm Nhân Văn, mà ngay từ trước 1954. Bài “Tỉnh giấc chiêm bao” có hai câu thơ đa nghiã:

Duyên nhau đã dựng Trường đình Mẹ em đã xé tan tành gối thêu…”

“Mẹ em” đây là ai? Có thể hiểu là người mẹ vợ trong Nam. Nhưng dường như không phải. Bởi Nguyễn Bính không đem vào thơ những chi tiết cá nhân như thế. Và trong bối cảnh bài thơ, mối duyên ở đây chỉ có thể là mối duyên với cách mạng. Bài thơ mở một dấu hỏi dài về cuộc nhân duyên của Nguyễn Bính với cách mạng, và không biết ai là người đã xé tan tành gối thêu? Khi đăng trên Giai Phẩm [và cả Trăm Hoa] thời ấy, lời thơ kín đáo, không ai để ý, nhưng ngày nay đọc lại, nó gói trọn bi kịch thầm kín của Nguyễn Bính và giải thích lý do, tại sao Nguyễn Bính trên toàn bộ Nhân Văn Giai Phẩm, chỉ có một bài thơ “hiền lành” như vậy mà bị lưu đầy.

Nếu trên mặt nổi, Nhân Văn Giai Phẩm có những bài thơ đấu tranh trực tiếp của Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Quán… thì trên mặt chìm có thơ Nguyễn Bính. Nguyễn Bính như người anh cả, trầm lặng hơn, đau thương thầm kín hơn, ghi lại nỗi đau của chính mình, trước thời cuộc, trong bài thơ, kín đáo, ít người hiểu ra tâm sự:

Chín năm đốt đuốc soi rừng Về đây ánh điện ngập ngừng bước chân Cửa xưa mành trúc còn ngăn Góc tường vẫn đọng trăng xuân thủa nào Làng xa bản nhỏ đèo cao Gió bay tà áo chiêm bao nửa chừng Anh về, luyến núi thương rừng Nhớ em, đêm sáng một vừng thủ đô

Bồi hồi chuyện cũ năm xưa Gặp nhau lần cuối… trang thư lệ nhoà Thư rằng: “Thôi nhé đôi ta Tình sao không phụ mà ra phụ tình Duyên nhau đã dựng Trường đình Mẹ em đã xé tan tành gối thêu…” [trích Tỉnh giấc chiêm bao, Giai Phẩm Mùa Thu, Tập I, tháng 8/1956].

Tỉnh giấc chiêm bao, nói lên sự từng trải và thâm thúy của một ngòi bút đàn anh, không sôi động, trực tiếp như Lê Đạt, Trần Dần, Nguyễn Bính ví cuộc đời chín năm cách mạng của mình như một cuộc tình ngang trái. Từ rừng sâu người kháng chiến trở về với thực tại:

Chín năm đốt đuốc soi rừng Về đây ánh điện ngập ngừng bước chân

Và nhớ:

Anh về, luyến núi thương rừng Nhớ em, đêm sáng một vừng thủ đô.

Nhưng quá khứ chỉ là giấc mộng, bởi mối tình đã vỡ:

Tình sao không phụ mà ra phụ tình Duyên nhau đã dựng Trường đình Mẹ em đã xé tan tành gối thêu…”

Đó là lần thứ nhất, Nguyễn Bính trải lòng nói về cách mạng.

Cuối tháng 12/1957, Nguyễn Bính làm xong một truyện dài bằng thơ 2000 câu, tựa đề Tiếng trống đêm xuân, toàn bài không biết phiêu bạt nơi đâu, may có một trích đoạn được in trên tuyển tập Nguyễn Bính [nxb Văn Học, 1986]. Và qua trích đoạn này, chúng ta có thể hiểu Nguyễn Bính đã thuật lại bi kịch Cách mạng và Nhân Văn dưới dạng hát chèo:

Hội làng đèn đuốc như sao Đêm chèo tiếng trống giáo đầu nổi lên Mặt hoa quạt bướm che nghiêng Bước ra cô nữ làm duyên đưa tình Cùng trong chiếc chiếu giữa đình Mà bao nhiêu cảnh nhiêu tình bày ra Đương ngục thất hoá vườn hoa Buồng the trướng gấm hoá ra chiến trường ….. Người xem khi giận khi thương Khi yêu khi ghét khi mừng khi vui Suy ra muôn việc ở đời Rõ ràng như tấm gương soi bóng lồng Giận thằng bán rượu Lý Thông Tham mồi phú quý cướp công bạn hiền Giận vua Trang dạ đảo điên Giết người nho sĩ, ép duyên má đào Ghét phường Lư Kỷ quyền cao Chẳng chăm việc nước, chỉ mưu hại người Ghét con mụ Tú già đời Buôn người trinh tiết kiếm lời mà ăn Khinh đồ mặt nhọ Sở Khanh Mảnh tiên Tích Việt chối quanh được nào Khinh tên bố vợ họ Hầu Hối hôn con gái ra màu bạc đen Thương nàng Thị Kính oan khiên Đã nương cửa Phật chưa yên tội đời Thương Kiều tài sắc vẹn đôi Chuộc cha mười mấy năm trời gian truân”.

Nhà thơ ghi lại những bộ mặt ái ố trên diễn đàn chính trị và văn học, như một vở tuồng chèo trên sân khấu. Nguyễn Bính trong màn kịch cuối cùng, vẫn giao lưu hai dòng thơ ngâm khúc và truyện nôm, vẫn dùng ngôn ngữ hàng ngày, cho nên ông đã tạo ra một địa bàn đời rất rộng, mà những nhà thơ đương thời, không mấy ai đạt được. Thơ Nguyễn Bính đi sâu vào sinh hoạt đời sống, vào phong tục của dân quê, đám cưới đám ma, rượu chè đình đám, vào những cuộc đi, vào địa hình sông núi. Cả đến những bức tranh thời sự, về thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm ông do tay ông vẽ lại, trong thơ. Nhưng, những gì Nguyễn Bính viết ra, không biết còn giữ lại được bao nhiêu, hay cũng đã ít nhiều bị xoá sổ?

Chủ Đề